Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu di dân ở tỉnh bình dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội (Trang 45)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.2. Các nhân tố kinh tế xã hội

2.2.2.1. Dân số - lao động

• Dân cư

Tính từ năm 1999 đến năm 2011, dân số Bình Dương có nhiều thay đổi. Theo số liệu TĐT 1999, dân số tỉnh Bình Dương có 716.661 người, năm 2009 là 1.481.550 và năm 2011 là 1.705.283 người. Trong 12 năm, dân số Bình Dương tăng thêm 988.622 người, tăng 2,38 lần và trung bình mỗi năm tăng 82.385 người.

Quy mô dân số của các thành phố, huyện, thị trong tỉnh có sự khác nhau. Quy mô lớn ở các huyện phía Nam, lớn nhất là thị xã Thuận An năm 2011 có 432.928 người (chiếm 25,4%), thị xã Dĩ An đứng thứ 2 với số dân là 337.941 người (chiếm 19,8%), tiếp đến là TP. Thủ Dầu Một có 252.817 người (chiếm 14,8%), huyện có dân số thấp nhất là huyện Phú Giáo có 89.793 người (chiếm 5,3%) (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Dân số chia theo đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương

Đơn vị hành chính

TĐT 1999 TĐT 2009 ĐTBĐDS 2011

Dân số

(người) % so với toàn tỉnh (người) Dân số % so với toàn tỉnh (người) Dân số % so với toàn tỉnh TP.TDM 143.083 20,0 222.845 15,0 252.817 14,8 H.Dầu Tiếng 83.561 11,7 103.421 7,0 114.893 6,7 H.Bến Cát 104.391 14,6 192.818 13,0 234.989 13,8 H.Phú Giáo 59.539 8,3 83.555 5,6 89.793 5,3 H.Tân Uyên 117.693 16,4 204.825 13,8 241.922 14,2 Tx.Dĩ An 96.112 13,4 298.515 20,2 337.941 19,8 Tx.Thuận An 112.282 15,7 375.571 25,4 432.928 25,4 Toàn tỉnh 716.661 100 1.481.550 100 1.705.283 100

Nguồn: Số liệu TĐT dân số và nhà ở 1/4/1999, 1/4/2009.

Số liệu Điều tra BĐDS và KHHGD thời điểm 1/4/2010, 1/4/2011.

Tỉnh Bình Dương có mật độ dân số trung bình 628 người/km2 nhưng phân bố rất không đồng đều giữa các huyện, thị. Sự chênh lệch về mật độ dân số giữa nơi cao nhất và thấp nhất lên tới 35 lần. Thị xã Dĩ An có mật độ dân số đông nhất tỉnh: 5.581 người/km2, cao gấp gần 8,9 lần mật độ dân số chung toàn tỉnh và gấp 35,1 lần so với huyện Dầu Tiếng (huyện có mật độ dân số thưa nhất). Tiếp theo là thị xã Thuận An: 5.125 người/km2

và TP. Thủ Dầu Một: 2.123 người/km2.

Nguyên nhân: Các thành phố, thị xã kinh tế đang ngày phát triển mạnh mẽ, là nơi tập trung đa số các trung tâm công nghiệp của tỉnh vì vậy thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh làm việc tại các thành phố, thị xã (mật độ dân số cao một phần do dân nhập cư nhiều). Còn ở các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, kinh tế chưa thực sự phát triển mạnh nên một bộ phận lao động di cư sang các thành phố, thị xã tìm việc làm, trong khi đó diện tích lại tương đối lớn nên mật độ dân số thấp hơn so với các thành phố, thị xã, huyện khác.

Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của Bình Dương giảm đáng kể (1,53% năm 1999 đến năm 2011 giảm còn 1,00%) nhưng số dân tăng hàng năm vẫn không giảm. Có thể nói dân số Bình Dương có sự biến động chủ yếu phụ thuộc vào gia tăng cơ học.

Bình Dương có kết cấu dân số thuộc loại trẻ. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của Bình Dương trong những năm gần đây giảm đáng kể và đạt chỉ số tương đối thấp nên cơ cấu dân số của tỉnh có phần “già đi”, được thể hiện qua tỉ lệ giữa các nhóm tuổi: So với năm 1999, tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động (0-14 tuổi) giảm nhiều (29,00% giảm còn

lên 75,06% năm 2011) và tỉ lệ người trên tuổi lao động (trên 60 tuổi) giảm dần (7,25% xuống còn 4,62% năm 2011). Với cơ cấu này cho thấy số người trong tuổi lao động của tỉnh cao hơn rất nhiều so với các tỉnh khác. Nguyên nhân do người nhập cư từ các tỉnh thành khác đến và lực lượng lao động dồi dào sẽ tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Tỉ lệ giới tính của tỉnh Bình Dương ngay từ khi tái lập tỉnh đến nay luôn có sự thay đổi theo thời gian và thấp hơn mức trung bình so với vùng ĐNB cũng như so với cả nước. Năm 1999 tỉ lệ giới tính của tỉnh Bình Dương là 93,6; vùng ĐNB là 96,6 và cả nước là 96,7. Năm 2009 tương ứng là 92,7 ; 95,3 và 98,1. Năm 2011 là: 92,6; 94,2 và 97,9. Số lượng nữ cao hơn nam trong dân số và tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn so với nam, nguyên nhân chủ yếu do các ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đa số là những ngành công nghiệp nhẹ nên có sức hút mạnh đối với lao động nữ.

• Lao động

Bình Dương là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động Bình Dương tăng lên đáng kể do gia tăng dân số cơ học và kết cấu dân số thuộc loại trẻ. Năm 1999, số người trong độ tuổi lao động của tỉnh là 371.496 người, chiếm 63,75% dân số; năm 2011 là 1.340.433 người, chiếm 75,06% dân số [12]. So với năm 1999, nguồn lao động tăng gấp 3,6 lần. Bình Dương là tỉnh có số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế chiếm tỉ lệ cao (trên 84%) và liên tục tăng nhanh: năm 1999, số lao động tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế là 333.664 người, đến năm 2009 là 970.511 người, năm 2011 là 1.103.695 người (đứng thứ 3 vùng ĐNB).

Về trình độ chuyên môn kĩ thuật, tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật của tỉnh có xu hướng tăng lên. Năm 2001, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh là 7,8%; năm 2009 là 10,4% (vùng ĐNB: 19,4%; cả nước: 14,9%) đến năm 2011 tăng lên 11,8%. Tuy nhiên, so với mức trung bình của vùng ĐNB và cả nước thì tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở Bình Dương còn thấp. Nguyên nhân do lao động nhập cư vào tỉnh chủ yếu là lao động phổ thông, hoạt động trong các ngành công nghiệp chế biến, may mặc, giày da…Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong điều kiện CNH - HĐH.

2.2.2.2. Sự phát triển kinh tế Bình Dương tạo lực hút đối với dân nhập cư

Trong những năm qua kinh tế của Bình Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 1999 GDP đạt 3.598 tỉ đồng đến năm 2011 GDP đạt 18.662 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh

tế bình quân 1999 – 2011 đạt 14,7%/năm đứng thứ 3 trong những tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và gấp 2 lần so với bình quân chung cả nước.

Năm 2011, cơ cấu ngành kinh tế như sau: Công nghiệp – xây dựng 62,2%; Dịch vụ 33,7%; Nông - lâm - thủy sản 4,1%. Trong đó, nổi bật nhất là ngành công nghiệp phát triển liên tục với nhịp độ cao, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh) năm 1999 đạt 6.513 tỉ đồng đến năm 2011 tăng lên 123.201 tỉ đồng.

Bình Dương thực hiện phát triển công nghiệp theo đúng định hướng, công nghiệp phát triển ổn định phía Nam và lan tỏa dần về phía Bắc. Tỉnh đã quy hoạch phát triển, mở rộng thêm một số KCN ở phía Bắc để chuẩn bị quỹ đất sạch phục vụ cho việc phát triển công nghiệp. Từ năm 2005, tỉnh đã phát triển thêm 13 KCN. Toàn tỉnh có 28 KCN với diện tích gần 9.000 ha, trong đó 24 khu đã đi vào hoạt động, tỉ lệ lấp đầy bình quân đạt 60% và 8 cụm công nghiệp tổng diện tích 593 ha. Điều đó đã tạo cho công nghiệp Bình Dương một động lực mới, thu hút nhiều dân nhập cư ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT-XH của tỉnh.

2.2.2.3. Khả năng sản xuất của nền kinh tế

• Thu hút đầu tư

Bình Dương là một trong những địa phương đi đầu trong thu hút vốn đầu tư phát triển. Năm 2011: Đầu tư nước ngoài chiếm 49,1%, ngoài nhà nước 39,1% và nhà nước 11,8%.

Đầu tư trong nước: thu hút vốn được 25.559 tỉ đồng; gồm 1.439 doanh nghiệp mới đăng kí kinh doanh, vốn 14.427 tỉ đồng và 479 doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn là 11.132 tỉ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 13.139 doanh nghiệp đăng kí kinh doanh với tổng vốn là 90.027 tỉ đồng.

Đầu tư nước ngoài: thu hút 841 triệu USD; gồm 81 dự án mới với tổng số vốn đăng kí là 477 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 238 triệu USD (các KCN chiếm 94%). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 2.221 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 14.876 triệu USD (các KCN có 1.125 dự án chiếm 55%, với số vốn 8.477 triệu đô la Mỹ chiếm 58%) [27].

Nguồn vốn đầu tư trong tỉnh tập trung vào mục tiêu phát triển các ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn trong tỉnh, đầu tư vào sự nghiệp phát triển con người - nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng. Đây là nhân tố tạo sức hút mạnh mẽ người nhập cư vào tỉnh Bình Dương.

Đây là nhân tố rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến di dân. Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.

+ Đường bộ: Trên địa bàn tỉnh hiện có 3.730 tuyến đường các loại với tổng chiều dài trên 5.000 km; trong đó, quốc lộ có 3 tuyến (quốc lộ 13, quốc lộ 1K và quốc lộ 1A) tổng chiều dài 68,85km. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường quốc lộ 13 – con đường chiến lược cực kì quan trọng xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế.

+ Đường sắt: Tuyến đường sắt quốc gia chạy qua thị xã Dĩ An khoảng 8km; trong đoạn này có 2 ga Sóng Thần và Dĩ An. Theo quy hoạch, tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh sẽ được phục hồi trong dự án “đường sắt xuyên Á”; hai ga này sẽ được mở rộng; đặc biệt là ga Sóng Thần sẽ là đầu mối vận chuyển hàng hoá quan trọng nhất phía Nam.

+ Đường thuỷ: Sông Đồng Nai và sông Sài Gòn là 2 tuyến đường thuỷ để vận chuyển vật tư nông sản, hàng hoá và hành khách. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh ĐBSCL.

Tóm lại, giao thông vận tải ở Bình Dương được đánh giá là địa phương có tốc độ phát triển nhanh so với cả nước; đặc biệt là hệ thống đường bộ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KCN, cụm công nghiệp, khu dân cư. Giao thông vận tải phát triển mạnh là một trong những nhân tố gia tăng dân nhập cư vào tỉnh.

- Điện

Hiện tại, mạng lưới truyền tải điện Bình Dương được cấp điện chủ yếu từ các nguồn điện quốc gia: Thủy điện Thác Mơ, Trị An. Trên địa bàn tỉnh có 4.531 trạm biến áp. Tuyến hạ thế: tổng chiều dài toàn tỉnh là 977,2km. Cuối năm 2003, tỉnh đã thực hiện xong chương trình xóa tất cả các ấp chưa có điện.

Bình Dương nhận điện từ các tỉnh lân cận để cung cấp cho sản xuất công nghiệp, phần còn lại cho công tác điện khí hóa nông thôn. Các đường dây 22KV được đưa đến tận các KCN Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Việt Hương, Bình Đường.

Nhìn chung, lượng nước ngầm và nước trên mặt tương đối phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tỉnh. Tuy nhiên hệ thống thoát nước chưa đảm bảo và chưa đồng bộ, nước thải chưa được xử lí tốt gây ô nhiễm môi trường.

- Thông tin liên lạc

Năm 2011 tỉnh đã có 1 bưu cục trung tâm, 10 bưu cục quận huyện và 36 bưu cục khu vực. Hầu hết các bưu cục được trang bị các thiết bị hiện đại, tự động hóa nhiều công đoạn. Thiết bị vô tuyến và hữu tuyến ngày càng gia tăng.

2.2.2.4. Đường lối, chủ trương, chính sách phát triển KT-XH đúng đắn của tỉnh Bình Dương ảnh hưởng rất lớn đến quá trình di dân

Nhờ thực hiện đường lối đổi mới KT-XH, sự nhạy bén với thị trường, năng động trong công tác và sự nắm bắt cơ hội của các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã tạo ra những thành quả cao, quyết định đến sự phát triển KT-XH, làm tăng quá trình di dân, đặc biệt là thu hút nhập cư vào tỉnh trong những năm qua.

Những chủ trương lớn đã được chỉ đạo thực hiện đúng đắn, kịp thời và có sự điều chỉnh, chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh qua các nhiệm kì. Cụ thể hóa những chủ trương của tỉnh bằng những chương trình hành động như:

Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2015, cũng như các quy hoạch ngành đến năm 2020 và xa hơn, phù hợp với tiến trình phát triển của thực tế. Hiện nay, tỉnh Bình Dương đã xây dựng quy hoạch phát triển nhiều ngành kinh tế quan trọng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025, 2030 như: quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng đến 2020, tầm nhìn đến 2025, quy hoạch phát triển đô thị đến 2020 và tầm nhìn đến 2030…

Nhiều chương trình phát triển quan trọng đã được xây dựng và thực hiện nghiêm túc qua nhiều thời kì kế tiếp nhau. Từ các chương trình mang tính chỉ đạo lâu dài, đã tiếp tục cụ thể hóa bằng các chương trình chỉ đạo phát triển từng ngành, từng lĩnh vực phát triển đúng hướng, như các chương trình phát triển 2011 - 2020; trong đó: Chương trình số 19-CTr/TU (tháng 7/2011) về phát triển đô thị giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020; số 20- CTr/TU (tháng 7/2011) về phát triển nguồn nhân lực giai đọan 2011 - 2020; số 21-Ctr/TU (tháng 7/2011) về phát triển dịch vụ chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến 2020; số 23-CTr/TU (tháng 8/2011) bảo vệ môi trường; số 27-CTr/TU về phát triển nhà ở xã hội; số 31-CTr/TU (tháng 10/2011) về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch; đầu tư, xây

Thực hiện nhất quán chủ trương mở cửa nền kinh tế với chính sách thông thoáng, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi. Phát huy mạnh mẽ các lợi thế so sánh, tiềm năng trong dân, các doanh nghiệp trong tỉnh, các nguồn lực ngoài tỉnh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Với cơ chế chính sách đầu tư mở cửa tạo động lực để phát triển, mở rộng các quan hệ kinh tế với bên ngoài từng bước hội nhập vào khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, phát triển công nghiệp gắn với đô thị và dịch vụ. Sự phát triển kinh tế Bình Dương làm tăng thêm sức hút đối với nguồn nhân lực từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác trong cả nước.

Chính sách tập trung và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, coi trọng giáo dục đào tạo để nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu phát triển. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng an ninh.

Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong tỉnh phát triển mạnh, tạo sự chuyển biến trong cơ cấu thành phần của nền kinh tế. Trong khi kinh tế nhà nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng trưởng khá thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng trưởng mạnh, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá nhanh. Năm 2011, tỉ trọng đóng góp trong GDP (theo giá so sánh) của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 18,83%; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 41,00% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 40,17%.

2.3. Tình hình di dân ở tỉnh Bình Dương 2.3.1. Sự biến động dân số tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu di dân ở tỉnh bình dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)