0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Các giải pháp vĩ mô nhằm giảm lực đẩy nơi xuất cư

Một phần của tài liệu DI DÂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 109 -109 )

6. Cấu trúc của đề tài

3.3.1. Các giải pháp vĩ mô nhằm giảm lực đẩy nơi xuất cư

Hiến pháp nước ta đã công nhận quyền tự do cư trú của công dân, Bộ luật lao động quy định người lao động có quyền tự do làm những công việc không bị pháp luật ngăn cấm nhưng phải quản lí được số người lao động không để họ tự phát, vô tổ chức. Vì vậy, Nhà nước cần phải có biện pháp cụ thể quản lí dân nhập cư theo hướng không cấm đoán song cần được quản lí và giúp đỡ người lao động, đồng thời tạo mối liên kết giữa các địa phương và có các chính sách ưu đãi nhằm giảm sự cách biệt về thu nhập và mức sống giữa các vùng, hạn chế di dân ở vùng nông thôn.

3.3.1.1. Thực hiện chính sách kiểm soát dân số và kế hoạch hóa gia đình

Các chính sách về di dân phải trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược dân số. Các chính sách về KT-XH thích ứng với quá trình di dân sẽ duy trì và phát triển lao động có trình độ, kĩ năng cho các vùng đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng, đồng thời giúp giảm tải cho các vùng có dân số quá lớn. Chăm sóc sức khỏe của lao động di dân cần được chú trọng, quan tâm nhiều hơn thông qua các chương trình, chính sách an sinh xã hội.

Có sự kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát và quản lí các luồng di dân. Cần tạo được mối liên kết giữa địa phương có dân nhập cư và địa phương nơi có dân xuất cư để đưa ra biện pháp đồng bộ trong việc quản lí các luồng di dân ở các địa phương nói riêng và trong cả nước nói chung [36].

3.3.1.2. Nhà nước cần sớm có pháp lệnh về di dân, đặc biệt là nhập cư

Cần mở rộng việc cấp sổ lao động và quy định tính pháp lí của sổ lao động trong việc di chuyển và quản lí lao động để công tác quản lí lao động nhập cư tại các địa phương được thuận lợi hơn [36]. Hoặc quy định về vấn đề lao động tự do di chuyển đến KCN, thành thị phải đảm bảo thủ tục tối thiểu là thẻ lao động.

Điển hình như Thành phố Đại Liên của Trung Quốc đã áp dụng thành công biện pháp quản lí dân cư bằng “lí lịch điện tử”, người lao động tự do được cấp thẻ lao động, mỗi thẻ được gắn chip và cơ quan công quyền dễ dàng kiểm tra thông tin bất cứ đâu. Nếu người lao động vi phạm luật của thành phố, mỗi lần vi phạm sẽ bị đục lỗ ở thẻ và nếu thẻ bị đục lỗ 5 lần thì họ sẽ không được làm việc ở thành phố nữa.

Hiện nay ở nước ta việc quản lí dân cư đang là thủ công, do đó chưa thể áp dụng kiểu quản lí này. Trong tương lai với sự phát triển của khoa học công nghệ, thì việc áp dụng quản

lí dân cư bằng thẻ lao động sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lí dân cư, đồng thời sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động nhập cư.

3.3.1.3. Phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn

Quá trình phát triển kinh tế và ĐTH đã tạo ra các dòng di dân chủ yếu từ nông thôn vào các KCN tỉnh Bình Dương để tìm kiếm việc làm. Trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế, dân số tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn trong khi tăng trưởng kinh tế diễn ra chủ yếu ở những địa bàn đô thị và các tỉnh có sự phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ. Bình Dương là tỉnh tiếp nhận số lượng di dân lớn từ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Do vậy, việc phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn, ngoại tỉnh không chỉ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân mà còn có ý nghĩa hạn chế di dân ở vùng nông thôn.

Phát triển kinh tế thông qua các hình thức:

+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các tỉnh: Hình thành các nhà máy, cơ sở công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các khu sản xuất nông nghiệp sạch chất lượng cao, phát triển sản xuất hàng hóa, đa dạng ngành nghề ở các tỉnh lân cận và vùng nông thôn. Xây dựng các trường học, bệnh viện, hệ thống điện nước…Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội cung cấp nhiều hơn các dịch vụ cho các tỉnh. Nhằm thúc đẩy sự phát triển cho các tỉnh, nhất là ở các vùng nông thôn. Điều kiện sống tốt lại dễ dàng tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập, đáp ứng dịch vụ cho người dân sẽ hạn chế di dân.

+ Xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới: Đưa ra các chính sách hỗ trợ người nghèo, như hỗ trợ vốn, tạo điều kiện cho họ có thể tìm kiếm công ăn việc làm. Ở các tỉnh kết hợp mở các khu công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc xây dựng nông thôn mới.

+ Xây dựng các cơ sở đào tạo lao động kĩ thuật, giới thiệu việc làm và tạo việc làm cho người lao động ngay tại quê hương: Người di dân phần lớn là để tìm kiếm việc làm, để có một công việc tốt hơn và thu nhập cao hơn. Do vậy, giải quyết được vấn đề phát triển kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo tại các vùng xuất cư sẽ góp phần đáng kể “giữ chân” người dân ở lại xây dựng quê hương, qua đó sẽ giảm bớt một lượng lớn người di dân vào tỉnh như hiện nay. Vì vậy, cần tạo công ăn việc làm cho người dân ngay tại quê hương của họ. Trong vấn đề này, quan tâm và hỗ trợ đầu tư của Trung ương sẽ góp vai trò quan trọng.

Đa số người lao động ở các vùng nông thôn có trình độ còn thấp, chưa tiếp xúc nhiều với máy móc kĩ thuật. Do vậy cần xây dựng các cơ sở để đào tạo lao động kĩ thuật, giới thiệu việc làm và tạo việc làm cho người dân đặc biệt là thanh niên những chủ nhân tương lai của

đất nước. Như vậy, những người có trình độ có thể làm việc ngay trên quê hương mà không phải di chuyển, đồng thời có việc làm tốt hơn.

Không chỉ làm nông nghiệp, người dân còn tham gia vào các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, vấn đề việc làm được giải quyết đáng kể. Nhờ vậy thu nhập ngày càng tăng cao, đời sống được cải thiện hơn, góp phần phát triển kinh tế.

+ Nhà nước cần đầu tư cho các tỉnh để phát triển kinh tế: nhất là cho các khu vực nông thôn, đồng thời chính quyền địa phương cần có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển thế mạnh của từng địa phương như phát triển các làng nghề truyền thống, các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…từ đó tạo ra mức sống không quá chênh lệch giữa các tỉnh thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh hợp lí các dòng di dân, hạn chế di dân ồ ạt ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi lực lượng lao động giữa các tỉnh và giữa các khu vực sản xuất, giữa các ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu DI DÂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 109 -109 )

×