0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Định hướng chung

Một phần của tài liệu DI DÂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 101 -101 )

6. Cấu trúc của đề tài

3.1.2. Định hướng chung

Dựa trên các cơ sở định hướng được trình bày phần 3.1.1 cho thấy: trước hiện trạng dư thừa về lao động giản đơn, đặc biệt là lao động chưa qua đào tạo tham gia hoạt động trong các ngành sản xuất đã tạo nên sức ép không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển KT- XH của tỉnh, nguyên nhân do hiện tượng di dân tự do vào tỉnh diễn ra ồ ạt trong những năm qua. Theo định hướng phát triển đô thị của tỉnh, sẽ hạn chế mức tăng dân số không quá 4,8%/năm (2012 – 2015); 4,1%/năm (2016 – 2020) và 3,7%/năm (2021 – 2025). Trong đó, tiếp tục duy trì tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức 1,00% thì tỉ lệ gia tăng dân số cơ giới sẽ là 3,8% (2012 – 2015); 3,1%/năm (2016 – 2020) và 2,7%/năm (2021 – 2025). Qua đó, trong những năm tới tỉnh sẽ đưa ra những chính sách mới bổ sung, điều chỉnh phát triển KT-XH phù hợp với bối cảnh và nhiệm vụ mới, đồng thời quản lí di dân theo hướng hạn chế nhập cư lao động giản đơn và khuyến khích lao động nhập cư có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

3.1.2.1. Định hướng di dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Các chính sách di dân phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh ở từng giai đoạn. Cơ cấu kinh tế Bình Dươngchuyển dịch mạnh hơn theo hướng nâng cao tỉ trọng các ngành dịch vụ cân bằng với tỉ trọng các ngành công nghiệp, tương ứng là: dịch vụ: 49,0%; công nghiệp - xây dựng: 49,03% và nông - lâm - thủy sản: 1,97% đến năm 2025. Sự phát triển các ngành dịch vụ trong những năm tới sẽ biểu hiện trình độ phát triển của nền

kinh tế đô thị, khi các ngành công nghiệp đô thị ngày càng phát triển thì các nhu cầu dịch vụ càng cao. Cho nên trong những năm tới tỉnh Bình Dương sẽ hạn chế thu hút lao động phổ thông, tăng cường thu hút số lượng lớn lao động nhập cư có trình độ khoa học kĩ thuật cao.

Phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân đầu người đạt 132,7 triệu đồng/người (tương đương 5.769USD/người) giai đoạn 2016 – 2020 và đạt 324,3 triệu đồng/người (tương đương 14.000USD/ng) giai đoạn 2021 - 2025. Với định hướng phát triển như trên, sự chênh lệch mức thu nhập bình quân đầu người giữa tỉnh Bình Dương với các tỉnh sẽ còn rất lớn. Vì vậy, Bình Dương là địa bàn ngày càng hấp dẫn hơn, thu hút người lao động nhập cư ngày càng lớn.

3.1.2.2. Định hướng di dân và sự phát triển đô thị Bình Dương

Xây dựng đô thị Bình Dương trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, quốc phòng - an ninh, là một cực phát triển mạnh có sức lan tỏa lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với mô hình kinh tế công nghiệp - dịch vụ thương mại, du lịch vào năm 2015 và trở thành trung tâm dịch vụ công nghiệp công nghệ cao, sạch, du lịch sinh thái đa dạng, có sức hấp dẫn con người đến sinh sống, làm việc, xây dựng đô thị Bình Dương ngày càng văn minh hiện đại ngang tầm khu vực.

Mật độ dân số toàn tỉnh dự báo sẽ tăng từ 628 người/km2 (năm 2011) lên 928 người/km2 (năm 2020). Xu hướng chung của tỉnh là phát triển đồng đều hệ thống các đô thị trên khắp lãnh thổ nhằm mục đích phân bố lại dân cư, tránh tình trạng phân bố không đồng đều như hiện nay. Dân cư tỉnh Bình Dương được phân bố lại cùng xu hướng phát triển kinh tế theo lãnh thổ.

Quá trình ĐTH diễn ra nhanh chóng, sẽ giảm mạnh dân số nông thôn đến năm 2025. Đến năm 2020, dân số đô thị có khoảng 2,0 triệu người; tỉ lệ dân số đô thị chiếm 80,0% tổng dân số, cao hơn trung bình vùng ĐNB ( 75,0%). Đến năm 2025, dân số đô thị có khoảng 2,5 triệu người, chiếm 83,3% tổng dân số toàn tỉnh.

Mục tiêu chung là bảo đảm đô thị phải đi đầu trong quá trình phát triển để đô thị thực sự là địa bàn quan trọng nhất, có động lực to lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH cho các vùng khác. Do đó, phát triển đô thị Bình Dương sẽ theo 3 khu vực đô thị: Đô thị trung tâm (TP. Thủ Dầu Một, đô thị Nam Tân Uyên, Nam Bến Cát); Đô

thị phía Nam (TX. Thuận An, TX. Dĩ An) và đô thị phía Bắc (Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên).

Khu vực Đô thị trung tâm: gồm một chùm đô thị; trong đó có một đô thị trung tâm là Khu Liên hợp đô thị mới – TP. Thủ Dầu Một và các đô thị vệ tinh: Thuận An, Dĩ An, Nam Bến Cát, Nam Tân Uyên, Bắc Tân Uyên. Xây dựng khu đô thị mới Hòa Phú là trung tâm hành chính của tỉnh.

Đô thị trung tâm: Khu Liên hiệp đô thị mới – TP. Thủ Dầu Một có diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 7.747 ha. Tổng dân số khoảng 600 nghìn người. Mô hình đô thị sẽ là đa trung tâm, có các trung tâm: Phú Tân, Phú cường, Phú Lợi, Tân Định. Đây là trung tâm đô thị hiện đại, văn minh, sinh thái kiểu mẫu, đạt tiêu chuẩn loại I vào năm 2020, có vai trò quan trọng trong đóng góp tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học kĩ thuật, giáo dục và đào tạo và du lịch, dịch vụ cao; là trung tâm chính trị, hành chính của Bình Dương.

Đô thị Nam Bến Cát mở rộng: có chức năng chính: dịch vụ, công nghiệp; là một đô thị liên kết, phát triển đô thị hiện đại gắn với cảnh quan thiên nhiên sông Sài Gòn, sông Thị Tính, di tích lịch sử địa đạo tam giác sắt (An Tây, Phú An); quy mô diện tích xây dựng đô thị khoảng 5.600 ha, dân số khoảng 425 nghìn người.

Đô thị Nam Tân Uyên: có chức năng là đô thị công nghiệp; dịch vụ thương mại - công nghiệp và nông nghiệp sinh thái, là một trong những động lực phát triển quan trọng; quy mô diện tích 4.900 ha, dân số khoảng 456 nghìn người.

Đô thị Dĩ An: có chức năng là đô thị trung tâm dịch vụ đào tạo đại học, vận tải, công nghiệp công nghệ cao; dịch vụ văn hóa, thể thao; quy mô diện tích đất xây dựng 5.385 ha, dân số khoảng 600 nghìn người.

Đô thị Thuận An: có chức năng đô thị nghiên cứu phát triển công nghiệp và trung tâm dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, dịch vụ du lịch ở phía Nam Bình Dương, dịch vụ thương mại, nhà ở; quy mô đất xây dựng khoảng 5.380 ha, dân số khoảng 500 nghìn người.

Đô thị Bàu Bàng: là trung tâm dịch vụ công nghiệp, nông nghiệp; có quy mô diện tích xây dựng 5.440 ha, dân số khoảng 240 nghìn người.

Đô thị Dầu Tiếng: là trung tâm dịch vụ nông nghiệp và du lịch sinh thái, quy mô diện tích xây dựng 552 ha, dân số khoảng 75 nghìn người.

Đô thị Phước Vĩnh: là trung tâm hành chính của Phú Giáo; trung tâm dịch vụ công nghiệp phụ trợ, thương mại, du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử…quy mô diện tích xây dựng 2.000 ha, dân số khoảng 105 nghìn người.

Đến năm 2020: tỉnh Bình Dương gồm có 10 đơn vị hành chính thuộc tỉnh (1 thành phố, 5 thị xã, 4 huyện). Gồm 113 xã, phường, thị trấn (40 xã, 60 phường, 13 thị trấn). Giảm 35 xã, tăng 54 phường, tăng 5 thị trấn so với hiện trạng.

Bảng 3.2. Đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương phân theo các địa phương đến năm 2020 STT Thành phố, huyện, thị Số đơn vị hành chính Trong đó Ghi chú Phường Thị trấn

1 TP. Thủ Dầu Một 9 9 Đô thị loại I 2 Thị xã (mới) 9 9 Đô thị loại III 3 Thị xã Dĩ An 9 9 Đô thị loại III 4 Thị xã Thuận An 10 10 Đô thị loại III 5 Thị xã Nam Bến Cát 13 13 Đô thị loại III 6 Thị xã Nam Tân Uyên 10 10 Đô thị loại III 7 Huyện Bắc Bến Cát 10 7 3 8 Huyện Bắc Tân Uyên 12 10 2 9 Huyện Dầu Tiếng 17 13 4 10 Huyện Phú Giáo 14 10 4

Toàn tỉnh 113 40 60 13

BẢN ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Tỉ lệ 1: 25.000

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ VÀ MỐI LIÊN HỆ VÙNG

3.1.2.3. Định hướng di dân và sử dụng lao động

Trong những năm qua, KT-XH Bình Dương phát triển mạnh, hình thành và hoạt động các KCN ngày càng nhiều; đô thị phát triển nhanh, lao động tăng rất nhanh. Từ nay đến 2025, nhu cầu lao động ở Bình Dương vẫn tăng cao, do đô thị phát triển mạnh hơn; đặc biệt là khi Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước (đến năm 2020) thì sức thu hút lao động vẫn gia tăng.

Tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội theo ngành sẽ có sự thay đổi quan trọng. Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo, cơ cấu sử dụng lao động của tỉnh sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tăng lao động dịch vụ, lao động công nghiệp giảm dần và ổn định.

Tỉ lệ lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đến 2015 chiếm 62,7% dân số, tương ứng khoảng 1,28 triệu người. Đến năm 2020, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có khoảng 1,54 triệu người. Dự báo đến năm 2025, có khoảng 1,91 triệu người. Trong đó, lao động đang làm việc trong khu vực dịch vụ có xu hướng tăng lên nhanh; lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và nông – lâm – thủy sản có xu hướng giảm dần.

Bảng 3.3. Dự báo cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của tỉnh Bình Dương đến năm 2025

2015 2020 2025

Số người trong độ tuổi lao động (người) 1.668.470 2.011.427 2.515.028

Lao động đang làm việc trong các

ngành kinh tế (người) 1.281.540 1.541.498 1.912.000

Tỉ trọng (%) 100 100 100

Khu vực nông - lâm - thủy sản 10,0 8,0 6,4

Khu vực công nghiệp - xây dựng 63,0 56,9 54,4

Khu vực dịch vụ 27,0 35,1 39,2

Nguồn: Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương đến 2025_ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương- Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam.

Một phần của tài liệu DI DÂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 101 -101 )

×