Lí thuyết cấu trúc của Lee

Một phần của tài liệu di dân ở tỉnh bình dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội (Trang 27)

6. Cấu trúc của đề tài

1.3.2. Lí thuyết cấu trúc của Lee

Lee (1966) tổng kết hai nhóm yếu tố quyết định việc di dân của người dân từ nông thôn ra thành thị:

1) Nhóm yếu tố tiêu cực - nghèo đói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất, mức sống thấp ở quê nhà;

2) Nhóm yếu tố tích cực - sự thịnh vượng, cơ hội, công việc làm ăn, mức sống cao ở nơi đến…

Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tiêu cực tác động mạnh hơn buộc người ta phải rời nơi sinh sống của mình còn các yếu tố tích cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến.

Tác giả cũng đã khái quát hai tính chất cơ bản của di dân như sau:

• Một là, di dân mang tính chất chọn lọc (không phải mọi người đều di dân, mà chỉ một bộ phận "chọn lọc" trong dân số di dân mà thôi).

• Hai là, mỗi thời kì của chu kì cuộc sống con người có các thiên hướng di dân khác nhau, chẳng hạn thanh niên khi trưởng thành có nhu cầu, mong muốn cơ hội học tập cao hơn, có việc làm tốt hơn, thăng tiến trong sự nghiệp và xây dựng gia đình.

Mitchell (1985) nhấn mạnh nhận thức tầm quan trọng của cơ chế di dân. Điều này rất hữu ích trong việc lí giải nguyên nhân vì sao một số người ra đi và những người khác vẫn ở lại, dù đó là mỗi cá nhân hay cộng đồng. Các yếu tố quyết định đến quyết định di chuyển bao gồm:

• Các yếu tố mang tính cơ học như: khí hậu hay năng suất của đất đai.

• Các yếu tố kinh tế như sự giàu có (hay nghèo khó) tương đối hay cơ hội về việc làm.

• Các yếu tố xã hội cản trở họ ra đi hay thúc đẩy họ ra đi.

• Các yếu tố chính trị như vấn đề luật pháp khuyến khích hoặc bắt buộc họ phải di chuyển đến một vùng nhất định hay bất cứ đâu.

Mitchell cũng khẳng định sự quyết định ra đi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như các đặc trưng về dân số (tuổi, giới tính, vai trò của cá nhân trong gia đình và xã hội); trình độ học vấn và tay nghề giúp họ có thể tham gia vào cộng đồng, người thân bạn bè nơi đến cũng ảnh hưởng đến khả năng di dân. Cuối cùng sự quyết định ra đi phụ thuộc tổng hợp vào những yếu tố trên [17].

Một phần của tài liệu di dân ở tỉnh bình dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)