6. Cấu trúc của đề tài
3.3.2. Các giải pháp vi mô nhằm thu hút, nâng cao chất lượng và sử dụng nguồn lao
lao động di dân ở tỉnh Bình Dương phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH
Tăng cường nghiên cứu đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di dân của người di cư, trên cơ sở đó chú trọng đến việc khai thác những thế mạnh các nhân tố có nhiều lợi thế của tỉnh và các huyện, thị nhằm thu hút, sử dụng và phân bố lao động phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH.
3.3.2.1. Xây dựng chính sách giáo dục – đào tạo hợp lí, phát triển nhân lực
Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục – đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, đào tạo những ngành nghề mà xã hội, tỉnh đang có nhu cầu cao. Phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí nói chung và trình độ người lao động nói riêng phải được coi là giải pháp cơ bản và lâu dài.
Để đáp ứng nhu cầu lao động có nghề phù hợp với công nghệ sản xuất của một số ngành nghề đang thu hút nhiều lao động ở các KCN (dệt may, da giày, lắp ráp điện, điện tử, vận hành máy, hoá dầu...) tỉnh cần có chính sách nhằm thu hút đào tạo nghề theo hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài, cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài mở cơ sở dạy nghề trong các KCN hoặc tự tổ chức dạy nghề ngắn hạn...trong nhà máy theo nhiều hình thức; quan tâm đến hình thức vừa học, vừa làm… Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể phối hợp hoặc tự mình mở các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo nghề hoặc chuyển giao công nghệ đào tạo.
Là một tỉnh phát triển rất năng động thuộc vùng ĐNB và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kế cận TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều lợi thế, nhưng có những cạnh tranh. Bình Dương cần chú trọng đến đào tạo lao động cho các ngành dịch vụ cao cấp trong dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, dịch vụ nhà ở và quản lí đô thị…
Đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức ngoại ngữ, quan hệ giao tiếp…nhằm thay đổi tư duy kinh tế cho người sử dụng lao động cũng như người lao động tìm được tiếng nói chung và cùng nhau hợp tác mang lại hiệu quả KT-XH.
3.3.2.2. Phát triển kinh tế - xã hội và tăng khả năng sử dụng lao động + Xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí
Để đảm bảo cho phát triển ổn định, bền vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút lao động nhập cư, giải quyết việc làm tỉnh cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn tới đa dạng hóa các loại hình việc làm, vừa tạo nhiều chỗ làm việc vừa giúp cho lực lượng lao động Bình Dương đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH.
Trong nông nghiệp
Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông thôn và phát triển các ngành công nghiệp chế biến, các làng nghề thủ công truyền thống, làng nghề sinh vật cảnh và dịch vụ ở nông thôn. Từ đó chuyển dần lực lượng lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển và tạo thị trường mới tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp, góp phần mở rộng các loại hình việc làm.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước…) đang là yêu cầu cấp bách nhằm phát triển nông thôn. Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến đầu tư nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động nông thôn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
Xây dựng các cơ sở khoa học kĩ thuật (trạm trại, thực nghiệm, giống, thú y, kĩ thuật canh tác…) ở từng huyện nhằm nâng cao năng suất, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Trong công nghiệp
Tập trung đầu tư đổi mới công nghiệp, nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp hiện có. Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế, ưu tiên những dự án sử dụng nhiều lao động. Đa dạng hóa các hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài. Đảm bảo tính thống nhất, ổn định, minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đổi mới phương thức quản lí nhà nước và cải tiến mạnh
mẽ thủ tục đầu tư, thực hiện đúng các quy định của Luật đầu tư và phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của tỉnh. Đồng thời, có cơ chế quản lí phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Trong ngành thương mại và dịch vụ
Các ngành dịch vụ phát triển theo hướng đa dạng các thành phần kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Tỉnh đang triển khai xây dựng hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị quy mô lớn đến năm 2025.
Đẩy mạnh phát triển hơn nữa ngành du lịch của tỉnh, một mặt nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh du lịch của tỉnh, mặt khác tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
+ Khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất công nghiệp, dịch vụ
Tỉnh Bình Dương hiện có 36 KCN và cụm công nghiệp thu hút trên 700.000 lao động, dự kiến sẽ thu hút trên 1 triệu lao động vào năm 2020. Đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển KT-XH của tỉnh. Trong thời gian tới lợi thế này cần tiếp tục được phát huy. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn theo quy mô lớn, ổn định. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ phục vụ cho nhu cầu sơ chế tại chỗ nhằm cung cấp nguyên liệu có chất lượng cho công nghiệp chế biến tập trung. Có chính sách khen thưởng hợp lí đối với các doanh nghiệp thu hút được lao động và đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động.
+ Phát triển đô thị và phân bố dân cư hợp lí: Cần phải có chiến lược quy hoạch mở rộng tỉnh Bình Dương, phát triển đô thị Bình Dương theo 3 khu vực đô thị: Đô thị trung tâm (TP. Thủ Dầu Một, đô thị Nam Tân Uyên, Nam Bến Cát); Đô thị phía Nam (Tx. Thuận An, Tx. Dĩ An) và Đô thị phía Bắc (Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên). Khu vực Đô thị trung tâm: gồm một chùm đô thị; trong đó có một đô thị trung tâm là Khu Liên hợp đô thị mới – TP. Thủ Dầu Một và các đô thị vệ tinh: Thuận An, Dĩ An, Nam Bến Cát, Nam Tân Uyên, Bắc Tân Uyên.
Tăng cường phát triển hệ thống đô thị đồng bộ kết hợp giữa hệ thống đô thị trung tâm với hệ thống đô thị vệ tinh vàphân bố dân cư hợp lí giữa các đô thị. Việc phát triển hệ thống đô thị vệ tinh sẽ giảm bớt sự dồn nén dân cư vào các đô thị trung tâm, sẽ khó kiểm duyệt xã hội và mất cân đối các điều kiện dịch vụ đời sống cũng như tạo việc làm. Đồng thời giảm bớt sự chênh lệch giữa các huyện, thị và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho khu vực còn chậm phát triển về công nghiệp như huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng, từ đó hạn chế di dân khỏi tỉnh.
+ Nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động
Tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động nhập cư như: nơi ăn ở, điện, nước, tạo sân chơi và giải trí lành mạnh cho người lao động…đặc biệt là vấn đề nhà ở. Các xí nghiệp, các cấp có thẩm quyền cần quy hoạch xây dựng nhà trọ, nhà cho thuê cho người di dân. Nhà thuê phải đảm bảo về sinh môi trường và các tiện nghi sinh hoạt tối thiểu. Các chủ thuê mướn lao động phải mua các loại phí bảo hiểm cho người lao động để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người nhập cư. Đó cũng là một khâu quan trọng nhằm giữ chân người lao động và quản lí tốt nhân khẩu, hộ khẩu nhập cư. Đồng thời tiến tới việc sử dụng hợp lí nguồn lao động nhập cư, từng bước nâng cao đời sống và tinh thần của người nhập cư.
+ Tăng cường các chính sách xã hội
Tăng cường thực hiện các chính sách cho người lao động như: hỗ trợ việc làm, bảo hiểm y tế, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ thất nghiệp…Điển hình như bảo quỹ hiểm thất nghiệp được sử dụng để chi trả trợ cấp cho người thất nghiệp theo mức đóng góp của người tham gia, chi cho việc đào tạo và đào tạo lại người lao động, hỗ trợ cho doanh nghiệp nhận người thất nghiệp vào làm việc và chi cho công tác quản lí.
Việc thực hiện các chính sách này rất cần thiết đối với người di dân tự do, giúp cho người lao động có điều kiện thực hiện các quyền cơ bản của công dân, tạo điều kiện cho họ tham gia tốt hơn vào thị trường lao động.
3.3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền thu hút lao động + Xây dựng hệ thống thông tin lao động
Tỉnh cần xây dựng một hệ thống thông tin lao động và thị trường lao động, nhằm đảm bảo cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời và có đô tin cậy về nhu cầu sử dụng lao động. Thành lập và phát huy vai trò của các trung tâm hỗ trợ việc làm cho người di dân. Đây là một giải pháp nhằm tạo điều kiện giúp người di dân tìm kiếm việc làm, đồng thời nhằm tăng cường quản lí người di dân vào làm việc tại Bình Dương. Đây có thể là những tổ chức tư vấn về việc làm nhằm hướng họ vào những ngành nghề phù hợp với năng lực của họ. Đồng thời, từng bước hình thành nên thị trường lao động có thể quản lí được, giúp nhà quản lí thực hiện tốt chức năng của mình.
Thông tin về thị trường lao động được cung cấp từ hệ thống là cơ sở thực tiễn để hoạch định chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường lao động phát triển đúng hướng góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tiến bộ hơn. Các nguồn thông tin này chỉ có được nếu có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan quản lí và doanh nghiệp sử dụng lao động. Cần dự báo nhu cầu về nguồn lao động cho công nhân.
+ Xây dựng sàn giao dịch việc làm
Xây dựng sàn giao dịch việc làm và đưa sàn giao dịch vào hoạt động, tỉnh cần phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng và sự hỗ trợ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm của Trung ương, bố trí mặt bằng xây dựng, tổ chức biên chế hoạt động cấp kinh phí hoạt động, tốt nhất là giao cho trung tâm hỗ trợ việc làm của tỉnh quản lí để thuận tiện hoạt động cũng như vận dụng những cơ sở vật chất hiện có. Để có những thông tin về lao động và thị trường lao động thật nhiều, đa dạng và hữu ích, cần duy trì hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp, thị trường lao động, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người lao động cũng như các doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động. Bên cạnh đó, tỉnh cần có nhiều chính sách thu hút lao động từ các tỉnh khác.
+ Xây dựng chính sách thu hút nhân tài
Các chính sách thu hút nhân tài nhập cư vào tỉnh trong thời gian tới cần tập trung theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích cho người có trình độ kĩ thuật cao và các nhà đầu tư đến tỉnh định cư. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút “chất xám”, “chiêu hiền đãi sĩ” bằng cách dành những ưu đãi thích hợp về chế độ nhà ở, tuyển dụng và các chính sách khác về lương, phụ cấp, tạo điều kiện việc làm thoải mái để thu hút nhân tài trong và ngoài nước ở các lĩnh vực phù hợp đến phục vụ tại tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng có chính sách khuyến khích lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kĩ thuật đến vùng sâu công tác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo thêm thu nhập.
+ Hoàn thiện tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ quản lí về lao động
Hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí ở các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác quản lí lao động ở tỉnh Bình Dương.
Sắp xếp lại hệ thống các cơ quan làm công tác quản lí lao động với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Tăng cường về cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí lao động ở các huyện, thị và thành phố nhất là ở cấp cơ sở. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lí lao động. Đánh giá, chọn lọc lại cán bộ quản lí nhà nước về lao động việc làm. Đảm bảo bố trí cán bộ quản lí lao động việc làm phải có trình độ trung cấp trở lên.
3.3.2.4. Hoàn thiện chính sách quản lí nhân khẩu, hộ khẩu
Phần lớn dân nhập cư vào tỉnh Bình Dương là di dân tự do theo diện đăng kí tạm trú, nhân khẩu lưu trú, nhân khẩu tạm vắng. Dân nhập cư chủ yếu làm công nhân trong các KCN, thu nhập thấp. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận dân nhập cư làm các công việc phi chính thức khác, không đăng kí tạm trú đã gây khó khăn cho công tác quản lí của các cấp chính quyền địa phương.
Do đó, để thực hiện tốt hơn công tác quản lí nhân khẩu, hộ khẩu, đòi hỏi các cấp chính quyền trong thời gian tới cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau tăng cường kiểm tra hộ khẩu, rà soát kĩ lưỡng tình hình đăng kí tạm trú, nhân khẩu lưu trú, nhân khẩu tạm vắng của người nhập cư [36]. Cấp giấy tạm thời cho người không có giấy tờ tùy thân sau khi xác minh rõ nhân thân của họ để có cơ sở quản lí hành chính. Đăng kí tạm trú dài hạn cho các hộ nhập cư, cấp sổ đăng kí tạm trú có thời hạn. Thường xuyên kiểm tra và xử lí những trường hợp không đăng kí tạm trú.
3.3.2.5. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng, xây dựng nếp sống văn minh đô thị
Cần phải có các chương trình tuyên truyền nếp sống văn minh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng được phổ biến rộng rãi hơn. Tránh gây ô nhiễm môi trường, ngăn chặn dịch bệnh…Bên cạnh đó cũng cần có những chế tài, những hình thức xử phạt hành chính để nhắc nhở người dân, qua đó để xây dựng nếp sống văn minh đô thị ngày một tốt hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Bài toán dân số là một bài toán nan giải. Di dân từ các khu vực nông thôn lên các đô thị, các tỉnh thành có kinh tế phát triển không phải là mối đe dọa cho đô thị mà là một phần tất yếu trong quá trình phát triển KT-XH. Hiện tượng di dân đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa của tỉnh. Di dân đã và sẽ còn là một quá trình tất yếu đối với sự phát triển KT- XH, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ĐTH. Khi còn sự khác biệt về kinh tế thì còn hiện tượng di dân, vì vậy ngoài việc nâng cao chất lượng dân số ở tỉnh Bình Dương thì cũng phải song hành với nó là phát triển kinh tế nông thôn, tạo ra nông thôn mới.
Đề tài luận văn nghiên cứu di dân ở tỉnh Bình Dương phân tích thực trạng di dân và đánh giá ảnh hưởng của quá trình di dân, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm điều tiết số lượng, chất lượng dân nhập cư để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương trong