6. Cấu trúc của đề tài
2.3.4. Hiện trạng xuất cư từ tỉnh Bình Dương đi các tỉnh thành khác
Trong những năm gần đây, cùng với tình hình nhập cư với số lượng lớn vào tỉnh thì hiện tượng xuất cư từ tỉnh Bình Dương và các tỉnh trong vùng ĐNB đi các tỉnh, thành phố khác cũng có xu hướng tăng nhanh hơn so với những năm trước (xem Bảng 2.18).
Bảng 2.18.Số người và tỉ suất xuất cư tỉnh Bình Dương và các tỉnh trong vùng ĐNB
Tỉnh Phước Bình Ninh Tây
Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu HCM TP. Toàn vùng
người Tỉ suất(‰) 26,7 24,9 35,2 51,7 39,0 20,9 33,0 Tỉ lệ (%) 5,5 7,9 8,3 33,3 10,0 34,9 100 2004 –2009 Số người 36.556 36.231 34.732 85.626 37.429 137.031 367.605 Tỉ suất(‰) 46,6 36,9 25,4 37,0 41,2 20,8 34,8 Tỉ lệ (%) 9,9 9,9 9,4 23,3 10,2 37,3 100 2009 –2011 Số người 62.519 52.003 96.141 137.569 57.410 297.194 702.836 Tỉ suất(‰) 75,6 52,0 61,4 56,9 60,6 42,1 50,9 Tỉ lệ (%) 8,9 7,4 13,6 19,6 8,2 42,3 100
Nguồn: Tính toán từ Số liệu TĐT dân số và nhà ở 1/4/1999,1/4/2009, Số liệu ĐTBĐDS và KHHGD thời điểm 1/4/2010,1/4/2011, [36].
Số người xuất cư từ Bình Dương tuy không lớn so với số người nhập cư đến có 96.141 người xuất cư so với 751.852 người nhập cư vào tỉnh, số người xuất cư khỏi Bình Dương đi các tỉnh thành khác chỉ chiếm 14,6% tổng số di dân thuần ở Bình Dương (2009 – 2011). Tuy nhiên, nếu so với các giai đoạn 2004 - 2009 thì số người xuất cư khỏi Bình Dương trong tổng số di dân thuần đã tăng 7,1%.
Số người xuất cư nhiều nhất trong vùng ĐNB là TP. Hồ Chí Minh (297.194 người), sau đó là Đồng Nai (137.569 người) và Bình Dương (96.141 người). Tỉ suất xuất cư lớn nhất là Bình Phước (75,6‰), Bình Dương (61,4‰) và Đồng Nai (60,6‰).
VÙNG TD& MNPB ĐBSH DHNTB BTB& Tây Nguyên ĐNB ĐBSCL
Xuất cư từ Bình Dương 2004-2009 (người) 866 2.129 3.822 1.761 23.711 2.443 Xuất cư từ Bình Dương 2004-2009 (%) 2,5 6,1 11,0 5,1 68,3 7,0 Xuất cư từ Bình Dương 2009-2011 (người) 4.786 5.620 32.952 1.992 38.007 12.784
Biểu đồ 2.5. So sánh xuất cư từ tỉnh Bình Dương đến các vùng giai đoạn 2004 - 2009 và 2009 - 2011
Biểu đồ trên cho thấy, nơi đến (địa bàn xuất cư đi các vùng) của những người xuất cư ở tỉnh Bình Dương cả 2 giai đoạn nhiều nhất là đến vùng ĐNB, BTB&DHNTB và ĐBSCL. Giai đoạn 2009 – 2011, xuất cư đi các vùng như sau: ĐNB: 38.007 người (39,5%), BTB&DHNTB: 32.952 người (34,3%), ĐBSCL:12.784 người (13,3%), ĐBSH: 5.620 người (5,9%), TD&MNPB: 4.786 người (4,9%) và ít nhất là vùng Tây Nguyên: 1.992 người (2,1%). Nếu so sánh với số người nhập cư đến tỉnh Bình Dương (biểu đồ 2.1 cho thấy các địa bàn nhập cư vào tỉnh chủ yếu từ ĐBSCL, BTB&DHNTB và ĐNB) thì biểu đồ 2.4 cho thấy xuất cư từ tỉnh Bình Dương đến các vùng cũng tập trung nhiều nhất vào 3 vùng đã xuất cư đi là ĐNB, BTB&DHNTB và ĐBSCL. Điều đó cho thấy, giữa xuất cư và nhập cư có sự tương đồng về tỉ lệ. Nghĩa là những tỉnh, những vùng nào nhập cư vào tỉnh Bình Dương cao thì cũng nhận nhiều người xuất cư từ tỉnh Bình Dương.
Bảng 2.19. Số người xuất cư từ tỉnh Bình Dương đến các tỉnh, thành phố giai đoạn 2004 - 2009
Đơn vị: người
TT
Từ tỉnh Bình Dương đến các
tỉnh, thành phố Tổng số % so với tổng số xuất cư từ tỉnh Bình Dương
Tổng số 34.732 100,00 1 TP. HCM 15.347 44,19 2 Đồng Nai 5.110 14,71 3 Bình Phước 2.014 5,80 4 Thanh Hóa 1.240 3,57 5 Tây Ninh 745 2,14 6 Hà Tĩnh 574 1,65 7 Nghệ An 572 1,65 8 Đắk Lăk 551 1,59 9 Bà Rịa - Vũng Tàu 495 1,43 10 Long An 476 1,37 Các tỉnh khác 7.608 21,90
Nguồn: Tính toán từ Số liệu TĐT dân số và nhà ở 1/4/2009.
Bảng 2.20. Số người xuất cư từ tỉnh Bình Dương đến các tỉnh, thành phố giai đoạn 2009 - 2011
Đơn vị: người TT Từ tỉnh Bình Dương đến các Tổng số % so với tổng số xuất cừ
Tổng số 96.141 100,00 1 Thanh Hóa 22.405 23,30 2 TP.HCM 21.868 22,75 3 Đồng Nai 8.876 9,23 4 Bình Phước 4.737 4,93 5 Nghệ An 3.942 4,10 6 Cà Mau 3.261 3,39 7 Hà Tĩnh 2.369 2,46 8 An Giang 1.821 1,89 9 Tiền Giang 1.747 1,82 10 Trà Vinh 1.793 1,86 Các tỉnh khác 23.322 24,26
Nguồn: Tính toán từ Số liệu TĐT dân số và nhà ở 1/4/2009, Số liệu Điều tra BĐDS và KHHGD thời điểm 1/4/2010,1/4/2011.
Bảng 2.19 và 2.20 cho thấy, giai đoạn 2004 – 2009 số người xuất cư từ tỉnh Bình Dương chủ yếu di chuyển đến các tỉnh lân cận, đặc biệt giai đoạn này số người xuất cư chủ yếu di chuyển đến tất cả các tỉnh trong vùng ĐNB (chiếm 68,3%) tổng số người xuất cư. Giai đoạn 2009 – 2011, số người di chuyển khỏi tỉnh số người xuất cư lớn nhất đến các 3 tỉnh ĐNB chiếm 36,9% tổng số người xuất cư, tiếp theo là xuất cứ lớn nhất đến 3 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ chiếm 29,9% và 4 tỉnh ĐBSCL chiếm 9,0%.
Qua phân tích trên cho thấy, trong thời kì hiện đại khi giao thông vận tải và thông tin liên lạc trở nên rất thuận tiện thì vấn đề khoảng cách không còn là trở ngại lớn. Số người xuất cư giai đoạn 2009 – 2011 không chỉ di chuyển với khoảng cách gần (đến ĐNB, ĐBSCL) mà còn di chuyển với khoảng cách xa hơn (đến BTB&DHNTB), phần lớn các trường hợp xuất cư khỏi tỉnh Bình Dương là những người quay về quê cũ và do gặp khó khăn về điều kiện sống vật chất đặc biệt là vấn đề nhà ở.