Phương pháp trực tiếp

Một phần của tài liệu di dân ở tỉnh bình dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội (Trang 30)

6. Cấu trúc của đề tài

1.5.1.Phương pháp trực tiếp

Phương pháp này cho phép xác định quy mô di dân dựa vào các cuộc TĐT dân số, thống kê hộ tịch, hộ khẩu (TKHTHK) và điều tra mẫu về dân số (ĐTMDS).

Trong các cuộc TĐT dân số thường có các câu hỏi để đo lường mức độ di dân như: 1/ Nơi sinh, 2/ Thời gian cư trú, 3/ Nơi cư trú cuối cùng, 4/ Nơi cư trú vào một thời điểm xác định trước đó…dựa vào đó có thể thống kê được số người di dân.

Nếu dựa trên chuẩn mực về không gian qua số liệu TĐT dân số và nhà ở, ta có thể xác định được người di dân và không di dân. Tuy nhiên phương pháp này cũng còn chưa thống kê được số người chuyển đi nhưng đã chuyển về nơi ở cũ hoặc chuyển đến rồi lại chuyển đi trong cùng kì. Đồng thời, cũng không cho phép xác đinh được tình trạng di dân của số trẻ em dưới 5 tuổi (đối với TĐT dân số) và của số trẻ em dưới 1 tuổi (đối với các cuộc điều tra chọn mẫu biến động dân số) hằng năm. Vì vậy, trong các cuộc TĐT dân số, người ta chỉ xác định được tình trạng di dân của dân số từ 5 tuổi trở lên. Tuy có hạn chế về mức độ chính xác, nhưng nó cũng cho biết bức tranh di dân về tổng thể.

Ngoài TĐT dân số, quy mô di dân còn được xác định thông qua thống kê hộ tịch hộ khẩu. Di dân quốc tế có thể được biết qua số lượng người xuất và nhập cảnh tại các cửa khẩu. Di dân nội địa có thể nắm bắt được qua hệ thống đăng kí hộ tịch, hộ khẩu tại các cấp chính quyền. Hệ thống đăng kí hiện nay ở nước ta đang dần được hoàn thiện để có thể phục vụ cho mục đích này.

Một phần của tài liệu di dân ở tỉnh bình dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội (Trang 30)