0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Ảnh hưởng của di dân đến sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu DI DÂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 80 -80 )

6. Cấu trúc của đề tài

2.4. Ảnh hưởng của di dân đến sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương

2.4.1. Ảnh hưởng của nhập cư

2.4.1.1. Ảnh hưởng tích cực

Cung cấp nguồn lao động cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương, đồng

thời góp phần thay đổi cơ cấu lao động

Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Bình Dương có sự phát triển mạnh mẽ với sự ra đời và mở rộng các KCN, cụm công nghiệp…nên nhu cầu lao động tăng nhanh, trong khi đó tỉ lệ gia tăng tự nhiên của tỉnh thuộc loại thấp và giảm dần so với các tỉnh trong vùng ĐNB và so với cả nước: tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh năm 1999 (1,53%), năm 2009 (1,17%), năm 2011 (1,00%). Do đó, lực lượng lao động nhập cư vào tỉnh tăng nhanh trong những năm qua đã góp phần rất lớn vào việc bổ sung thêm một nguồn lực lượng lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lao động trong các ngành, qua đó có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương.

Bảng 2.21. Quy mô và tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 1999 - 2009

Đơn vị: người

1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Toàn tỉnh 333.664 406.435 526.602 723.012 854.963 970.511 1.103.695 Tốc độ tăng

trưởng lao động (%) 100,00 121,81 157,82 216,69 256,23 290,86 330,78

Nguồn: Cục Thống kê Bình Dương. Báo cáo phân tích tình hình phân bố và sử dụng lao động xã hội qua các năm.

Biểu đồ 2.6. Quy mô và tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động tỉnh Bình Dương, giai đoạn 1999 – 2011

Nhờ chính sách phát triển KT-XH hợp lí nên các ngành sản xuất ở tỉnh Bình Dương phát triển mạnh, nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp ngày càng tăng đã thu hút mạnh mẽ dân nhập cư từ các tỉnh khác tới.

Bảng 2.22. Quy mô và cơ cấu lao động nhập cư trong tổng số lao động của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: người

2009 2010 2011

Tổng số lao động trong doanh nghiệp toàn tỉnh 672.296 717.850 764.029

Lao động ngoài tỉnh 567.446 602.403 651.631

Tỉ lệ (%) 84,40 83,92 85,29

Biểu đồ 2.7. Quy mô lực lượng lao động ngoài tỉnh trong tổng số lao động của doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, 2009 - 2011

Nhìn chung, trong tổng số lao động đang hoạt động trong các doanh nghiệp, lao động ngoài tỉnh chiếm trên 84%. Điều đó cho thấy, nguồn lực lao động của tỉnh Bình Dương phụ thuộc phần lớn vào lực lượng lao động nhập cư.

Đến năm 2011, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 1.079.919 người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế (chiếm 80,56%). Số người trong độ tuổi lao động đang đi học là 82.462 người (chiếm 6,2%). Lao động hoạt động chủ yếu trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tập trung chủ yếu ở địa bàn các thị xã Dĩ An, Thuận An, TP. Thủ Dầu Một, huyện Bến Cát…những địa bàn tập trung các KCN, cụm công nghiệp và hoạt động kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Bảng 2.23. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2005 – 2011

Khu vực kinh tế Số người 2005 % Số người 2009 % Số người 2011 %

Toàn tỉnh 650.999 100 950.947 100 1.079.919 100

I. Nông, lâm, ngư nghiệp 138.521 21,2 122.193 12,85 119.435 11,1

II. Công nghiệp và xây dựng 399.470 61,4 621.633 65,37 688.509 63,8

III. Dịch vụ 113.008 17,4 207.121 21,78 271.975 25,1

Nguồn: Cục Thống kê Bình Dương. Báo cáo phân tích tình hình phân bố và sử dụng lao động xã hội qua các năm.

Biểu đồ 2.8. Quy mô lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế tỉnh Bình Dương, giai đoạn

2005 – 2011

Phần lớn dân cư di chuyển đến Bình Dương đã đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng cho tỉnh, tập trung chủ yếu trong các ngành công nghiệp nhẹ như giày da, may mặc, các ngành dịch vụ. Vì vậy hàng năm tỉnh tạo thêm được một khối lượng việc làm tương đối lớn cho số lao động tăng thêm trên địa bàn tỉnh và lao động nhập cư trong các ngành kinh tế, đặc biệt là lao động ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng lên từ 61,4% (2005) lên 63,8% (2011), dịch vụ tăng tương ứng từ 17,4% lên 25,1%, ngược lại lao động có việc làm ngành nông nghiệp giảm từ 21,2% xuống còn 11,1%.

Sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm trong các khu vực kinh tế theo hướng giảm tỉ lệ dân số có việc làm trong ngành nông nghiệp, tăng tỉ lệ lao động có việc làm phi nông nghiệp đã góp phần tăng nhanh tăng năng suất lao động trong các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu sản phẩm

Người lao động nhập cư vào tỉnh Bình Dương có địa bàn xuất cư là từ hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, chính sự tập trung lao động từ nhiều địa phương đã tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội trao đổi học hỏi kinh nghiệm sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, góp phần tăng tính năng động và nhạy bén hơn cho lao động và cho nền kinh tế tỉnh Bình Dương. Lao động nhập cư đã đóng góp phần lớn sức lao động cho các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp, góp phần làm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhất là công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp (chiếm 77,68% năm 2011), tạo ra các mặt hàng giá trị xuất khẩu cao như hàng may mặc, giày dép…nâng cao kim ngạch xuất khẩu chung của toàn tỉnh.

Bảng 2.24. Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 1999 –2011

Kim ngạch XK 1999 2005 2009 2011

Tổng số (Triệu USD) 430 3.046 6.714 10.342

Trong đó:

Hàng công nghiệp nhẹ và thủ công

nghiệp (triệu USD) 294 2.076 4.820 8.034

Cơ cấu ( %) 68,37 68,15 71,79 77,68

Nguồn: Niên giám thống kê 2011_Cục thống kê Bình Dương.

Ngoài ra, người nhập cư được thu hút mạnh mẽ vào các ngành có khả năng xuất khẩu cao, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng phù hợp với quy luật phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Trong giai đoạn 1999 – 2011, cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương có xu hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và ngành nông nghiệp giảm.

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của tỉnh Bình Dương, giai đoạn 1999 – 2011

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 12 năm, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển biến đáng kể theo hướng tích cực. Đặc biệt khu vực công nghiệp và xây dựng đã chiếm tỉ trọng cao nhất 62,2% (năm 2011), khu vực nông - lâm - thủy sản giảm nhanh, từ 18,9% (năm 1999) xuống còn 4,1% (năm 2011), khu vực dịch vụ tăng tương ứng cùng thời kì từ 25,8% (năm 1999) lên 33,7% (năm 2011).

có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, bình quân thời kì 1999 - 2011 tăng 19,76%/năm; sau đó là khu vực công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 14,47%/năm và khu vực nông - lâm - thủy sản có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, bình quân tăng 2,61%/năm.

Kinh tế Bình Dương trong những năm qua hướng mạnh sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ, lực lượng lao động nhập cư vào tỉnh chủ yếu tập trung nhiều trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Sự thay đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ làm tăng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế.

Nâng cao mức sống dân cư và giảm tỉ lệ hộ nghèo

Mức sống dân cư tăng lên qua các năm. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 1996 đạt 4,8 triệu đồng; năm 2000 đạt 7,8 triệu đồng.

Năm 2005 đạt 13,5 triệu đồng; năm 2010 đạt 30,1 triệu đồng và năm 2011 đạt 36,9 triệu đồng [27].

Tỉ lệ hộ nghèo giảm, năm 2000 có khoảng 5,62% số hộ nghèo. Năm 2006 còn 0,5% số hộ nghèo và đến năm 2011 xuống còn 0,2%. So với các tỉnh ĐNB, tỉ lệ hộ nghèo ở Bình Dương chỉ cao hơn TP. Hồ Chí Minh (0,1%); nhưng thấp hơn so với các tỉnh trong vùng: Đồng Nai (còn 3,0%); Bà Rịa - Vũng Tàu (còn 4,8%); Tây Ninh (còn 5,5%); Bình Phước (còn 9,1%).

Bảng 2.25. Tỉ lệ hộ nghèo các tỉnh trong vùng ĐNB, giai đoạn 2006 - 2011

Đơn vị: % Tỉnh 2006 2008 2010 2011 Toàn Vùng 3,1 2,5 2,3 1,7 Bình Phước 10,5 9,1 9,4 9,1 Tây Ninh 7,0 6,0 6,0 5,5 Bà Rịa Vũng Tàu 7,0 6,3 6,8 4,8 Đồng Nai 5,0 4,3 3,7 3,0 Bình Dương 0,5 0,4 0,5 0,2 TP. Hồ Chí Minh 0,5 0,3 0,3 0,1

Nguồn: Niên giám thống kê 2011_Tổng cục Thống kê.

Nhập cư ảnh hưởng lớn đến quy mô và kết cấu dân số tỉnh Bình Dương

Dân số tỉnh Bình Dương tăng nhanh từ 716.661 người (năm 1999) lên 1.705.283 người (năm 2011), trong đó người nhập cư chiếm khoảng 40% dân số toàn tỉnh. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Bình Dương giảm đáng kể nhưng số dân tăng hàng năm vẫn không

giảm, năm 1999 gia tăng tự nhiên là 1,53% đến năm 2011 là 1,00%. Có thể thấy, tỉ lệ tăng tự nhiên của tỉnh rất thấp nhưng có tỉ lệ tăng dân số rất cao 7,5% ( năm 2011). Sự tăng dân số của Bình Dương chủ yếu là nhập cư tăng nhanh qua các năm, nguyên nhân do kinh tế phát triển nhanh nhu cầu lao động của tỉnh tăng cao, nguồn lao động nhập cư đã góp phần đáp ứng nhu cầu lao động của tỉnh trong thời gian qua.

Trung bình mỗi năm tỉnh Bình Dương có thêm 57.000 người nhập cư (1999 – 2011), người nhập cư với đặc điểm riêng về lứa tuổi, giới tính có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu dân số của tỉnh Bình Dương: làm tăng tỉ lệ lao động, giảm gánh nặng phụ thuộc ở tỉnh. Bảng 2.26 cho thấy, tỉ lệ phụ thuộc chung (biểu thị phần trăm số người dưới 15 tuổi (0-14) và từ 65 tuổi trở lên trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64) của tỉnh Bình Dương giảm nhanh, theo kết quả của 2 cuộc TĐT dân số cho thấy sau 10 năm (1999 – 2009) tỉ lệ phụ thuộc chung giảm từ 34,6% (1999) xuống còn 21,1% năm 2009.

Tuy nhiên trong những năm gần đây theo báo cáo của phòng dân số_Cục thống kê Bình Dương, năm 2011 dân số dưới 15 tuổi có xu hướng tăng lên (chiếm 20,3%), trong khi tỉ lệ sinh và tỉ lệ tăng tự nhiên của tỉnh giảm. Điều đó cho thấy, người nhập cư vào tỉnh dưới 15 tuổi có xu hướng tăng. Dân số trong độ tuổi lao động vẫn chiếm tỉ lệ cao 75,06% (năm 2011), sẽ tạo sức ép đối với vấn đề giáo dục và giải quyết việc làm trong tỉnh.

Bảng 2.26.Tỉ lệ dân số phụ thuộc tỉnh Bình Dương, giai đoạn 1999 - 2009

Tỉ số phụ thuộc 1999 2009

Tỉ số phụ thuộc trẻ em (0-14) 29,0 17,7 Tỉ số phụ thuộc người già (65+) 5,6 3,4 Tỉ số phụ thuộc chung 34,6 21,1

Nguồn: Số liệu TĐT dân số và nhà ở năm 1999, 2009.

Do sức hút mạnh mẽ vào các ngành công nghiệp nhẹ và dịch vụ nên số lượng nữ nhập cư nhiều hơn nam, năm 1999 tỉ số giới tính nhập cư là 86,5 nam/100 nữ, năm 2009 tỉ số giới tính nhập cư là 86,1 nam/100 nữ, năm 2011 tỉ số giới tính nhập cư là 86,2 nam/100 nữ. Tỉ số giới tính nữ nhập cư cao đã góp phần làm cho tỉ số giới tính nữ cao hơn nam trong tổng dân số của tỉnh Bình Dương, năm 2011 tỉ số giới tính của tỉnh là 92,6 nam/100 nữ.

Nhập cư góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa

Sự di dân đã góp phần tăng nhanh tốc độ tăng dân số đô thị qua các năm, góp phần phân công lại lao động, nâng cao mức thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của người dân. Góp phần nhất định vào quá trình CNH và phổ biến lối sống đô thị vào nông thôn.

Số người nhập cư tăng nhanh tập trung chủ yếu ở TP. Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, Thuận An, huyện Bến Cát do tập trung nhiều KCN, cụm công nghiệp và các ngành dịch vụ phát triển đã làm cho quá trình ĐTH của tỉnh trong những năm gần đây diễn ra mạnh mẽ hơn, tỉ lệ dân số đô thị tăng nhanh từ 30,3% (năm 1999) lên 64,1% (năm 2011) và 64,5% (năm 2012).

Số dân đô thị tăng lên nhanh chóng, từ năm 1999 đến năm 2012 dân số đô thị đã tăng thêm 907.130 người, cụ thể tăng từ 219.148 người (năm 1999) lên 1.126.278 người (năm 2012), đạt tốc độ tăng trưởng 13,4%/năm cao hơn 6,1% so với giai đoạn 2004 – 2009 (7,3%/năm).

Bảng 2.27. Dân số và tỉ lệ dân số thành thị tỉnh Bình Dương, 1999 – 2012

Năm 1999 2011 2012

Dân số (người) 716.661 1.705.283 1.746.990

Dân số thành thị (người) 219.148 1.084.226 1.126.278

Tỉ lệ (%) 30,3 64,1 64,5

Nguồn: Tính toán từ Số liệu TĐT dân số và nhà ở 1/4/1999, Số liệu ĐTBĐDS và KHHGD thời điểm 1/4/2010,1/4/201,1/4/2012.

Nhập cư góp phần phân bố lại dân cư

Sự phân bố lại dân cư giữa các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã có sự thay đổi lớn qua các giai đoạn do số lượng người nhập cư ngày càng nhiều, tuy nhiên giữa các huyện, thị dân cư phân bố không đều.

Số người nhập cư tăng nhanh làm cho mật độ dân số của tỉnh cũng tăng nhanh qua các năm, từ 266 người/km2 (năm 1999) tăng lên 550 người/km2 (năm 2009) và 628 người/km2

(năm 2011).

Bảng 2.28.Mật độ dân số chia theo đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương, 1999, 2009 và 2011

Đơn vị hành chính Mật độ dân số (người/km

2)

Năm 1999 Năm 2009 Năm 2011

Toàn Tỉnh 266 550 628

TP. Thủ Dầu Một 2.106 2.536 2.123

Huyện Dầu Tiếng 116 143 159

Huyện Bến Cát 180 330 408

Huyện Phú Giáo 111 154 163

Huyện Tân Uyên 190 334 403

Thị xã Dĩ An 1.592 4.967 5.581

Nguồn:Cục Thống kê Bình Dương.

Những huyện, thị có mật độ dân số tăng nhanh so với trung bình của tỉnh là thị xã Dĩ An, Thuận An, TP. Thủ Dầu Một. Trong đó mật độ dân số cao nhất là thị xã Dĩ An: 1.592 người/km2 (năm 1999) tăng lên 4.967 người/km2 (năm 2009) và 5.581 người/km2 (năm 2011), tiếp theo là thị xã Thuận An với các số tương ứng là: 1.308 người/km2tăng lên 4.457 người/km2

và 5.125 người/km2. Hai thị xã này tập trung tới 45,5% dân số cả tỉnh, nhưng chỉ chiếm gần 5,5% diện tích của tỉnh. Mật độ dân số TP. Thủ Dầu Một đứng thứ 3 trong tỉnh nhưng đến năm 2011 giảm còn 2.123 người/km2

.

Tiếp theo là hai huyện Bến Cát và Tân Uyên, mật độ dân số cũng có xu hướng tăng cao hơn so với giai đoạn trước nhờ nhập cư nhiều. Bến Cát là 408 người/km2 năm 2011 so với 180 người/km2 năm 1999. Huyện Tân Uyên là 403 người/km2 năm 2011 so với 190 người/km2năm 1999.

Hai huyện Dầu Tiếng và Phú Giáo do chủ yếu phát triển mạnh về nông nghiệp, ít có sức thu hút nhập cư nên mật độ dân số của 2 huyện tăng chậm và thấp nhất trong tỉnh. Đồng thời đây cũng là hai huyện chiếm gần 50% diện tích cả tỉnh, trong khi chỉ tập trung 12% dân số toàn tỉnh.

Nhập cư góp phần làm phong phú đa dạng nền văn hóa cho tỉnh

Người nhập cư vào tỉnh từ khắp mọi miền đất nước đã mang theo những phong tục tập quán khác nhau, làm tăng thêm nét văn hóa phong phú đa dạng cho tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có tất cả 18 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 97,2% dân số, dân tộc Hoa chiếm 2% dân số, các dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 0,75%. Trong đó chủ yếu là người Khơme chiếm 56,68% dân tộc thiểu số toàn tỉnh, ngoài ra còn có một bộ phận các dân tộc khác như: Tày, Chăm, Nùng, Mường…Các dân tộc này tập trung chủ yếu ở các huyện phía Bắc của tỉnh, người Hoa tập trung chủ yếu ở các huyện phía Nam nhất là ở TP. Thủ Dầu Một, phường Lái Thiêu (Thuận An). Mỗi dân tộc đều mang một nét văn hóa riêng đã góp phần làm đa dạng thêm cho nền văn hóa của tỉnh.

Một phần của tài liệu DI DÂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 80 -80 )

×