Định hướng di dân và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu di dân ở tỉnh bình dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội (Trang 95)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1. Định hướng di dân và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương

3.1.1. Cơ sở của định hướng

Thực tế so với thời điểm xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt theo Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg, ngày 5/6/2007 (gọi tắt là QH 2007), tỉnh Bình Dương đã có nhiều thay đổi lớn về phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay đã hình thành nhiều KCN tập trung hoạt động có sức phát triển mạnh làm cho quy mô nhập cư vào tỉnh tăng lên nhanh chóng qua các năm; nhiều khu đô thị mới được hình thành; nhiều ngành dịch vụ phát triển nhanh… đã làm cho bộ mặt của Bình Dương thay đổi rõ rệt. Việc xây dựng định hướng di dân cho tỉnh từ nay đến năm 2025 dựa trên những cơ sở sau:

3.1.1.1. Quan điểm chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2025

+ Trong 10 – 15 năm tới, nền kinh tế của Bình Dương vẫn tiếp tục phát triển các ngành có ưu thế, có giá trị gia tăng cao để phục vụ một phần cho nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời phải nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp chủ lực của tỉnh phải hướng đến đầu tư ngoài tỉnh và đầu tư ra nước ngoài.

+ Tiếp tục phát triển KT-XH theo hướng cân đối, bền vững với tốc độ cao và đảm bảo công bằng xã hội. Thực hiện phương châm phát triển nhanh nhưng phải bền vững, giàu nhưng phải đẹp. Cùng với TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai tạo ra bước phát triển đột phá, thúc đẩy nền kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chuyển đổi mạnh mẽ về lượng và chất.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỉ trọng dịch vụ, ổn định tỉ trọng công nghiệp và giảm tỉ trọng nông nghiệp; đẩy nhanh tốc độ ĐTH, CNH và HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020, Bình Dương trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương và là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.

+ Phát triển nền kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chủ động hội nhập quốc tế, thu hút vốn, công nghệ của các nước phát triển trên cơ sở tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời thực hiện

cơ chế kinh tế, tiếp tục tạo dựng một môi trường hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tăng cường sức hấp dẫn của các nhà đầu tư vào địa bàn, đặc biệt ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ cao trong các KCN, các khu đô thị. Phát triển chọn lọc một số ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành dịch vụ có hiệu quả cao, trên cơ sở phát huy thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tham gia vào thị trường thế giới.

+ Đầu tư có trọng điểm, ưu tiên đầu tư những ngành, lĩnh vực có giá trị tăng thêm cao, có khả năng thúc đẩy sự phát triển KT-XH, tăng việc làm và thu nhập dân cư. Phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa Bình Dương cơ bản trở thành thành phố văn minh, hiện đại.

+ Chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao và coi đây là điều kiện quyết định để có thể phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của người lao động. Phát triển KT-XH phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư.

+ Phát triển các KCN theo hướng nhanh và bền vững; chú trọng thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao để phục vụ một phần cho nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phát triển công nghệ sạch để tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường. Đổi mới công nghệ hiện đại, tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Phát triển kinh tế phải đồng bộ với phát triển xã hội và gắn với quốc phòng – an ninh để đảm bảo quá trình phát triển được ổn đinh và bền vững.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển cụ thể

Trước mắt đến năm 2015

Về phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức trung bình 13,5%/năm. Trong đó, công nghiệp - xây dựng: 9,0%/năm; khu vực dịch vụ: tăng lên 22,0%/năm; khu vực nông - lâm - thủy sản: 2,0%/năm [27].

+ Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng của các ngành dịch vụ lên 37,99% GDP năm 2015. Các ngành công nghiệp - xây dựng sẽ giảm, còn 59,04% GDP; Các ngành nông - lâm - thủy sản giảm nhanh, còn khoảng 2,97% GDP.

+ Kim ngạch xuất - nhập khẩu tiếp tục tăng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu tăng lên 23,55 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu tăng lên 16,05 tỉ USD.

+ Phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội đạt nền tảng của đô thị loại I: tập trung xây dựng đường trục giao thông huyết mạch, hoàn thiện một số trục kết nối với các trung tâm kinh tế, cảng, sân bay trong vùng ĐNB.

Về phát triển xã hội:

+ Tổng dân số đến năm 2015: 2,043 triệu người. Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân là 4,8%/năm. Trong đó, chủ trương tiếp tục duy trì tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức 1,00%.

+ Quá trình ĐTH tiếp tục tăng nhanh. Tỉ lệ dân số đô thị tăng lên 70,0%.

+ Nâng cao thu nhập cho người lao động và cho nhân dân, tăng lên 63,2 triệu đồng/người.

+ Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh còn dưới 1% vào năm 2015.

+ Số lao động được giải quyết việc làm: 44,0 nghìn lao động. Tỉ lệ lao động qua đào tạo: 50,0% lực lượng lao động.

+ Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi cân nặng theo tuổi: dưới 11,0%.

Giai đoạn 2016 – 2020

Về phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 với mức trung bình 13,0%/năm; Trong đó, công nghiệp - xây dựng: 10,0%/năm; dịch vụ: 16,63%/năm; nông - lâm - thủy sản: 2,3%/năm [27].

+ Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng của các ngành dịch vụ, tăng lên 47,59% GDP; Các ngành công nghiệp - xây dựng sẽ giảm, còn 50,44% GDP; Các ngành nông - lâm - thủy sản tiếp tục giảm nhanh, còn khoảng 1,97% GDP.

+ Kim ngạch xuất - nhập khẩu tiếp tục tăng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu tăng lên 68,95 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu tăng lên 32,3 tỉ USD.

+ Cơ bản hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đạt tiêu chuẩn đô thị trực thuộc Trung ương.

Về phát triển xã hội:

+ Tổng dân số tăng lên 2,5 triệu người. Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân giảm, còn 4,1%/năm. Trong đó, tiếp tục duy trì tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức 1,00%.

+ Quá trình ĐTH tiếp tục tăng nhanh. Tỉ lệ dân số đô thị tăng lên 80,0%.

+ Tiếp tục nâng cao thu nhập cho người lao động và cho nhân dân, tăng lên 132,7 triệu đồng/người (tương đương 5.769USD/người).

+ Tỉ lệ hộ nghèo hàng năm theo tiêu chí của tỉnh còn dưới 0,8%.

+ Số lao động được giải quyết việc làm: 40,0 nghìn lao động. Tỉ lệ lao động qua đào tạo: 70,0% lực lượng lao động.

+ Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi theo cân nặng theo tuổi: dưới 8,0%.

Giai đoạn 2021 – 2025

Về phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 với mức trung bình 13,0%/năm; Trong đó, công nghiệp - xây dựng: 10,81%/năm; khu vực dịch vụ: 15,61%/năm; khu vực nông - lâm - thủy sản: 2,5%/năm [27].

+ Cơ cấu kinh tế có sự cân đối giữa tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Các ngành công nghiệp - xây dựng: 49,03% GDP; Các ngành dịch vụ: 49,00%; Các ngành nông - lâm - thủy sản: 1,97% GDP.

+ Kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu đạt 186,0 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 63,0 tỉ USD.

+ Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.

Về phát triển xã hội:

+ Tổng dân số tăng lên 3,0 triệu người. Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân giảm, còn 3,7%/năm. Trong đó, tiếp tục duy trì tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức 1,00%.

+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 324,3 triệu đồng/người (tương đương 14.000USD/người).

+ Tỉ lệ lao động qua đào tạo: 90,0% lực lượng lao động.

+ Quá trình đô thị hóa tiếp tục tăng nhanh, tỉ lệ dân sô đô thị đạt 83%.

+ Xã hội văn minh, đô thị hiện đại, tiên tiến, nông thôn phát triển bền vững. Phúc lợi xã hội cao.

Bảng 3.1. Dự báo dân số và tỉ lệ dân số đô thị tỉnh Bình Dương đến năm 2025

Chỉ tiêu 2015 2020 2025

Tổng dân số (nghìn người) 2.043 2.500 3.000

Tốc độ tăng dân số bình quân thời kì (%) 4,8 4,1 3,7

Dân số đô thị (nghìn người) 1.430 2.000 2.500

Tỉ lệ (%) 70 80 83

Dân số nông thôn (nghìn người) 613 500 500

Tỉ lệ(%) 30 20 17

Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương đến 2025_ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương- Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam.

Biểu đồ 3.2. Dự báo dân số và tốc độ tăng dân số tỉnh Bình Dương đến năm 2025 Về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề quan trọng cho cuộc sống không chỉ hôm nay mà còn cho cả thế hệ mai sau. Tăng trưởng kinh tế kết hợp với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với cách nhìn thân thiện với môi trường. Từ nay đến 2025, tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị tăng lên rất nhanh, cùng theo đó, chương trình bảo vệ môi trường đã xác định cụ thể theo quy trình cập nhật, bổ sung và thực hiện quy hoạch. Thực hiện nghiêm túc Chương trình bảo vệ môi trường đến năm 2025.

+ Đến năm 2015 phấn đấu tỉ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch: 99,0%. Tỉ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh: 98,0%. Tỉ lệ che phủ xanh, cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm: 57,0%. Tỉ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lí: 90,0%. Chất thải rắn y tế sẽ được thu gom và được xử lí: 100,0%. Giai đoạn 2016 – 2020 phấn đấu tỉ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch: 100,0%. Tỉ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh: 99,5%. Tỉ lệ che phủ xanh: cây lâm nghiệp và cây lâu năm: đạt 60,0%.

+ Khai thác, sử dụng hợp lí, bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học. Khai thác khoáng sản trên tinh thần không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên; đặc biệt tài nguyên không tái tạo được. Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác.

+ Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Kiểm soát chặt chẽ phá rừng, khai thác rừng không theo quy hoạch, ngăn chặn khai thác các loại động, thực vật quý hiếm và bảo tồn đa dạng sinh học.

Về quốc phòng – an ninh

+ Phát triển KT- XH gắn liền với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo nền tảng vững chắc để KT-XH phát triển bền vững; xã hội bình an. Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh và quốc phòng - an ninh với kinh tế là nội dung cơ bản có quan hệ mật thiết lẫn nhau.

+ Phương hướng chung là có quy hoạch quốc phòng - an ninh hợp lí, bảo đảm nhu cầu quốc phòng hiện tại và tương lai; đồng thời lồng ghép với phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao với đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

3.1.2. Định hướng chung

Dựa trên các cơ sở định hướng được trình bày phần 3.1.1 cho thấy: trước hiện trạng dư thừa về lao động giản đơn, đặc biệt là lao động chưa qua đào tạo tham gia hoạt động trong các ngành sản xuất đã tạo nên sức ép không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển KT- XH của tỉnh, nguyên nhân do hiện tượng di dân tự do vào tỉnh diễn ra ồ ạt trong những năm qua. Theo định hướng phát triển đô thị của tỉnh, sẽ hạn chế mức tăng dân số không quá 4,8%/năm (2012 – 2015); 4,1%/năm (2016 – 2020) và 3,7%/năm (2021 – 2025). Trong đó, tiếp tục duy trì tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức 1,00% thì tỉ lệ gia tăng dân số cơ giới sẽ là 3,8% (2012 – 2015); 3,1%/năm (2016 – 2020) và 2,7%/năm (2021 – 2025). Qua đó, trong những năm tới tỉnh sẽ đưa ra những chính sách mới bổ sung, điều chỉnh phát triển KT-XH phù hợp với bối cảnh và nhiệm vụ mới, đồng thời quản lí di dân theo hướng hạn chế nhập cư lao động giản đơn và khuyến khích lao động nhập cư có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

3.1.2.1. Định hướng di dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Các chính sách di dân phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh ở từng giai đoạn. Cơ cấu kinh tế Bình Dươngchuyển dịch mạnh hơn theo hướng nâng cao tỉ trọng các ngành dịch vụ cân bằng với tỉ trọng các ngành công nghiệp, tương ứng là: dịch vụ: 49,0%; công nghiệp - xây dựng: 49,03% và nông - lâm - thủy sản: 1,97% đến năm 2025. Sự phát triển các ngành dịch vụ trong những năm tới sẽ biểu hiện trình độ phát triển của nền

kinh tế đô thị, khi các ngành công nghiệp đô thị ngày càng phát triển thì các nhu cầu dịch vụ càng cao. Cho nên trong những năm tới tỉnh Bình Dương sẽ hạn chế thu hút lao động phổ thông, tăng cường thu hút số lượng lớn lao động nhập cư có trình độ khoa học kĩ thuật cao.

Phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân đầu người đạt 132,7 triệu đồng/người (tương đương 5.769USD/người) giai đoạn 2016 – 2020 và đạt 324,3 triệu đồng/người (tương đương 14.000USD/ng) giai đoạn 2021 - 2025. Với định hướng phát triển như trên, sự chênh lệch mức thu nhập bình quân đầu người giữa tỉnh Bình Dương với các tỉnh sẽ còn rất lớn. Vì vậy, Bình Dương là địa bàn ngày càng hấp dẫn hơn, thu hút người lao động nhập cư ngày càng lớn.

3.1.2.2. Định hướng di dân và sự phát triển đô thị Bình Dương

Xây dựng đô thị Bình Dương trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, quốc phòng - an ninh, là một cực phát triển mạnh có sức lan tỏa lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với mô hình kinh tế công nghiệp - dịch vụ thương mại, du lịch vào năm 2015 và trở thành trung tâm dịch vụ công nghiệp công nghệ cao, sạch, du lịch sinh thái đa dạng, có sức hấp dẫn con người đến sinh sống, làm việc, xây dựng đô thị Bình Dương ngày càng văn minh hiện đại ngang tầm khu vực.

Mật độ dân số toàn tỉnh dự báo sẽ tăng từ 628 người/km2 (năm 2011) lên 928 người/km2 (năm 2020). Xu hướng chung của tỉnh là phát triển đồng đều hệ thống các đô thị trên khắp lãnh thổ nhằm mục đích phân bố lại dân cư, tránh tình trạng phân bố không đồng đều như hiện nay. Dân cư tỉnh Bình Dương được phân bố lại cùng xu hướng phát triển kinh tế theo lãnh thổ.

Quá trình ĐTH diễn ra nhanh chóng, sẽ giảm mạnh dân số nông thôn đến năm 2025. Đến năm 2020, dân số đô thị có khoảng 2,0 triệu người; tỉ lệ dân số đô thị chiếm 80,0% tổng dân số,

Một phần của tài liệu di dân ở tỉnh bình dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)