Chính sách kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số đan lai tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 82)

Để đạt đƣợc mục tiêu nhà nƣớc phải xác định một hệ thống các giải pháp và mỗi chính sách đều có giải pháp riêng của mình. Có thể phân loại các giải pháp dƣới nhiều tiêu trí khác nhau một trong những cách đó là phân loại theo phƣơng thức tác động bao gồm các giải pháp tác động trực tiếp vào mục tiêu và các giải pháp tác động gián tiếp vào mục tiêu của chính sách. Với các giải pháp tác động trực tiếp vào mục tiêu, Nhà nƣớc tham gia vào thị trƣờng, vào đời sống kinh tế xã hội thông qua những chính sách những quy định cụ thể về các hoạt động kinh tế xã hội từ đó tác động tới mục tiêu một cách trục tiếp. Các giải pháp tác động gián tiếp vào mục tiêu đƣợc sử dụng nhằm tạo ra những phản ứng có lợi cho việc mục tiêu từ những chủ thể kinh tế xã hội.

-Nhóm công cụ kinh tế là các ngân sách, các quỹ, hệ thống đòn bẩy và khuyến khích kinh tế nhƣ thuế, lãi suất, giá cả, tiền lƣơng, tiền thƣởng, bảo hiểm, tỷ giá hối đoái...

- Nhóm các công cụ hành chính tổ chức bao gồm các công cụ mô hình các tổ chức, bộ máy và đọi ngũ cán bộ, công chức, các công cụ hành chính là các kế hoạch của nhà nƣớc và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

- Nhóm công cụ tuyên truyền, giáo dục là hệ thống thông tin đại chúng, hệ thống thông tin chuyên ngành, hệ thống giáo dục và đào tạo, hệ thống các tổ chức tổ chức chính trị, xã hội và đoàn thể.

- Các công cụ kỹ thuật, nghiệp vụ đặc trƣng cho từng chính sách.

* Vai trò của chính sách kinh tế xã hội

Chính sách kinh tế xã hội có vai trò hết sức to lớn thể hiện ở những chức năng cơ bản sau.

- Chức năng định hƣớng giúp các củ thể kinh tế xã hội có đƣợc những chỉ dẫn ra quyết định vạch ra phạm vi giới hạn cho phép của những quyết định, hƣớng suy nghĩ hành động của các chủ thể vào việc thực hiện mục tiêu chung của quốc gia. Chính sách kinh tế xã hội cũng định hƣớng việc huy động phân bổ và sử dụng nguồn lực nhằm giải quyết những vấn đề chính sách một cách kịp thời và có hiệu quả.

- Chức năng điều tiết của những chính sách do Nhà nƣớc ban hành giúp Nhà nƣớc giải quuyết những vấn đề bức xúc phát sinh trong đời sống kinh tế xã hội , điều tiết những mất cân đối, những hành vi không phù hợp, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho các hoạt động xã hội theo các mục tiêu đề ra.

- Chức năng tạo tiền đề cho sự phát triển đây chức năng quan trọng nhất của chính sách xây dựng và nâng cấp các yếu tố quyết định sự phát triển nhƣ giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, hệ thống thông tin và các thị trƣờng vốn.

- Chức năng khuyến khích sự phát triển đây là chức năng tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Bản thân mỗi chính sách khi hƣớng vào giải quyết một vấn đề bức xúc đã làm cho sự vật phát triển thêm một bậc. Đồng thời khi giải quyết vấn đề đó thì chính sách lại tác động lên vấn đề khác, làm nẩy sinh những vấn đề mới.

3.2.2.Tạo lập môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi

Nhà nƣớc Cần củng cố hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác xóa đói giảm nghèo đối với các tộc ngƣời thiểu số miền núi đặc biệt khó khăn từ trung ƣơng đến cơ sở.

Hoàng thiện các chính sách xã hội nông thôn, dân tộc, miền núi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và quốc tế phối hợp hành động xóa đói giảm nghèo.

Đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí vùng các tộc ngƣời thiểu số, chính sách thu hút đặc biệt đối với cán bộ, giáo viên đến công tác tại vùng tộc ngƣời thiểu số, vùng núi, vùng sâu đặc biệt khó khăn.

Đẩy mạnh mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa thông tin vùng tộc ngƣời thiểu số.

3.2.3. Toàn dân tham gia xóa đói giảm nghèo, trong đó nhà nước là chủ đạo

*Đối với nhà nước

Cần khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, xóa đói giảm nghèo không dừng lại ở việc thực hiện chính sách xã hội, không phải việc riêng của ngành lao động - xã hội hay một số ngành khác, mà là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân. Muốn thực hiện thành công việc xóa đói giảm nghèo, tất cả mọi cán bộ đảng, chính quyền đều phải

quan tâm cùng giải quyết, thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ và phải có sự tham gia của toàn thể cộng đồng.

* Đối với Tỉnh Nghệ An

Muốn xoá đói, giảm nghèo thành công cho đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và tộc ngƣời Đan Lai (huyện Con Cuông) nói riêng, Nghệ An phải tập trung nâng cao trình độ dân trí, coi đó là điều kiện để xoá đói giảm nghèo bền vững. Trƣớc hết, phải tiếp tục thực hiện và phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhƣ chính sách văn hoá, y tế, giáo dục, vay vốn tín dụng ƣu đãi; Tập trung hỗ trợ về sinh kế cho hộ nghèo thông qua trợ giúp các điều kiện và dịch vụ sản xuất, đào tạo nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời nghèo; Tiếp tục ƣu tiên đầu tƣ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, nhất là đầu tƣ cho các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để ngƣời dân đƣợc cải thiện đời sống. Đặc biệt, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền tạo sự thống nhất về nhận thức và đồng thuận cao trong cuộc chiến chống đói nghèo để mỗi ngƣời dân có ý thức vƣơn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

* Đối với cơ quan địa phương

Bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác xóa đói giảm nghèo. Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn xóa đói giảm nghèo.

Củng cố Ban xoá đói giảm nghèo của huyện, xã, thôn bản; cử cán bộ chủ chốt trực tiếp làm trƣởng ban, có các đoàn thể tham gia.

Đánh giá đúng mức thu nhập và đời sống của các hộ gia đình trong thôn bản. Xác định chính xác các hộ đói, nghèo ở địa phƣơng. Xác định rõ số lƣợng hộ đói, hộ nghèo thiếu vốn, thiếu trí tuệ, thiếu nhân lực... để xây dựng kế hoạch và có biện pháp hỗ trợ cụ thể.

Dành một lƣợng vốn cho diện nghèo vay qua chƣơng trình đầu tƣ vật nuôi (trâu, bò) có kỹ thuật đơn giản và thu lại vốn bằng sản phẩm để tiếp tục

đầu tƣ mở rộng.

Kiện toàn các tổ chức khuyến nông, xây dựng các dự án chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho các hộ đồng bào.

*Đối với bản thân từng hộ gia đình

Phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vƣơn lên của chính bản thân hộ nghèo.

3.3. Các giải pháp chủ yếu

3.3.1. Các giải pháp kinh tế

*Giải quyết cơ bản kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh

Đƣờng giao thông: xây dựng đƣờng từ trung tâm xã đến điểm tái định cƣ số 1 (dài 11 km) để phục vụ dân sinh nói chung và vùng tái định cƣ nói riêng phù hợp với quy mô đƣờng từ trung tâm xã đến thôn, bản miền núi. Xây dựng các tuyến giao thông từ trục chính vào các điểm tái định cƣ 2,8 km theo tiêu chuẩn đƣờng loại B giao thông nông thôn.

Thuỷ lợi và nƣớc sinh hoạt: xây dựng công trình nƣớc sinh hoạt phục vụ điểm tái định cƣ số 2 và số 3.

Điện sinh hoạt: xây dựng tuyến 35 Kv dài 11 km, từ bản Kẻ Gia vào các điểm tái định cƣ và 3 trạm, 10 km đƣờng dây hạ thế 0,4 Kv.

Hỗ trợ xây dựng trƣờng học 800 m2, trạm y tế vùng 210 m2, 3 nhà cộng đồng 71,3 m2/nhà.

Xây dựng tuyến đƣờng giao thông từ trung tâm xã đến trung tâm bản dài 30 km bám theo trục đƣờng mòn, phục vụ dân cƣ, tuần tra biên giới.

Xây dựng đƣờng nội bản 2 km, nền 3,5m, mặt bê tông rộng 2m. Xây dựng đập thuỷ lợi Cò Phạt tƣới tiêu ổn định cho diện tích lúa.

Xây dựng trƣờng học 5 lớp 400 m2, nhà cộng đồng thôn bản 120m2 (có 1 phòng dành cho y tế thôn bản).

Xây dựng hạ tầng phát triển du lịch: bao gồm xây dựng khu đón tiếp khách (tại đập Pha Lài), khu lƣu trú và dịch vụ tổng hợp, khu chuyển tiếp (tại bản Cò Phạt), hỗ trợ mua sắm phƣơng tiện vận tải (theo quy hoạch xây dựng khu du lịch đập Pha Lài, bản Cò Phát đã đƣợc tỉnh Nghệ An phê duyệt).

Xây dựng trạm bơm điện Tân Sơn phục vụ tƣới tiêu cho 38 ha ruộng nƣớc 2 vụ.

Xây dựng nhà cho các hộ tái định cƣ: theo mẫu nhà sàn 3 gian, cột bằng bê tông cốt thép, lợp mái ngói 22v/m2.

Hỗ trợ nhà ở: thực hiện theo chính sách tại Quyết định số 134/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ, trong đó ngân sách trung ƣơng hỗ trợ 05 triệu đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ 05 triệu đồng, ngân sách huyện hỗ trợ 05 triệu đồng.

Hỗ trợ xây dựng các công trình nƣớc sinh hoạt, vệ sinh: mỗi giếng nƣớc hỗ trợ 300 nghìn đồng và 5 tạ xi măng; nhà tắm, công trình vệ sinh hỗ trợ 50% giá trị công trình.

*Quy hoạch, sắp xếp lại dân cư

Trong tổng số 176 hộ dân tộc Đan Lai đang sinh sống tại vùng lõi Vƣờn Quốc gia Pù Mát, tổ chức di chuyển 146 hộ đến nơi mới và ổn định 30 hộ tại nơi cũ nhƣ sau: Tổ chức di chuyển 146 hộ dân tộc thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống trên thƣợng nguồn Khe Khặng thuộc 2 bản: Khe Cồn, Bản Búng xã Môn Sơn, đến vùng tái định cƣ tại 3 bản : Kẻ Gia, Kẻ Tắt, Bá Hạ xã Thác Ngàn. Tổ chức ổn định cuộc sống cho 30 hộ dân ở lại tại bản Cò Phạt xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Tiếp tục hỗ trợ 36 hộ dân đã di chuyển năm 2002. Đối với 146 hộ chuyển đi: xây dựng khu tái định cƣ cho 146 hộ đến địa điểm mới tại xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An gồm có:

Điểm tái định cƣ số 2: Bản Kẻ Tắt 40 hộ Điểm tái định cƣ số 3: Bản Bá Hạ 64 hộ

Đối với 30 hộ ở lại: tổ chức ổn định sản xuất, đời sống và văn hoá - xã hội cho 30 hộ tại bản Cò Phạt để phối hợp với Bộ đội Biên phòng, lực lƣợng kiểm lâm và cơ quan quản lý du lịch làm tốt công tác giữ gìn trật tự an ninh biên giới, bảo vệ rừng và kết hợp phát triển du lịch sinh thái Vƣờn Quốc gia Pù Mát.

Đối với 36 hộ đã di chuyển năm 2002: tiếp tục hỗ trợ tổ chức ổn định sản xuất, đời sống và văn hoá - xã hội cho 36 hộ, 194 khẩu đã di chuyển ra 2 bản Tân Sơn và Cửa Ráo thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

* Khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, nguồn nước, tiềm năng du lịch

Tài nguyên rừng: thực hiện giao đất giao rừng, khoanh vùng giao khoán cho từng hộ gia đình để họ bảo vệ và khai thác hợp lí. Phần chân núi trồng rừng nguyên liệu nhƣ mét, gỗ sƣa, keo…; ven đồi núi thấp quy hoạch khoanh vùng để các hộ dân đƣợc phép tỉa bắp, trồng lúa. Các vùng trũng giáp ranh giữa chân núi và ven khe suối hƣớng dẫn đồng bào trồng xen cây lƣơng thực ngắn ngày và cây nguyên liệu... Phần sƣờn núi thấp áp dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh để khoanh nuôi, bảo vệ rừng hiện có.

Chăn nuôi: Đối với các hộ gia đình ở khu tái định cƣ đã ổn định, thực hiện hỗ trợ giống vật nuôi và cử cán bộ khuyến nông khuyến lâm ở địa phƣơng trang bị kiến thức, hƣớng dẫn đồng bào chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm theo hƣớng tập trung có chuồng trại, trồng cỏ để cung cấp thức ăn tại chỗ cho gia súc.

Xây dựng hạ tầng phát triển du lịch: bao gồm xây dựng khu đón tiếp khách (tại đập Phà Lài), khu lƣu trú và dịch vụ tổng hợp, khu chuyển tiếp (tại bản Cò Phạt), hỗ trợ mua sắm phƣơng tiện vận tải (theo quy hoạch xây dựng khu du lịch đập Pha Lài, bản Cò Phát đã đƣợc tỉnh Nghệ An phê duyệt.

Đất sản xuất nông nghiệp ở khu tái định cƣ: khai hoang, sản xuất lúa nƣớc, đất màu; trên diện tích đất vƣờn hộ gia đình hƣớng dẫn trồng rau, màu, cây ăn quả nhƣ nhãn, vải, cam, xoài, đu đủ.

*Từng bước ổn định phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho tộc người Đan Lai vùng tái định cư

Tiếp tục đẩy mạnh việc đền bù, thu hồi đất để giao cho các hộ dân tộc ngƣời Đan Lai tái định cƣ tổ chức sản xuất nông - lâm kết hợp. Hỗ trợ kinh phí để phát triển chăn nuôi; chuyển đổi phƣơng thức sản xuất từ chỗ sản xuất nƣơng rẫy, săn bắn, hái lƣợm sang sản xuất đất bằng, ruộng nƣớc, trồng rừng, chăn nuôi nên hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

Hỗ trợ đất sản xuất: bình quân mỗi hộ đƣợc giao 0,219 ha ruộng lúa; 0,158 ha đất màu; 2,7 ha đất lâm nghiệp; 400 m2 đất ở; 0,324 ha đất vƣờn. Hỗ trợ giống cây trồng, phân bón cho vụ sản xuất đầu tiên. Hỗ trợ con giống, bao gồm hỗ trợ mua trâu, bò cày kéo, lợn giống. Hỗ trợ mua dụng cụ sản xuất: cày, bừa, cuốc, xẻng. Hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm nhƣ tập huấn hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác, hƣớng dẫn xây dựng vƣờn hộ gia đình và trang trại. Áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, trồng cây nguyên liệu, chế biến lâm sản và các ngành nghề khác đến hộ gia đình; hỗ trợ dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ thú y trong 3 năm, hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế vƣờn miền núi.

Chủ yếu là hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm nhƣ tập huấn hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác, hƣớng dẫn xây dựng vƣờn hộ, trang trại, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi ong, trồng cây lâm nghiệp. Hỗ trợ các loại giống trồng trọt, chăn nuôi, vật tƣ, phân bón. Hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế vƣờn.

3.3.2. Các giải pháp về xã hội

*Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xoá bỏ những hủ tục lạc hậu; ngăn chặn các nguy cơ suy thoái nòi giống

Văn hoá: hƣớng dẫn bà con sinh hoạt nhằm tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về hôn nhân, gia đình, sinh đẻ có kế hoạch, xây dựng bản, làng và gia đình văn hoá, bài trừ mê tín, dị đoan... để tạo môi trƣờng văn hoá lành mạnh, nâng cao dân trí. Mở rộng giao lƣu văn hoá với đồng bào các dân tộc khác, góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc sinh sống trên địa bàn.

Giáo dục và đào tạo: có kế hoạch đào tạo lâu dài, tổ chức cho con em đồng bào dân tộc học nội trú ở huyện, ở tỉnh; đào tạo nghề và hƣớng nghiệp để sau khi học tập các em trở về phục vụ thôn bản.

*Nâng cao nhận thức, trình độ dân trí, bảo đảm vệ sinh, y tế, chăm sóc sức khoẻ

Tăng cƣờng cán bộ y tế xuống thôn bản để phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về sức khoẻ sinh sản nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào về quan hệ hôn nhân cận huyết thống,

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số đan lai tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)