Tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số đan lai tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 33)

Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết 13 ngày 11 tháng 6 năm 1999 về phát triển kinh tế gò đồi và miền núi; Nghị quyết 07 năm 2001 về công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Định hƣớng "phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi" tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 và những năm sau 2010… Nhờ có những chính sách và những giải pháp rất cụ thể và quan trọng, các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách tích cực, hiệu quả, đã làm chuyển biến mạnh mẽ tập quán canh tác, tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh đã có bƣớc chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Cụ thể:

Về phát triển kinh tế:

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao năng suất, sản lƣợng cây trồng, đồng thời phải sƣu tầm và giữ lại các bộ giống đặc sản truyền thống.

Đẩy mạnh công tác trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ thông qua các dự án của Tỉnh. Lập dự án bảo tồn rừng nguyên sinh, rừng quốc gia Bạch Mã để quản lý bảo vệ rừng, động thực vật quý hiếm hiện có. Điều tiết nguồn nƣớc, tạo cảnh quan, môi trƣờng sinh thái cho vùng du lịch sinh thái trọng điểm dọc đƣờng Hồ Chí Minh trong tƣơng lai.

Phát triển ngành nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc nhƣ: dệt thổ cẩm, đan lát, xây dựng xƣởng mộc Mỹ nghệ...

Gắn việc phát triển thƣơng mại, dịch vụ, phát triển ngành nghề truyền thống với phát triển du lịch sinh thái, du lịch lịch sử (DMZ).

Văn hoá - Xã hội: tăng cƣờng công tác truyền thông, công tác kế hoạch hoá gia đình. Bố trí lại lao động và sắp xếp dân cƣ hợp lý để phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế trong vùng. Chú trọng nâng cao chất lƣợng lao động thông qua xây dựng mô hình và các lớp đào tạo ngắn, dài ngày.

Xây dựng Đề án sƣu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số, vật thể, phi vật thể ở Thừa Thiên Huế. Sƣu tầm các lễ hội truyền thống để duy trì và phát triển.

Xây dựng các làng văn hoá đạt chuẩn văn hoá. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá trong cƣới hỏi, tang lễ. Xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cƣ, phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh Quốc phòng.

Mở lớp đào tạo Đại học tại chức chuyên ngành ngắn, dài ngày cho cán bộ xã, thôn bản. Tiếp cận và tham gia các lớp đào tạo nâng cao năng lực của các dự án Quốc tế.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành khu trung tâm kinh tế - thƣơng mại cửa khẩu. Tập trung xây dựng các công trình thuỷ lợi để phục vụ tƣới tiêu nông nghiệp, đặc biệt ruộng nƣớc.

Gắn phát triển kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng: Có kế hoạch dãn dân đến sống tại các tuyến đƣờng quốc phòng để bảo vệ địa bàn. Xây dựng trận tuyến dân quân để bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, xây dựng các Đồn Biên phòng ở các chốt tiền tiêu trọng điểm.

Xây dựng mối quan hệ tốt với nhân dân các xã biên giới, phối hợp chặt chẽ lực lƣợng vũ trang nƣớc bạn Lào để phòng chống tội phạm, lực lƣợng phản cách mạng đang có âm mƣu trong diễn biến hoà bình

Nhận xét và đánh giá chung: Đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và

sự cố gắng nỗ lực của Tỉnh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số về kinh tế - xã hội - môi trƣờng đã có những bƣớc phát triển đáng kể:

Các công trình hạ tầng thiết yếu (điện, đƣờng, trƣờng học, trạm xá, thuỷ lợi nhỏ, nƣớc sinh hoạt, chợ...) đa số đƣợc xây dựng kiên cố, trên 80% hộ gia đình sử dụng điện lƣới quốc gia, trên 60% hộ gia đình sử dụng nƣớc hợp vệ sinh để sinh hoạt, hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tƣới tiêu cho diện tích lúa nƣớc 2 vụ...

Đồng bào dân tộc thiểu số đã từ bỏ phƣơng thức canh tác lạc hậu, du canh du cƣ, đốt rừng làm nƣơng rẫy, đã ổn định định canh, định cƣ để phát triển sản xuất nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo tăng thu nhập.

Đời sống văn hoá - xã hội từng bƣớc đƣợc cải thiện, nâng cao, 100% xã đều có trƣờng tiểu học kiên cố, các hệ thống trƣờng bán trú đƣợc xây dựng hoàn thiện. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả.

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho đồng bào các dân tộc đƣợc đặc biệt quan tâm, 100% xã có trạm y tế, đủ bác sĩ, y sĩ để khám và chữa bệnh; các dịch bệnh thông thƣờng ở miền núi ngày một kiểm soát và đẩy lùi.

Đời sống văn hoá tinh thần phong phú đa dạng, các nhà văn hoá đƣợc xây dựng, tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc có nơi để sinh hoạt và tổ

chức các lễ hội văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc. Các ngành nghề truyền thống, các phƣơng tiện thông tin về tận thôn bản, ngƣời dân biết nhiều thông tin, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và tình hình Quốc tế, nhiều kinh nghiệm sản xuất của các địa phƣơng, dân tộc khác trong cả nƣớc để ứng dụng vào điều kiện của địa phƣơng mình có hiệu quả.

Đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn, bản từng bƣớc đƣợc nâng cao về năng lực quản lý và điều hành. Hệ thống chính trị ngày càng đƣợc tăng cƣờng và củng cố. An ninh quốc phòng luôn đƣợc giữ vững. Bộ mặt nông thôn miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế thay đổi và có nhiều khởi sắc.

Tuy nhiên, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thừa Thiên Huế trong thời điểm hiện nay vẫn là vùng chậm phát triển; tài nguyên đất đai, rừng, khoáng sản chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả; kết cấu hạ tầng chƣa phát triển toàn diện; đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn khó khăn. Năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ cấp xã, thôn bản còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số đan lai tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)