Tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số đan lai tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 38)

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng núi trung du phía Bắc, có diện tích tự nhiên 3.531 km2. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm 33%, đất nông nghiệp chiếm 23% còn lại là diện tích đất đồi trọc. Dân số tỉnh Thái Nguyên khoảng 1.131.278 ngƣời gồm 8 dân tộc anh em trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 304.234 ngƣời. Toàn tỉnh có 9 huyện, thị xã, thành phố với 181 xã, phƣờng, thị trấn, 3.065 thôn bản với 328.096 hộ, trong đó có 100 xã vùng khó khăn.

Đặc điểm về phát triển kinh tế: Vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với phần lớn còn sản xuất từ nƣơng rẫy, phƣơng thức sản xuất lạc hậu, công cụ lao động thô sơ nên năng suất cây trồng thấp, việc giải quyết lƣơng thực không vững chắc, thiếu đói thƣờng xuyên đe dọa cuộc sống của đồng bào. Bình quân lƣơng thực quy thóc đầu ngƣời vùng dân tộc thiểu số là 350kg/năm.

Các giải pháp xoá đói giảm nghèo bao gồm: - Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

- Phát triển giáo dục nâng cao dân trí.

- Quy hoạch sử dụng đất đai, nhất là huy động các diện tích có thể vào sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt đất canh tác, gắn quy hoạch đất đai với phát triển các ngành nghề phi nông lâm nghiệp.

- Tăng cƣờng đầu tƣ vốn vay.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông hƣớng dẫn ngƣời dân kỹ thuật canh tác, lựa chọn các cây trồng có lợi thế so sánh trên thị trƣờng.

- Tăng cƣờng đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng. Trong đó, giải pháp về giáo dục, về khuyến nông và vốn vay là các giải pháp triển khai cho đồng bào dân tộc mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với cho nhân dân trong vùng. Bởi lẽ, đồng bào dân tộc thiểu số quá nghèo và ít có điều kiện học hành, ít thông tin khoa học kỹ thuật. Đầu tƣ phát triển giáo dục miền núi, phát triển hệ thống khuyến nông và cho vay vốn, cần ƣu tiên hơn cho ngƣời dân tộc để họ sớm tiến kịp ngƣời Kinh và ngƣời Hoa, để họ sớm theo kịp và hội nhập với dòng chảy chung của quá trình phát triển rất nhanh chóng của toàn đất nƣớc.

Năm 2012, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đề ra mục tiêu, các giải pháp để quyết tâm xây dựng thành công nông thôn mới. Đây là yêu cầu cấp bách, là đòi hỏi từ chính thực tiễn cuộc sống, do vậy đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là việc đẩy mạnh thực hiện từ cơ sở. Trong thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới theo theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 7 (Khóa X) về "Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn"; Thái Nguyên xác định mục tiêu tiếp tục tập trung làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân, thực hiện tốt việc lồng ghép các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội để huy động các nguồn lực đầu tƣ để đem lại hiệu quả thiết thực. Không ngừng kiện toàn tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo phát huy hiệu quả trong triển khai chƣơng trình. Tỉnh Thái Nguyên quyết tâm thực hiện mục tiêu chuyển đổi trên 56% số lao động ở nông thôn hiện nay xuống còn 30% vào năm 2015 và phấn đấu đạt 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2015 và trên 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020. Đây cũng là năm, công tác xóa đói, giảm nghèo, bảo trợ xã hội thực hiện các chính sách an sinh xã hội đƣợc Thái Nguyên quan tâm, chú trọng.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số đan lai tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)