Tình hình thế giới

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số đan lai tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 71)

Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hƣớng rất đáng báo động. Theo một nghiên cứu của WB, nguy cơ đối với ngƣời nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, và tốc độ tăng trƣởng kinh tế suy giảm trong năm 2009 đã đẩy thêm 53 triệu ngƣời nữa rơi vào tình trạng nghèo đói, thêm vào con số 130-155 triệu ngƣời của năm 2008, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao.

Suy thoái kinh tế dự kiến mỗi năm sẽ đe dọa thêm mạng sống của 200.000 đến 400.000 trẻ em trong giai đoạn 2010-2015, theo đó 1,4 đến 2,8 triệu trẻ em có thể bị tử vong nếu khủng hoảng tiếp diễn.

Tổ chức từ thiện Finn Care của Anh công bố một nghiên cứu cho thấy khoảng 12,5 triệu ngƣời Anh, tức 20% dân số nƣớc này, đang sống dƣới mức nghèo đói (theo chuẩn của Anh). Đây là thực tế đáng ngạc nhiên bởi Anh vốn đƣợc xem là nền kinh tế lớn thứ tƣ thế giới. Hơn 140 triệu ngƣời ở châu Á bị đẩy vào tình trạng cực kỳ nghèo đói trong năm 2009 khi nạn thất nghiệp gia tăng do suy thoái kinh tế toàn cầu. Đó là cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong bản báo cáo mang tên The Fallout in Asia đƣợc công bố ngày 18/2/2010.

Theo nhận định của ông Kuroda (Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), khoảng 620 triệu ngƣời ở châu Á sống dƣới mức 1USD/ngày. Ít nhất một nửa và trong số này lần lƣợt sống ở Ấn Độ và Trung Quốc - 2 nƣớc có nền kinh tế đang phát triển mạnh.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, châu Phi là châu lục có tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao nhất thế giới (25,6% ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi). Thất nghiệp là một trong những vấn đề chủ chốt gây ra nạn đói nghèo của lục địa Đen và ảnh hƣởng tiêu cực đến các chƣơng trình và các kế hoạch phát triển, với tỉ lệ tăng 10% mỗi năm. 32 trong số 38 nƣớc nghèo nhất thế giới là thuộc châu Phi. Số tiền nợ của châu Phi lên tới 425 tỉ USD. Tuổi thọ trung bình ở châu Phi thấp nhất thế giới, 45 tuổi. Chỉ có 58% số ngƣời dân châu Phi đƣợc dùng nƣớc sạch.

Từ vài thập kỷ nay, tỉ lệ mù chữ tại châu Phi gia tăng, chiếm khoảng 40% số dân châu Phi ở độ tuổi 15 và chiếm hơn 50% số phụ nữ ở độ tuổi 25. Từ nhiều năm nay, châu Phi đã phải gánh chịu một vấn đề kinh niên là vấn đề ngƣời tị nạn. Theo các con số chính thức, tại châu Phi có hơn 7 triệu ngƣời tị nạn và hơn 20 triệu ngƣời không có nhà cửa do hàng loạt các cuộc xung đột và nội chiến gây ra và đã để lại một hậu quả nặng nề về nạn đói, nạn suy dinh dƣỡng và kinh tế bị đình trệ.

Châu Phi đang phải đối mặt với nạn hạn hán kinh niên và bị thiếu nƣớc sạch thƣờng xuyên, điều này đã và đang cản trở sự phát triển của châu lục này. Tình trạng không đƣợc sử dụng nƣớc sạch và mất vệ sinh đã gây ra những hậu quả tai hại và là nguồn gây ra các bệnh dịch trên toàn châu Phi. Mặc dù trong những năm qua, các nƣớc châu Phi đã đạt đƣợc những tiến bộ về việc cung cấp nƣớc sạch và điều kiện vệ sinh, song những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vẫn chƣa đạt đƣợc.

Đói nghèo đã trở thành thách thức lớn, đe dọa đến sự sống còn, ổn định và phát triển của thế giới và nhân loại. Sở dĩ nhƣ vậy bởi vì thế giới là một chỉnh thể thống nhất, và mỗi quốc gia là một chủ thể trong chính thể thống nhất ấy. Toàn cầu hóa đã trở thành cầu nối liên kết các quốc gia lại với nhau, các quốc gia có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, sự ổn định và phát

triển của một quốc gia có ảnh hƣởng trực tiếp và sâu sắc đến sự ổn định và phát triển của các quốc gia khác.

Nhƣ vậy, đói nghèo là một trong những nguyên nhân đang trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong và phát triển của loài ngƣời. Tác động của nó trong quan hệ quốc tế là rất lớn và vì vậy vấn đề này không phải của một quốc gia riêng lẻ nào mà là của toàn nhân loại, đòi hỏi thế giới phải chung tay để giải quyết một cách triệt để và toàn diện. Ngăn chặn tình trạng đói nghèo sẽ không chỉ giúp nâng cao cuộc sống tại các nƣớc đang phát triển mà còn mang lại sự bảo đảm về an ninh cho các nƣớc giàu.

Hội nghị hằng năm của Ủy ban Phát triển xã hội (CSD) của LHQ ngày 6 tháng 2 năm 2012 vừa cảnh báo, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang đe dọa các nỗ lực giảm đói nghèo trên thế giới, đồng thời khiến tình trạng thất nghiệp tăng vọt và đẩy nhiều chính phủ đến bên bờ vực sụp đổ.

Hội nghị CSD đƣa ra cảnh báo nêu trên trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính -kinh tế toàn cầu đang diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ở châu Âu. Theo đó, khi các quốc gia phải thực hiện các chính sách kinh tế khắc khổ, cắt giảm an sinh xã hội nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ, số ngƣời thất nghiệp, ngƣời nghèo đã tăng vọt.

Khủng hoảng kinh tế cũng đã "đánh" mạnh vào các nền kinh tế châu Phi khiến châu lục này có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao nhất thế giới (25,6% ở khu vực Bắc Phi). Thất nghiệp là một trong những vấn đề chủ chốt gây ra nạn đói nghèo của "lục địa đen" và ảnh hƣởng tiêu cực đến các chƣơng trình và các kế hoạch phát triển. Hiện 32 trong số 38 nƣớc nghèo nhất thế giới thuộc về châu Phi.

Hội nghị CSD đã chỉ ra một nghịch cảnh là 20% dân số nghèo nhất hiện chỉ sở hữu 1% tổng thu nhập toàn thế giới, trong khi 1% dân số giàu có nhất chiếm tới 14% tổng thu nhập toàn cầu. Hiện vẫn có 75% dân số thế giới

không đƣợc hƣởng các lợi ích từ những dịch vụ bảo hiểm xã hội thích hợp, tuy nhiên các nghiên cứu của LHQ cho thấy, nếu không bị cắt giảm do khủng hoảng kinh tế, các chƣơng trình bảo hiểm xã hội này hoàn toàn có thể thực hiện hiệu quả ở hầu hết các nƣớc.

Ngoài khủng hoảng kinh tế, tình trạng bất ổn chính trị, dân số tăng nhanh, biến đổi khí hậu... cũng đang làm gia tăng số ngƣời đói nghèo trên thế giới, mà đối tƣợng phải gánh chịu hậu quả lớn nhất của tình trạng nghèo đói là trẻ em. Báo cáo ngày 6-2 của Quỹ Nhi Ðồng LHQ (UNICEF) đã kêu gọi cộng đồng thế giới hành động ngay do nhu cầu cứu trợ khẩn cấp trẻ em đang nổi lên gay gắt và có nguy cơ lớn biến thành khủng hoảng nhân đạo ở 38 nƣớc. Trong năm 2012, số trẻ em trên thế giới cần cứu trợ khẩn cấp do các thảm họa thiên tai, xung đột, đói nghèo và dịch bệnh có thể lên tới 97 triệu ngƣời, chủ yếu ở các vùng miền đông và miền nam châu Phi, khu vực Sừng châu Phi và Tiểu sa mạc Xa-ha-ra. Tuy nhiên cho đến nay, UNICEF chỉ mới nhận đƣợc chƣa đầy 50% nguồn quỹ cần thiết để đáp ứng các nhu cầu này.

Trƣớc thực trạng nêu trên, Hội nghị CSD kêu gọi các nƣớc bảo vệ những ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhất do khủng hoảng kinh tế và tránh để suy thoái kinh tế cản bƣớc cuộc chiến chống đói nghèo. Ngân sách cho các chƣơng trình phát triển xã hội cần đƣợc các quốc gia duy trì, nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn đói nghèo xuyên thế hệ, đặc biệt tại các nƣớc nghèo ở châu Phi. Ngoài ra, cần tránh việc cắt giảm nguồn tài chính bảo hiểm xã hội vì điều này sẽ tác động tiêu cực đến việc làm, y tế và giáo dục, dẫn tới khủng hoảng xã hội quy mô lớn và kéo dài.

Châu Á – Thái Bình Dƣơng: Trƣớc bối cảnh nạn đói tại các quốc gia vẫn không có dấu hiệu suy giảm, giá lƣơng thực thế giới đã tăng gấp đôi trong vòng một thập kỷ qua, châu Á - Thái Bình Dƣơng, trong đó có Việt Nam, đang là khu vực chịu ảnh hƣởng nặng nề và phức tạp nhất.

Mặc dù có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh nhất thế giới, nhƣng châu Á - Thái Bình Dƣơng cũng là khu vực có nạn đói hoành hành nhất, với 578 triệu ngƣời suy dinh dƣỡng trong năm 2010, chiếm khoảng 62% số ngƣời bị đói trên toàn cầu. Tỷ lệ này cho thấy hầu nhƣ không có sự thay đổi nào về số ngƣời đói tại khu vực này trong 20 năm qua dù tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh chóng mặt ở hầu hết các quốc gia. Trong đó Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh, Indonesia và Philippines là những quốc gia có nạn đói nghiêm trọng nhất, chiếm đến 91%.

Ngoài ra, những tác động của biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên thƣờng xuyên, các chính sách thƣơng mại, giá dầu thô tăng cao và việc sử dụng ngày càng tăng các cây lƣơng thực làm nhiên liệu sinh học cũng là những vấn đề khó lƣờng trong tƣơng lai, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu.

Trƣớc tình hình trên, việc đạt mục tiêu giảm một nửa tỷ lệ ngƣời đói cùng vực từ 20% dân số năm 1990 xuống còn một nửa vào năm 2015 của FAO đang là một thách thức thực sự khi mà tỷ lệ này vẫn cao tới 16% trong năm 2010.

Năm 2011 là năm mà cả thế giới không khỏi bàng hoàng chứng kiến và trải qua không biết bao nhiêu biến động kể từ sự kiện 11/3 thảm họa kép động đất và sóng thần là tấn thảm kịch bao trùm không khí ảm đạm lên toàn bộ nƣớc Nhật trong suốt những thập niên qua, cho đến việc CIA Mỹ tiêu diệt thành công tên trùm khủng bố khét tiếng Bin Laden tại nhà riêng của hắn ở Pakistan, và gần đây nhất là hai vụ thảm sát liên tiếp, trƣớc là vụ đánh bom ở Trung tâm Olso của Nauy mà không lâu cách đó vài giờ là vụ thảm sát ở trại hè thanh thiếu niên làm nhân tổng số ngƣời thiệt mạng hơn 70 ngƣời (phần lớn là trẻ em), báo hiệu một nguy cơ tiềm tàng đe dọa đến tình hình an ninh ở quốc gia vốn rất thanh bình này. Tất cả các sự kiện liên tiếp xảy ra trong năm qua là tiếng chuông cảnh báo cho những thách thức về an ninh, chính trị, kinh

tế và đó không phải sứ mệnh đối phó của riêng gì quốc gia nào mà nó còn ảnh hƣởng tác động lên tình hình thế giới trong đó có Việt Nam.

Các chuyên gia quốc tế nhận định về diễn biến một số điểm nóng trên toàn thế giới năm 2011 có nguy cơ bùng phát bạo lực và xung đột sẽ là một mối nguy cho toàn nhân loại trong thế giới hòa bình này. Song song với tình hình thế giới bất ổn, Việt Nam cũng đang nỗ lực tối đa trong việc dành lại chủ quyền biển trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Sự việc đã dấy lên mối bất hòa trong bang giao giữa hai nƣớc Trung Quốc và Việt Nam mà từ lâu vấn đề tranh chấp Biển Đông luôn nằm trong tầm ngắm của quốc gia đến từ Phƣơng Bắc này. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức từ sau khi thảm họa kép động đất và sóng thần ở Nhật Bản, những biến động chính trị ở Bắc Phi Trung Đông và trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam không tránh khỏi chịu ảnh hƣởng tiêu cực và gặp phải một số khó khăn, trong đó nổi lên vấn đề lạm phát tăng cao trở thành thách thức đối với công tác điều hành vĩ mô cả năm 2011, đồng thời ảnh hƣởng đến công tác bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực. Giá cả các mặt hàng liên tục leo thang nhất là các mặt hàng lƣơng thực thực phẩm ảnh hƣởng đến chỉ số tiêu dùng giảm. Giá cả tăng cao vô hình dung làm mất cân đối, chênh lệch và tỷ lệ nghịch trong vấn đề tiền lƣơng khiến cuộc sống của ngƣời dân vô cùng khó khăn trong việc lựa chọn giải pháp chi tiêu hợp lý để bảo đảm cuộc sống. Bên cạnh đó, những biểu hiện về biến đổi khí hậu trong những năm qua ngày một rõ rệt. Minh chứng là từ năm 1960 đến nay, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 độ C, mực nƣớc biển đã dâng khoảng 20cm. Đặc biệt, hiện tƣợng El Nino và La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến thời tiết Việt Nam, gây ra bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt. Đây chính là nguy cơ đe dọa đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Thiên tai bão

lũ kéo theo dịch bệnh lan tràn tác động xấu đến kinh tế và đời sống của ngƣời dân, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc bảo đảm an sinh xã hội, nhất là khu vực nông thôn. Trƣớc tình hình trên, Đảng và Nhà Nƣớc nên có những chính sách thõa đáng trong việc ứng phó những thách thức khó khăn trƣớc mắt nhằm đem lại sự bình yên, ổn định và phát triển dân tộc.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số đan lai tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 71)