0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ ĐAN LAI TẠI HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 36 -36 )

Cuối năm 2009, Quảng Nam tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số từ huyện đến tỉnh. Đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 7, Hội nghị Trung ƣơng Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc, Quảng Nam có những thành tựu đƣợc tạo dựng với bao công sức đáng tự hào, nhất là trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Quảng Nam có vùng dân tộc, miền núi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên. Toàn tỉnh có 9 huyện với 115 xã ở vùng cao và miền núi. Dân số đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 11 vạn ngƣời; có 4 thành phần dân tộc bản địa: Cơtu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng và Co.

Sau khi có nghị quyết của Trung ƣơng, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết 05 về dân tộc và miền núi. Theo đó, UBND tỉnh đã xây dựng chƣơng trình hành động tập trung chỉ đạo và đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo vùng dân

tộc thiểu số bằng nhiều nguồn lực, chƣơng trình, dự án xây dựng hạ tầng cơ sở và phát triển sản xuất. Trong đó, một kết quả quan trọng là sau 7 năm thực hiện Chƣơng trình 135, Quảng Nam có 10/54 xã hoàn thành các mục tiêu của chƣơng trình và từ năm 2006 triển khai thực hiện giai đoạn II ở 57 xã. Qua thực hiện Chƣơng trình 135, tốc độ xóa đói giảm nghèo đƣợc đẩy nhanh (bình quân giảm 5%/năm) cùng với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo bƣớc phát triển có tính đồng bộ theo hƣớng bền vững.

Bên cạnh Chƣơng trình 135, trong 5 năm qua, Chƣơng trình 134 đã tạo ra bƣớc ngoặt nhƣ một cuộc cách mạng với kết quả xóa nhà tạm cho hơn 15 nghìn hộ, đạt hơn 90% số hộ nằm trong diện xóa nhà tạm; giải quyết hàng trăm héc ta đất ở và hàng nghìn héc ta đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhƣ cấp giống lúa mới (lúa nƣớc) cho 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn.

Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đã coi trọng phát triển ruộng nƣớc, vận động nhân dân tự khai hoang, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vƣờn đồi (đất dốc), trồng các loại cây có giá trị nhƣ cây nguyên liệu giấy, cây quế, mây... Đầu tƣ xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Đắc Ốc - Nam Giang. Triển khai bƣớc đầu việc tái định cƣ cho đồng bào du canh du cƣ với các hình thức linh hoạt xen ghép và tập trung, phù hợp với đặc thù địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

Kinh tế phát triển tạo động lực căn bản để đầu tƣ cho văn hóa, xã hội. Tỉnh đã hỗ trợ kinh phí để xây dựng các nhà làng truyền thống của các dân tộc, đến nay có hơn 70% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng. Tiến hành xuất bản sách giới thiệu các dân tộc thiểu số của tỉnh. Triển khai nhiều đề tài nghiên cứu bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.

Tỉnh ủy có Nghị quyết chuyên đề về đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các sở, ban, ngành tỉnh. Vai trò già làng, ngƣời có uy tín đƣợc phát huy. Hàng năm tỉnh và các huyện đều mở các hội nghị để biểu dƣơng những già làng, trƣởng bản có uy tín. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới đƣợc giữ vững. Không để xảy ra "điểm nóng" về an ninh - trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ ĐAN LAI TẠI HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 36 -36 )

×