Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo một số huyện miền núi trong tỉnh

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số đan lai tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 40)

Nghệ An

Tỉnh Nghệ An có 10 huyện, thị xã miền núi. Mỗi địa phƣơng có một lợi thế khác nhau để phát triển cây trồng, vật nuôi. Từ trƣớc đến nay, tỉnh và các địa phƣơng vận dụng các chƣơng trình đầu tƣ hỗ trợ của Chính phủ xây dựng mô hình phát triển kinh tế bằng cách đƣa các giống cây, con vào nuôi trồng, nhằm tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc có việc làm, ổn định đời sống, song tiềm năng vẫn chƣa đƣợc khai thác theo hƣớng đầu tƣ chiều sâu.

Các huyện miền núi Nghệ An có 13.750,1 km2, chiếm 83% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó vùng núi cao chiếm 58%. Dân số có gần 1,2 triệu ngƣời, chiếm gần 37% dân số toàn tỉnh. Trên chiều dài 419 km đƣờng biên giới, có 4 cửa khẩu, kết nối giao thƣơng với nƣớc bạn Lào và phía Đông Bắc - Thái Lan. Với 4 tuyến giao thông chính, nối hành lang kinh tế Đông – Tây và đƣờng Hồ Chí Minh, rất thuận lợi cho giao thƣơng hàng hóa.

Với diện tích rộng lớn nen miền Tây - Nghệ An có quỹ đất dồi dào với hệ đất feralit là chủ yếu, nhƣ đất đỏ đá vôi, đất đỏ vàng, đỏ nâu, đất ba zan… rất phự hợp với các cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, trồng cỏ, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, và có giá trị xuất khẩu, xóa đói giảm nghèo

Ngoài ra, còn có đất phù sa ở thung lũng, sông suối chiếm tỷ lệ nhỏ, dựng để trồng lƣơng thực cung cấp lƣơng thực tại chỗ cho dân bản địa. Điều đặc biệt là vùng miền núi của ta nằm ở giao điểm các luồng đƣờng giao thông từ Bắc vào Nam, từ miền ven biển qua đồng bằng lên vùng núi để qua Lào. Ở các huyện vùng cao nhƣ Tƣơng Dƣơng, Kỳ Sơn, Quế Phong… do sự chia cắt của đồi núi cao, đã tạo nên những tiểu vùng khí hậu đặc thù.

Từ nhiều năm qua, đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nƣớc rất nhiều chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế nông, lâm, ngƣ nghiệp dành cho

các huyện miền núi. Nhiều địa phƣơng đã vận dụng, khai thác tiềm năng của mình có hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Huyện Con Cuông nhiều năm qua đã phát triển diện tích cho công nghiệp, cam Bãi Phủ, rừng nguyên liệu. Huyện Kỳ Sơn chú trọng phát triển chè Tuyết shan, cây canh kiến, hoa ly… Huyện Quế Phong mới đây đƣa cây chanh leo vào trồng cho năng suất cao. Các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chƣơng từ lâu vẫn giữ các cây trồng thế mạnh, nhƣ chè, cao su, mía đƣờng, cam...

Nhiều địa phƣơng đã lợi dụng địa bàn đồi núi để phát triển các vật nuôi thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao: lợn rừng, lợn đen, nhím, dê, gà, trâu, bò. Ngoài ra, các địa phƣơng còn xây dựng các mô hình điểm về cây trồng, vật nuôi bằng giống mới để bà con học tập, làm theo, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các giống bản địa. Rõ ràng cùng với sự quan tâm của nhà nƣớc và sự cần cù chịu khó của đồng bào, cho nên những năm gần đây các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã đong góp cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh bằng cung cấp các nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông, lâm sản. Vì thế đời sống của đồng bào các dân tộc nhiều nơi đã cải thiện rõ rệt. Nổi bật là các địa phƣơng: Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hòa.

Mô hình nuôi cá lồng trên thƣợng nguồn sông Lam cũng là tiềm năng của vùng miền núi.

Từ năm 1996, tỉnh Nghệ An có chủ trƣơng xóa bỏ cây thuốc phiện tại các huyện vùng rẻo cao Kỳ Sơn và Quế Phong, sau đó là có chủ trƣơng vận động nhân dân trồng các loại cây ăn quả, nhƣ mận tam hoa, cây cành kiến, khoai sọ, bí xanh, đào, hồng… Sau nhiều năm trồng và chăm sóc, hàng trăm ha cây ăn quả các loại phát triển và sản lƣợng trái cây tƣơng đối lớn.

Đối với chăn nuôi, vùng miền Tây – Nghệ An có lợi thế phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đó là những vùng đất bãi đồi rất thuận lợi chăn thả trâu

bò. Bên cạnh đó còn có nhiều diện tích đất dùng để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Những năm qua, nhiều địa phƣơng đã có chủ trƣơng nâng cao chất lƣợng đàn trâu, bò bằng cách sind hóa. Lợn đen, gà mông chân đen, cá lồng… đối với miền xuôi hiện nay là đặc sản.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của 10 huyện miền núi của tỉnh Nghệ An thời gian qua; kết quả thực hiện Nghị quyết 30a đối với 3 huyện Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng và Quế Phong; kết quả và những kinh nghiệm phát triển chăn nuôi ở các huyện miền núi Nghệ An. Những năm qua, nhờ lồng ghép nhiều chƣơng trình nhƣ 135, 30a và các chính sách dân tộc miền núi nên tốc độ xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế ở các huyện miền núi đạt kết quả cao. Công tác hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở đƣợc đẩy mạnh, riêng 3 huyện Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Quế Phong đó có hơn 7.200 nhà ở hộ nghèo đƣợc xây dựng, đạt 98% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo của 3 huyện vùng cao giảm hơn 4%/ năm. Những tháng đầu năm 2012, sản xuất nông nghiệp và tiểu - thủ công nghiệp Nghệ An tiếp tục có bƣớc phát triển, đời sống ngƣời dân đƣợc nâng cao. Trong lĩnh vực chăn nuôi, số gia súc và gia cầm ở 10 huyện miền núi tiếp tục tăng nhanh, trong đó đàn trâu bò đạt trên 500.000 con, đàn bò sữa đạt 14.000 con, đứng thứ 2 cả nƣớc sau T.P Hồ Chí Minh.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG TỘC NGƢỜI ĐAN LAI (HUYỆN CON CUÔNG – TỈNH NGHỆ AN) 2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xóa đói giảm nghèo vùng Đan Lai

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Tỉnh Nghệ An là tỉnh diên hải vùng Bắc Trung bộ nƣớc Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 18o33' đến 20o00' vĩ độ Bắc và từ 103o52' đến 105o48' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Có tổng diện tích tự nhiên là 16.487 km2, dân số 2.915.055 ngƣời (năm 2011), gồm 20 huyện và thành phố, Thị xã: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lƣu, Yên Thành, Đô Lƣơng, Nghi Lộc, Hƣng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chƣơng, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tƣơng Dƣơng, Kỳ Sơn, có 10 huyện, Thị xã miền núi là huyện: Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tƣơng Dƣơng, Kỳ Sơn, Thị xã Thái Hoà và có 4 huyện có xã miền núi là huyện Thanh Chƣơng, Yên Thành, Nghi Lộc, Đô Lƣơng. Đây cũng là mảnh đất cƣ trú nhiều dân tộc thiểu số nhƣ: Thái, Thổ, H’Mông, Khơ Mú, Sán Dìu, Ơ Đu, tộc ngƣời Đan Lai. Mỗi dân tộc đều có nét đặc trƣng riêng về ngôn ngữ, chữ viết, trang phục, tập quán sinh hoạt, tục lệ…tạo nên những vẻ đẹp phong phú, đa dạng và đặc sắc trong bức tranh văn hoá của tỉnh Nghệ An.

Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trƣờng Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hƣớng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lƣu, Diễn Châu,

Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nƣớc biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lƣu).

Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh; Hệ thống sông ngòi dày đặc; Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 m/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mƣờng Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ƣớt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

Bản đồ Hành chính tỉnh Nghệ An

2.1.2. Đặc điểm của các dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh vào loại lớn nhất của cả nƣớc; tỉnh có miền núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của tỉnh – Là nơi cƣ trú của 6 tộc ngƣời, nơi có nhiều tài nguyên sinh học, khoáng sản có giá trị và có vai trò quan trọng đặc biệt trong chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà.

Theo số liệu điều tra dân số năm 2010, ngoài bộ phận ngƣời Kinh, ở miền núi Nghệ An có 5 dân tộc thiểu số, xét theo số lƣợng cƣ dân từ cao xuống thấp là: Dân tộc Thái có 265.591 ngƣời, gồm 3 nhóm: Thái địa phƣơng, Thái Tày Mƣờng (còn gọi là Thái Hàng Tổng), Thái Mán Thanh và Thái Tày Kháng.

Các nhóm nói trên đều cƣ trú xen cài trên 9 huyện: Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn và 3 xã của huyện Quỳnh Lƣu.

Đồng bào Thái ở Nghệ An tự gọi mình là “Pú Táy”, có vùng gọi là “Cốn Táy”. Dân tộc thổ có 56.262 ngƣời gồm 5 nhóm: Cuối, Kẹo, Họ (còn gọi là Mon Ha), Đan Lai – Lý Hà và Tày Poọng. Các nhóm: Cuối, Kẹo, Họ cƣ trú ở 3 huyện phía bắc là: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp. Các nhóm: Đan Lai, Lý Hà và Tày Poọng cƣ trú ở 2 huyện phía nam là Con Cuông và Tƣơng Dƣơng. Các nhóm Thổ nói trên không những cƣ trú biệt lập và cách xa nhau mà phần lớn phong tục tập quán cũng khác nhau, đặc biệt là không hiểu đƣợc tiếng nói của nhau để giao tiếp. Việc xếp các nhóm trên vào một dân tộc cần đƣợc nghiên cứu thêm.

Dân tộc Khơ Mú có 24.305 ngƣời, dân tộc H’Mông có 22.747 ngƣời. Cả 2 dân tộc này có mặt ở các huyện: Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Quế Phong. Còn 307 ngƣời dân tộc ơ Đu hiện còn cƣ trú ở một vài xã ở các huyện Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng.

Nhìn một cách tổng thể bức tranh cƣ trú, ta thấy các dân tộc thiểu số ở Nghệ An cƣ trú trên 3 vùng cảnh quan với các đặc thù và sắc thái khác nhau: Vùng thấp, thung lũng, vùng rẻo giữa và vùng rẻo cao. Vùng thấp – thung lũng là nơi cƣ trú tập trung của các dân tộc Thái với kinh tế truyền thống ruộng nƣớc và nƣơng rẫy. Vùng cảnh quan rẻo giữa là địa bàn cƣ trú của các dân tộc Khơ Mú, Thổ. Vùng rẻo cao là nơi cƣ trú của các dân tộc H’Mông, ơ

Đu và tộc ngƣời Đan Lai. Tính phong phú và đa dạng trên của bức tranh tộc ngƣời, cũng là sự đa dạng của hoạt động kinh tế của các loại hình tổ chức xã hội cổ truyền trong các điều kiện môi trƣờng tự nhiên khác biệt mà nó đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội, nhất là sự phát triển về văn hoá.

2.1.3. Đặc điểm, đặc thù đói nghèo của tộc người thiểu số Đan Lai

Tộc ngƣời Đan Lai là một nhóm ngƣời nhỏ, đƣợc chính phủ Việt Nam xếp vào dân tộc Thổ. Hiện tại dân số bộ tộc này chỉ còn khoảng hơn 3000 ngƣời cƣ trú ở trong rừng sâu thƣợng nguồn Khe Khặng, ven triền núi Trƣờng Sơn, giáp biên giới Việt – Lào xã Môn Sơn - Huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An; cách trung tâm huyện 40 Km, cách trung tâm tỉnh 190 Km, độ cao 1200 mét so với mực nƣớc biển. Chƣa có đƣờng ô tô đi lại, chủ yếu là đi bộ theo lối mòn ven triền núi của dãy núi Trƣờng sơn giáp ranh giữa biên giới hai nƣớc Việt - Lào hoặc bằng thuyền đuôi én dọc theo khe suối. Do điều kiện cách biệt về địa lí và tập tục lạc hậu, tộc ngƣời Đan Lai dựa vào rừng, chủ yếu là săn bắn, hái lƣợm và phát rừng làm rẫy tỉa bắp, gieo hạt trên núi cao khô hạn nên nghèo đói quanh năm. Hôn nhân chủ yếu lấy nhau trong tộc ngƣời Đan Lai; theo đó, tộc ngƣời này có chiều hƣớng suy thoái giống nòi, trẻ em và ngƣời lớn suy dinh dƣỡng, còi cọc, trình độ dân trí thấp, bệnh tật ốm đau triền miên.

Về nguồn gốc giống nòi, tộc ngƣời thiểu số Đan Lai có thể có nguồn gốc từ ngƣời Kinh, tộc này chủ yếu là dòng họ La. Theo lời kể của các già làng thì dòng họ này ngày xƣa do chạy trốn sự tàn ác bá của bạo chúa miền Hoa Quân (nay thuộc Thanh Chƣơng, Nghệ An). Dòng họ La phải tìm cho ra 100 cây nứa bằng vàng, một chiếc thuyền chèo liền mái, nếu không sẽ bị thảm sát cả họ. Những thứ trên là hoàn toàn không thể có. Cả làng họ La trốn chạy lên núi

và họ đã chạy mãi đến thƣợng nguồn sông Giăng, nơi không còn nghe thấy tiếng ngƣời mới dám dừng chân - một bộ tộc mới ra đời từ đây.

Cái tên Đan Lai là do từ Đan trong tên làng xƣa từ quê hƣơng (làng Đan

Nhiệm) và từ lai là vì cuộc sống của họ phải tiếp xúc, lai tạp với các dân tộc

khác ở miền rừng núi.

Tập tục: Tộc Đan Lai có tục ngủ ngồi rất khác biệt với các tộc ngƣời thiểu số khác. Tập tục này gắn liền với tai họa mà tổ tiên của họ đã phải gánh chịu. Ngủ ngồi là để cảnh giác với thú dữ và bọn quan quân, họ có thể vùng dậy chạy vào rừng sâu khi bị truy đuổi, Họ thƣờng ngồi đƣa hai bàn tay nắm lại đỡ lấy trán để ngủ, hoặc đẽo cây chàm ngàm kê vào dƣới cổ để ngủ cho khỏi mỏi, hoặc hai tay nắm chặt đầu thanh củi tì vào trán.

Theo số liệu thống kê mới nhất, tộc ngƣời Đan Lai chỉ có hơn 3.000 ngƣời, trong đó gần 1.000 ngƣời sinh sống ở vùng lõi Vƣờn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông.

Trƣớc kia, vì ở tận nơi “thâm sơn cùng cốc” đầy thú dữ nên ngƣời Đan Lai dựng chòi phủ cành cây ở tạm, không giƣờng, chiếu, chăn, màn. Họ thƣờng dùng chạc cây chống vào cằm ngồi ngủ để phòng thú dữ.

Một số nhà nghiên cứu về văn hóa các dân tộc cho rằng Tộc ngƣời Đan Lai gần nhƣ không có một chút gì gọi là bản sắc riêng. Lý do tộc ngƣời Đan Lai không có bản sắc riêng đƣợc các nhà nghiên cứu lý giải: Sau những ngày dài chạy trốn, sống cô lập hoàn toàn với thế giới con ngƣời, ngôn ngữ, tiếng nói cũng ít đƣợc sử dụng vì cả ngày phải vào rừng kiếm sống vì thế mà mai một dần. Những từ nào còn nhớ đƣợc thì do ngữ điệu khi phát âm của ngƣời dân xứ Nghệ cũng bị biến thể. Ngay nhƣ bây giờ, cả tộc ngƣời Đan Lai chỉ có hai dòng họ chính là Lê và La. Họ La cũng chính là do sự biến âm của từ Lê. Về sau, trong quá trình giao lƣu, ngƣời Đan Lai “mƣợn” ngôn ngữ của ngƣời Thái, ngƣời Lào cộng thêm với chút từ ngữ của ngƣời Kinh khi xƣa còn lại và

những âm lóng của 3 dân tộc này thành ngôn ngữ của mình. Tiếng nói của ngƣời Đan Lai chính là sự pha tạp của cả ba dân tộc này. Ngay chữ viết, tộc ngƣời Đan Lai cũng không có chữ viết riêng. Do đời sống khó khăn, cộng vào đó, trong quá trình trốn chạy, ngƣời Đan Lai cố tình xóa dấu vết để nếu có quân binh đuổi theo thì cũng không phát hiện đƣợc ra họ.

Không những tiếng nói, chữ viết mà ngay các phong tục, lối sống của ngƣời Đan Lai cũng gần nhƣ không có nét riêng, nó cũng là sự pha tạp của ngƣời Thái, ngƣời Lào. Các phong tục nhƣ chôn cất, cúng giỗ ngƣời chết cũng không có. Khi đem ngƣời chết đi chôn, ngƣời Đan Lai chủ yếu cuốn chiếu. Nhà nào khá hơn thì chặt cây nứa, cây dang hay cây tre rồi đem chẻ ra

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số đan lai tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)