Những thành tựu

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số đan lai tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 66)

- Tình hình nghèo đói của đồng bào Đan Lai đã đƣợc cải thiện đáng kể. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào đƣợc nâng lên.

- Phần lớn khu tái định cƣ của ngƣời dân Đan Lai đã đƣợc kiên cố, còn lại làm nhà sàn hoặc nhà lợp tranh... một số gia đình có điện lƣới dùng, có tivi xem. Điều này cho thấy, đồng bào Đan Lai về tái định cƣ đã có sự thay đổi so với thời kỳ còn ở đầu nguồn Khe Khặng. Từ chỗ ngƣời Đan Lai sống nhƣ cây cỏ, nhƣ con hƣơu, con nai trong rừng, đến nay họ đã biết chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng, biết đi xe đạp, xe máy... Nhiều tập tục lạc hậu xƣa kia nhƣ ngủ ngồi, tắm suối cho trẻ sơ sinh... đã trở thành dĩ vãng.

- Cán bộ bộ trong ban chỉ đạo cấp huyện, xã đã vận động di dời một số hộ dân còn lại đầu nguồn Khe Khặng về khu tái định cƣ mới Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn. Sau hơn 3 năm về nơi ở mới, đồng bào Đan Lai đã nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng các bản, làng khác, nhất là về phƣơng thức sản xuất. Nhiều ngƣời biết canh tác lúa nƣớc, trồng hoa màu, làm vƣờn và biết trồng, chăm sóc rừng kết hợp chăn nuôi. Nhiều điển hình làm kinh tế giỏi đã xuất hiện.

- Kinh tế phát triển tạo động lực căn bản để đầu tƣ cho văn hóa, xã hội. Về giáo dục-đào tạo cả chất lƣợng và số lƣợng đều tăng, nhiều con em đồng bào vùng tộc ngƣời Đan Lai đƣợc đi học. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đƣợc quan tâm và coi trọng. Hơn 80% số dân đƣợc xem ti vi, 90% đƣợc nghe đài, các báo tạp chí thuộc Chƣơng trình 1637 (nay là 975) đã đến tận các các hộ gia đình tái định cƣ, góp phần nâng cao mức hƣởng thụ văn hoá và mở mang hiểu biết giữa tộc ngƣời Đan Lai với các dân tộc và các vùng miền trong nƣớc. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào ngày càng tốt hơn, đã kiểm soát đƣợc các dịch bệnh hiểm nghèo, đội ngũ cán bộ, y bác sỹ đƣợc tăng cƣờng.

Phối hợp với Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Nghệ An bồi dƣỡng, bố trí, sử dụng hợp lý, kết hợp tăng cƣờng cán bộ chuyên môn và lực lƣợng vũ trang bám dân, hƣớng dẫn, giúp đỡ dân làm kinh tế thực hiện mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ngày càng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Vai trò già làng, ngƣời có uy tín đƣợc phát huy. Hàng năm tỉnh và các huyện đều mở các hội nghị để biểu dƣơng những già làng, trƣởng bản có uy tín. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới đƣợc giữ vững. Không để xảy ra "điểm nóng" về an ninh - trật tự an toàn xã hội. Khối đại đoàn kết các dân tộc đƣợc giữ vững.

- Với sự đầu tƣ đồng bộ trên các lĩnh vực, sự vào cuộc của các cấp, các ngành đồng bào Đan Lai nơi đây đang dần dần thoát đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, hoà nhập cộng đồng, chung tay cùng lực lƣợng Bộ đội Biên phòng bảo vệ vững chắc một vùng biên cƣơng của Tổ quốc.

- Cùng với việc di chuyển, ổn định nơi ăn, ở cho ngƣời Đan Lai, Chính quyền huyện, xã còn bố trí đất sản xuất nông nghiệp, khai hoang, sản xuất lúa nƣớc, trồng rau màu trên đất vƣờn của từng hộ gia đình... chăn nuôi lợn, trâu, bò..., bình quân mỗi hộ sẽ đƣợc 0,219 ha ruộng lúa; 0,158 ha đất màu; 2,7 ha đất lâm nghiệp; 400 m2 đất ở; 0,324 ha đất vƣờn. Với 30 hộ định cƣ tại nơi ở cũ sẽ phát triển du lịch sinh thái, du thuyền vƣợt thách ghềnh trên sông Giăng – Khe Khặng, văn hóa ẩm thực, khai thác văn hóa của ngƣời Đan Lai...

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo vùng tộc người thiểu số đan lai tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 66)