năm qua
2.2.1. Các chính sách nhà nước
Năm 2001, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt dự án “Thực hiện tái định cƣ (TĐC) đồng bào Đan Lai tại 3 bản Cò Phạt, Khe Cồn và bản Búng, xã
Môn Sơn, huyện Con Cuông” với tổng mức đầu tƣ 20 tỷ đồng. Qua 5 năm thực hiện, chỉ vận động đƣợc 36 hộ dân Đan Lai rời nơi ở cũ về TĐC tại 2 bản Cửa Rào và Tân Sơn, gần trung tâm xã Môn Sơn - Huyện Con Cuông.
Ngày 16 tháng 12 năm 2006, Thủ tƣớng Chính Phủ ban hành Quyết định số 280/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bảo tồn phát triển bền vững tộc ngƣời thiểu số Đan Lai đang sinh sống tại vùng lõi Vƣờn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” (gọi tắt là Đề án 280). Vậy là từ một dự án của tỉnh đƣợc nâng thành một đề án mang tầm quốc gia.
Mục tiêu tổng thể của Đề án là: Nâng cao điều kiện sống, phát triển kinh
tế-xã hội nhằm bảo tồn, phát triển bền vững tộc ngƣời thiểu số Đan Lai hiện đang sống trong vùng lõi Vƣờn Quốc gia Pù Mát; bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt Vƣờn Quốc gia Pù Mát vừa đƣợc UNSECO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới, bảo vệ an ninh biên giới.
Phạm vi, quy mô và địa điểm thực hiện Đề án: Trong tổng số 176 hộ tộc
ngƣời thiểu số Đan Lai đang sinh sống tại vùng lõi Vƣờn Quốc gia Pù Mát, tổ chức di chuyển 146 hộ đến nơi mới và ổn định 30 hộ tại nơi cũ nhƣ sau:
Hợp phần 1: Xây dựng khu tái định cƣ và tổ chức di chuyển 146 hộ tộc ngƣời thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống trên thƣợng nguồn Khe Khặng thuộc 2 bản: Khe Cồn, Bản Búng xã Môn Sơn, đến vùng tái định cƣ tại 3 bản: Kẻ Gia, Kẻ Tắt, Bá Hạ xã Thác Ngàn, gồm:
Điểm tái định cƣ số 1: Bản Kẻ Gia 42 hộ. Điểm tái định cƣ số 2: Bản Kẻ Tắt 40 hộ. Điểm tái định cƣ số 3: Bản Bá Hạ 64 hộ.
Hợp phần 2: Tổ chức ổn định sản xuất, đời sống và văn hoá – xã hội cho 30 hộ ở lại tại bản Cò Phạt xã Môn Sơn để phối hợp với bộ đội Biên phòng, lực lƣợng Kiểm lâm và cơ quan quản lý du lịch làm tốt công tác giữ gìn trật tự
an ninh biên giới, bảo vệ rừng và kết hợp phát triển du lịch sinh thái Vƣờn Quốc gia Pù Mát.
Hợp phần 3: Đối với 36 hộ dân đã di chuyển năm 2002 ra ở tại 2 bản Tân Sơn và Cửa Rào thuộc xã Môn Sơn huyện Con Cuông: Tiếp tục hỗ trợ tổ chức ổn định sản xuất, đời sống và văn hoá cho đồng bào.
Nội dung đầu tư chủ yếu:
Hỗ trợ sản xuất; Xây dựng cơ sở hạ tầng; Xây dựng nhà ở cho đồng bào; Hỗ trợ ban đầu tái định cƣ và đời sống; Bảo tồn và phát triển văn hoá, xã hội.
Tổng nguồn vốn đầu tư: 93.244 triệu đồng.
Thời gian thực hiện đề án: Từ 2007 – 2010.
Ngoài ra, Nhà nƣớc đã đầu tƣ 118 tỷ để mở đƣờng đến bản Cò Pạt. Đây chính là “cơ hội” để tộc ngƣời Đan Lai hòa nhập với cộng đồng nhanh hơn. Vì hiện tại, muốn vào đƣợc đây, chỉ có con đƣờng duy nhất là ngƣợc 47 thác sông Giăng. Muốn vào đƣợc nơi tộc ngƣời Đan Lai sinh sống cũng phải lựa khi thời tiết thuận lợi, nếu thời tiết xấu dễ bị lũ cuốn trôi, thác lật thuyền.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân cũng đƣợc cán bộ quân y 2 tổ công tác bộ đội Biên phòng đồn Biên phòng 555 đặc biệt quan tâm. Những đợt cấp phát thuốc và khám bệnh miễn phí đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Từ nguồn kinh phí của Tổng công ty dầu khí và Cục trinh sát - Bộ tƣ lệnh biên phòng, đơn vị đã xây dựng 5 căn nhà quân dân y tại bản Cò Phạt trị giá trên 300 triệu đồng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân.
2.2.2. Các chủ thể tham gia xóa đói giảm nghèo và những hoạt động xóa đói giảm nghèo ở địa phương đói giảm nghèo ở địa phương
Tại điều 2, điều 3 Quyết định số 280/2006/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 12 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững tộc ngƣời thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng
lõi vƣờn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” đã chỉ rõ trách nhiệm của các Bộ, Ban, ngành đến địa phƣơng:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cụ thể hoá Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc ngƣời thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vƣờn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An" đã đƣợc phê duyệt thành các Dự án thành phần để triển khai thực hiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có nhiệm vụ: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án do 1 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trƣởng ban. Các ngành chức năng có trách nhiệm tăng cƣờng phối hợp với huyện Con Cuông để triển khai thực hiện Đề án.
Căn cứ vào khả năng huy động nguồn vốn và sự cấp thiết của từng vấn đề, lựa chọn thứ tự ƣu tiên hợp lý và chỉ đạo chủ đầu tƣ lập các dự án thành phần trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.
Chủ động lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Đề án, đồng thời chỉ đạo đầu tƣ tập trung có định hƣớng để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực, ƣu tiên đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và hạ tầng xã hội, tạo sự phát triển bền vững, lâu dài cho đồng bào dân tộc.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý của chính quyền địa phƣơng các cấp, huyện, xã gắn với thôn bản.
Thƣờng trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nghệ An giao Bộ Chỉ huy bộ đội Biên Phòng tỉnh lập dự án hợp phần về “Bảo tồn và phát triển bền vững tộc ngƣời thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại 2 bản: Bản Búng và Cò Phạt xã Môn Sơn”, trên cơ sở đó Đồn biên phòng 555 - Môn Sơn đã xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện có hiệu quả. Trƣớc hết đơn vị đã cử các đồng chí có tinh thần trách nhiệm và năng lực thành lập 2 tổ công tác "cắm bản", thƣờng
xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt trong nhân dân. Thông qua các buổi sinh hoạt này tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thực hiện kế hoạch hóa gia đình và không kết hôn cận huyết thống.
Hiện nay, Bộ Tƣ lệnh Biên phòng hỗ trợ lƣơng thực 1 năm cho các hộ tộc ngƣời Đan Lai. Theo chƣơng trình, 6 tháng đầu sẽ hỗ trợ mỗi khẩu 7kg gạo để chống đói/tháng, còn 6 tháng sau hỗ trợ 3,5kg. Hiện tại số gạo hỗ trợ của Bộ Tƣ lệnh Biên phòng đã đƣợc trực tiếp các tổ công tác cắm bản cấp đến từng hộ gia đình. Bên cạnh việc chống đói, các tổ công tác cắm bản cũng đã đƣa giống lúa mới vào và trực tiếp làm, hƣớng dẫn cho dân biết cách sản xuất.
Để đƣa dân hòa nhập về lại cộng đồng, các tổ công tác đã tìm nhiều biện pháp, trƣớc mắt, để dân không đói, Bộ chỉ huy Biên phòng Nghệ An có chủ trƣơng sẽ cấp gạo từng bữa cho dân thông qua các tổ công tác cắm bản để khắc phục tình trạng, gạo hỗ trợ cho dân đem đổi lấy rƣợu uống. Khi lo xong cái ăn, sẽ tập trung mua sắm phƣơng tiện cho dân sản xuất. Khi dân biết canh tác trở lại, sẽ tập trung cung cấp cây, con giống.
Một số tổ chức xã hội tham gia xoá đói giảm nghèo vùng tộc ngƣời Đan Lai nhƣ: Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh có cấp cho mỗi bản Búng và Cò Pạt 5 con bò. Để có thể nhân rộng đƣợc đàn bò, cán bộ xã cắm ở địa phƣơng hƣớng dẫn cho nuôi tập trung tránh bị ngƣời dân mổ thịt.
Công tác bồi dƣỡng tạo nguồn cán bộ ngay trong tộc ngƣời Đan Lai: Song song với chuyện lo ăn, lo làm, chính quyền địa phƣơng còn tập trung vận động các gia đình cho con theo học các lớp trên để tạo “nguồn” sau này cho các bản. Hiện tại, đã có một gia đình gửi con đi học trƣờng thiếu sinh quân và một ngƣời đã đƣợc cử đi học ở trƣờng lâm nghiệp.
Bản thân đồng bào tộc ngƣời thiểu số Đan Lai tự thân cố gắng vƣơn lên để thoát nghèo: tuyên truyền bà con học thay đổi nếp sống, tham gia canh tác, sản xuất, ổnn định cuộc sống. Bà con không còn phải vào rừng lấy măng, lấy
rau trong giá rét. Lƣơng thực, thực phẩm tự túc đƣợc đã góp phần cải thiện bữa ăn cho nhân dân.
Năm học 2011-2012, Bộ đội Biên phòng phối hợp với nhà trƣờng vận động đƣợc 33 cháu học sinh bản Cò Phạt và bản Búng vào học lớp 6 tại trung tâm xã Môn Sơn, đông thời vận động công ty Vegastar hỗ trợ 5 triệu đồng cho các em học sinh Đan Lai học cấp 2. Công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân cũng đƣợc cán bộ quân y 2 tổ công tác đặc biệt quan tâm. Những đợt cấp phát thuốc và khám bệnh miễn phí đƣợc tổ chức thƣờng xuyên.
Tổng công ty dầu khí và Cục trinh sát - Bộ tƣ lệnh biên phòng, đơn vị đã xây dựng 5 căn nhà quân dân y tại bản Cò Phạt trị giá trên 300 triệu đồng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân. Bộ đội còn vận động và giúp dân di dời chuồng trâu, bò, chuồng lợn, gà ra khỏi gầm sàn nhà ở, mỗi tháng lại tổ chức cho nhân dân vệ sinh thôn bản 1 lần.
Trong quá trình triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tộc ngƣời Đan Lai tại 2 bản Búng và Cò Phạt, Ban chỉ đạo đã sử dụng đồng bộ các biện pháp để giữ vững an ninh tại địa bàn, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nhân dân, bảo vệ cuộc sống bình yên cho làng bản và an ninh biên giới Quốc gia.
2.2.3. Quy hoạch tái định cư
Tính đến tháng 12 năm 2011, về kết quả thực hiện các hợp phần:
Hợp phần 1: Xây dựng khu tái định cƣ và tổ chức di chuyển 146 hộ thuộc 2 bản Khe Cồn, Bản Búng xã Môn Sơn đến vùng tái định cƣ tại 3 bản: Kẻ Gia, Kẻ Tắt, Bá Hạ thuộc xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông:
- Khu định cƣ số 1 (tại bản Thạch Sơn xã Thạch Ngàn): Năm 2007, UBND huyện Con Cuông đã lập dự án và trình UBND tỉnh phê duyệt và đã tổ chức di chuyển 42 hộ dân ra tái định cƣ tại bản Thạch Sơn xã Thạch Ngàn ổn định sản xuất và cuộc sống.
- Khu tái định cƣ số 2 (tại bản Kẻ Tắt xã Thạch Ngàn): Dự án đã đƣợc UBND Tỉnh Nghệ An phê duyệt tại quyết định số 5172 /QĐ.UBND ngày 28 tháng 10 năm 2010. UBND huyện Con Cuông đang tiến hành xây dựng hoàn tất các hạng mục của dự án để đƣa 35 hộ dân ra ở khu tái định cƣ số 2.
- Khu tái dịnh cƣ số 3: Do quỹ đất ở vùng Thạch Ngàn không đủ điều kiện để lập dự án khu tái định cƣ và thiếu nguồn nƣớc sinh hoạt, nên UBND tỉnh đã giao cho UBND huyện Con Cuông khảo sát lập dự án khu tái định cƣ số 3 tại vùng đất thuộc bản Chòm Bọi, xã Mậu Đức, huyện Con Cuông cho 30 hộ. Hiện nay UBND huyện Con Cuông đang làm thủ tục về đất vùng dự án. Kết quả khảo sát quy hoạch quỹ đất ở bản Chòm Bọi xã Mậu Đức nhƣ sau: Đất trồng lúa: 13,61 ha; đất trồng cây màu hàng năm: 8 ha, đất lâm nghiệp, rừng sản xuất: 55,4 ha; đất vƣờn 21 ha; đất khu chức năng nông thôn 1,25ha; đát sông, suối 5ha; đất giao thông 16,18ha. Về đất ở, đất sản xuất và các điều kiện khác đảm bảo đủ để bố trí 40 đến 45 hộ, nhƣng vì có một số hộ dân đã làm lán trại ở lâu năm nên chỉ bố trí 30 hộ tái định cƣ ở vùng này.
Hợp phần 2: Tổ chức ổn định sản xuất, đời sống và văn hoá – xã hội cho 30 hộ ở lại tại Cò Phạt xã Môn Sơn.
Hợp phần này do Bộ tƣ lệnh Biên phòng, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Nghệ An triển khai các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ. UBND huyện Con Cuông phối hợp đồn Biên phòng 555 và Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Nghệ An tổ chức điều tra, rà soát thực trạng tại 2 bản: Bản Búng và bản Cò Phạt thuộc vùng lõi vƣờn Quốc gia Pù Mát nhƣ sau:
Về dân số: Tính đến 31/12/2011, có 182 hộ/877 khẩu Đan Lai. So với thời điểm phê duyệt đề án (tháng 12/2006), số hộ tộc ngƣời thiểu số Đan Lai tăng 48 hộ.
Về quỹ đất ở 2 bản nói trên nhƣ sau: Diện tích đất tự nhiên 62,7 ha; đất ruộng lúa + đất màu: 36,5 ha; đất nƣơng rẫy luân canh 18 ha; đất ở 7,1 ha; đất giao thông và các công trình công cộng: 1,1 ha.
Hợp phần 3: Đối với 36 hộ dân đã di chuyển năm 2002 ra ở tại 2 bản Tân Sơn và Cửa Rào thuộc xã Môn Sơn huyện Con Cuông: UBND huyện Con Cuông đã xây dựng một công trình thuỷ lợi gắn với nƣớc sinh hoạt và lồng ghép chƣơng trình 135 để hỗ trợ giống cây con cho đồng bào ổn định sản xuất, đời sống và văn hoá.
Đồng chí Lê Xuân Đại – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đi khảo sát thực trạng đời sống đồng bào Đan Lai tại 2 bản Cò Phạt và bản Búng (xã
Môn Sơn, huyện Con Cuông). Cùng đi có đại diện Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và huyện Con Cuông.
2.2.4. Phát triển nông nghiệp của Tộc người Đan Lai
* Canh tác nương rẫy
Canh tác nƣơng rẫy là nghề truyền thống của ngƣời Đan Lai. Mặc dù cƣ trú ở vùng thung lũng và gần khe suối những năm trƣớc cách mạng tháng Tám ngƣời Đan Lai không biết trồng lúa nƣớc. Hoạt động nông nghiệp chủ yếu là làm nƣơng rẫy. Các loại lúa, ngô và sắn đƣợc trồng nhiều nhất và là cây lƣơng thực chính.
Ngƣời Đan Lai bắt đầu mùa rẫy bằng việc chọn rừng, đồng bào có kinh nghiệm chọn rẫy thích hợp cho mỗi loại cây trồng dựa trên màu đất, các loại cây rừng chủ yếu trên mỗi khoảnh rừng. Đồng bào coi chọn đất là khâu quan trọng nhất trong quy trình làm rẫy. Việc tìm đƣợc mảnh đất tốt là rất quan trọng, nó chẳng những mang đến thuận lợi trong quá trình khai hoang mà còn quyết định tới năng suất của cả vụ và thậm chí là nhiều vụ sau đó. Dù biết canh tác từ lâu, nhƣng tình trạng nghèo đói vẫn bám lấy ngƣời dân, bởi phƣơng thức canh tác chậm đổi mới, công cụ thô sơ, phần nhiều dựa vào tự nhiên nên năng suất thấp. Lúa là cây trồng chính, nhƣng năng suất lúa rẫy mang lại rất thấp. Lúa trên nƣơng rẫy cùng lắm chỉ đáp ứng lƣơng thực trong khoảng từ 5 - 7 tháng, thời gian còn lại trong năm đồng bào phải sống bằng sắn, ngô, khủa… hoặc trợ cấp (gạo, tiền) của Nhà nƣớc. Trong hoạt động kinh tế truyền thống của ngƣời Đan Lai vùng khe Khặng, nƣơng rẫy là phƣơng thức canh tác bảo đảm nguồn thu nhập chính, đặc biệt là trong việc đảm bảo nhu cầu lƣơng thực. Các hoạt động kinh tế khác cũng chỉ nhằm bổ sung cho kinh tế nƣơng rẫy. Tất cả những kiến thức mà ngƣời dân tích lỹ đƣợc đến ngày hôm nay đều nhằm tập trung khai thác vùng đất dốc và tài nguyên rừng có hiệu quả để phục vụ cho sinh kế. Bao đời nay, ngƣời Đan Lai chuyên sống
bằng nƣơng rẫy, trong đó, cây lúa nƣơng là cây trồng chủ đạo, làng bản thƣờng không có vƣờn, không có ao cá và nơi trồng các loại cây ăn quả. Chăn