Nghệ An là một tỉnh vào loại lớn nhất của cả nƣớc; tỉnh có miền núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của tỉnh – Là nơi cƣ trú của 6 tộc ngƣời, nơi có nhiều tài nguyên sinh học, khoáng sản có giá trị và có vai trò quan trọng đặc biệt trong chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà.
Theo số liệu điều tra dân số năm 2010, ngoài bộ phận ngƣời Kinh, ở miền núi Nghệ An có 5 dân tộc thiểu số, xét theo số lƣợng cƣ dân từ cao xuống thấp là: Dân tộc Thái có 265.591 ngƣời, gồm 3 nhóm: Thái địa phƣơng, Thái Tày Mƣờng (còn gọi là Thái Hàng Tổng), Thái Mán Thanh và Thái Tày Kháng.
Các nhóm nói trên đều cƣ trú xen cài trên 9 huyện: Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn và 3 xã của huyện Quỳnh Lƣu.
Đồng bào Thái ở Nghệ An tự gọi mình là “Pú Táy”, có vùng gọi là “Cốn Táy”. Dân tộc thổ có 56.262 ngƣời gồm 5 nhóm: Cuối, Kẹo, Họ (còn gọi là Mon Ha), Đan Lai – Lý Hà và Tày Poọng. Các nhóm: Cuối, Kẹo, Họ cƣ trú ở 3 huyện phía bắc là: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp. Các nhóm: Đan Lai, Lý Hà và Tày Poọng cƣ trú ở 2 huyện phía nam là Con Cuông và Tƣơng Dƣơng. Các nhóm Thổ nói trên không những cƣ trú biệt lập và cách xa nhau mà phần lớn phong tục tập quán cũng khác nhau, đặc biệt là không hiểu đƣợc tiếng nói của nhau để giao tiếp. Việc xếp các nhóm trên vào một dân tộc cần đƣợc nghiên cứu thêm.
Dân tộc Khơ Mú có 24.305 ngƣời, dân tộc H’Mông có 22.747 ngƣời. Cả 2 dân tộc này có mặt ở các huyện: Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Quế Phong. Còn 307 ngƣời dân tộc ơ Đu hiện còn cƣ trú ở một vài xã ở các huyện Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng.
Nhìn một cách tổng thể bức tranh cƣ trú, ta thấy các dân tộc thiểu số ở Nghệ An cƣ trú trên 3 vùng cảnh quan với các đặc thù và sắc thái khác nhau: Vùng thấp, thung lũng, vùng rẻo giữa và vùng rẻo cao. Vùng thấp – thung lũng là nơi cƣ trú tập trung của các dân tộc Thái với kinh tế truyền thống ruộng nƣớc và nƣơng rẫy. Vùng cảnh quan rẻo giữa là địa bàn cƣ trú của các dân tộc Khơ Mú, Thổ. Vùng rẻo cao là nơi cƣ trú của các dân tộc H’Mông, ơ
Đu và tộc ngƣời Đan Lai. Tính phong phú và đa dạng trên của bức tranh tộc ngƣời, cũng là sự đa dạng của hoạt động kinh tế của các loại hình tổ chức xã hội cổ truyền trong các điều kiện môi trƣờng tự nhiên khác biệt mà nó đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội, nhất là sự phát triển về văn hoá.
2.1.3. Đặc điểm, đặc thù đói nghèo của tộc người thiểu số Đan Lai
Tộc ngƣời Đan Lai là một nhóm ngƣời nhỏ, đƣợc chính phủ Việt Nam xếp vào dân tộc Thổ. Hiện tại dân số bộ tộc này chỉ còn khoảng hơn 3000 ngƣời cƣ trú ở trong rừng sâu thƣợng nguồn Khe Khặng, ven triền núi Trƣờng Sơn, giáp biên giới Việt – Lào xã Môn Sơn - Huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An; cách trung tâm huyện 40 Km, cách trung tâm tỉnh 190 Km, độ cao 1200 mét so với mực nƣớc biển. Chƣa có đƣờng ô tô đi lại, chủ yếu là đi bộ theo lối mòn ven triền núi của dãy núi Trƣờng sơn giáp ranh giữa biên giới hai nƣớc Việt - Lào hoặc bằng thuyền đuôi én dọc theo khe suối. Do điều kiện cách biệt về địa lí và tập tục lạc hậu, tộc ngƣời Đan Lai dựa vào rừng, chủ yếu là săn bắn, hái lƣợm và phát rừng làm rẫy tỉa bắp, gieo hạt trên núi cao khô hạn nên nghèo đói quanh năm. Hôn nhân chủ yếu lấy nhau trong tộc ngƣời Đan Lai; theo đó, tộc ngƣời này có chiều hƣớng suy thoái giống nòi, trẻ em và ngƣời lớn suy dinh dƣỡng, còi cọc, trình độ dân trí thấp, bệnh tật ốm đau triền miên.
Về nguồn gốc giống nòi, tộc ngƣời thiểu số Đan Lai có thể có nguồn gốc từ ngƣời Kinh, tộc này chủ yếu là dòng họ La. Theo lời kể của các già làng thì dòng họ này ngày xƣa do chạy trốn sự tàn ác bá của bạo chúa miền Hoa Quân (nay thuộc Thanh Chƣơng, Nghệ An). Dòng họ La phải tìm cho ra 100 cây nứa bằng vàng, một chiếc thuyền chèo liền mái, nếu không sẽ bị thảm sát cả họ. Những thứ trên là hoàn toàn không thể có. Cả làng họ La trốn chạy lên núi
và họ đã chạy mãi đến thƣợng nguồn sông Giăng, nơi không còn nghe thấy tiếng ngƣời mới dám dừng chân - một bộ tộc mới ra đời từ đây.
Cái tên Đan Lai là do từ Đan trong tên làng xƣa từ quê hƣơng (làng Đan
Nhiệm) và từ lai là vì cuộc sống của họ phải tiếp xúc, lai tạp với các dân tộc
khác ở miền rừng núi.
Tập tục: Tộc Đan Lai có tục ngủ ngồi rất khác biệt với các tộc ngƣời thiểu số khác. Tập tục này gắn liền với tai họa mà tổ tiên của họ đã phải gánh chịu. Ngủ ngồi là để cảnh giác với thú dữ và bọn quan quân, họ có thể vùng dậy chạy vào rừng sâu khi bị truy đuổi, Họ thƣờng ngồi đƣa hai bàn tay nắm lại đỡ lấy trán để ngủ, hoặc đẽo cây chàm ngàm kê vào dƣới cổ để ngủ cho khỏi mỏi, hoặc hai tay nắm chặt đầu thanh củi tì vào trán.
Theo số liệu thống kê mới nhất, tộc ngƣời Đan Lai chỉ có hơn 3.000 ngƣời, trong đó gần 1.000 ngƣời sinh sống ở vùng lõi Vƣờn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông.
Trƣớc kia, vì ở tận nơi “thâm sơn cùng cốc” đầy thú dữ nên ngƣời Đan Lai dựng chòi phủ cành cây ở tạm, không giƣờng, chiếu, chăn, màn. Họ thƣờng dùng chạc cây chống vào cằm ngồi ngủ để phòng thú dữ.
Một số nhà nghiên cứu về văn hóa các dân tộc cho rằng Tộc ngƣời Đan Lai gần nhƣ không có một chút gì gọi là bản sắc riêng. Lý do tộc ngƣời Đan Lai không có bản sắc riêng đƣợc các nhà nghiên cứu lý giải: Sau những ngày dài chạy trốn, sống cô lập hoàn toàn với thế giới con ngƣời, ngôn ngữ, tiếng nói cũng ít đƣợc sử dụng vì cả ngày phải vào rừng kiếm sống vì thế mà mai một dần. Những từ nào còn nhớ đƣợc thì do ngữ điệu khi phát âm của ngƣời dân xứ Nghệ cũng bị biến thể. Ngay nhƣ bây giờ, cả tộc ngƣời Đan Lai chỉ có hai dòng họ chính là Lê và La. Họ La cũng chính là do sự biến âm của từ Lê. Về sau, trong quá trình giao lƣu, ngƣời Đan Lai “mƣợn” ngôn ngữ của ngƣời Thái, ngƣời Lào cộng thêm với chút từ ngữ của ngƣời Kinh khi xƣa còn lại và
những âm lóng của 3 dân tộc này thành ngôn ngữ của mình. Tiếng nói của ngƣời Đan Lai chính là sự pha tạp của cả ba dân tộc này. Ngay chữ viết, tộc ngƣời Đan Lai cũng không có chữ viết riêng. Do đời sống khó khăn, cộng vào đó, trong quá trình trốn chạy, ngƣời Đan Lai cố tình xóa dấu vết để nếu có quân binh đuổi theo thì cũng không phát hiện đƣợc ra họ.
Không những tiếng nói, chữ viết mà ngay các phong tục, lối sống của ngƣời Đan Lai cũng gần nhƣ không có nét riêng, nó cũng là sự pha tạp của ngƣời Thái, ngƣời Lào. Các phong tục nhƣ chôn cất, cúng giỗ ngƣời chết cũng không có. Khi đem ngƣời chết đi chôn, ngƣời Đan Lai chủ yếu cuốn chiếu. Nhà nào khá hơn thì chặt cây nứa, cây dang hay cây tre rồi đem chẻ ra đan lại thành tấm phên, cuốn lại, bó chiếu ra bên ngoài. Bản ở bên này suối thì ngƣời chết phải đƣợc chôn bên kia suối. Huyệt chôn cũng chỉ đào rất nông rồi đƣa ngƣời chết ra đó, thả xuống lỗ, san phẳng. Xong, nhặt hòn đá ném lên đó làm dấu. Việc ném hòn đá đánh dấu cũng là để ngƣời sống biết đó là “rừng ma” không vào. Ném hòn đá lên phần đất vừa san phẳng, ngƣời làng phải chạy thật nhanh để ra khỏi chỗ đó. Khi chạy về đến bản, nhà có ngƣời chết phải dỡ nhà để làm lại. Ngƣời Đan Lai cho rằng, ngƣời chết biến thành con ma. Chôn xong phải chạy để trốn ma. Chuyện dỡ nhà làm lại là để con ma không còn nhận ra nơi trƣớc đây đã ở. Kiếp ngƣời ở đây cũng chỉ có thế. Khi chôn xuống đất, con cháu không còn cúng giỗ để tƣởng nhớ tiền nhân. Phong tục này cũng đƣợc ngƣời Đan Lai “vay mƣợn” từ phong tục của ngƣời Thái mà có.
Tộc ngƣời Đan Lai đã đƣa nhau vào tận chân dãy núi trƣờng sơn, vùng biên giới hai nƣớc Việt – Lào, miền Tây Nghệ An để tồn tại hàng trăm năm. Chủ trƣơng của Nhà nƣớc là quyết tâm đƣa ngƣời Đan Lai tái định cƣ, không ở trong vùng lõi của rừng quốc gia Pù Mát thì tộc ngƣời này sẽ không chạy nữa mà ổn định sản xuất, sinh sống, duy trì giống nòi. Sự ám ảnh về chuyến
“di làng” đầy đau khổ và tủi cực từ ngày xƣa vẫn còn hằn sâu trong tâm trí của ngƣời Đan Lai. Quá trình đó đã làm cho ngƣời Đan Lai, từ ngƣời biết trồng cấy, văn minh trở lại kiếp ngƣời của thuở hồng hoang nguyên thủy, một quá trình tiến hóa ngƣợc của con ngƣời đầy đau buồn và cơ cực.
Ngày 19/12/2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển bền vững tộc ngƣời Đan Lai, hiện sinh sống tại vùng lõi Vƣờn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, Nghệ An, với tổng kinh phí hơn 93 tỷ đồng. Theo đề án này, Chính phủ sẽ tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục tại các khu vực đồng bào Đan Lai sinh sống, giúp bà con mở rộng quan hệ giao lƣu với đồng bào các dân tộc khác trên địa bàn. Để triển khai đề án bảo tồn tộc ngƣời Đan Lai, năm 2008, huyện Con Cuông đã dựng nhà tái định cƣ đƣợc cho 42 hộ, với 193 nhân khẩu Đan Lai ra lập bản mới tại xã Thạch Sơn. Sâu trong rừng Pù Mát chỉ còn 2 bản là Cò Phạt và bản Búng, với khoảng 150 hộ, 800 nhân khẩu.
Trƣớc khi thực hiện Đề án trên, đời sống của tộc ngƣời thiểu số Đan Lai chỉ dựa vào rừng với phƣơng thức săn bắt, hái lƣợm, phát rừng làm rẫy, chọc lỗ tra hạt nên nghèo đói triền miên suốt đời này sang đời khác. Để chống chọi với giá lạnh, muỗi vắt và thú dữ, ngƣời Đan Lai trƣớc kia buộc phải đốt lửa thâu đêm, ngủ ngồi và nhai trầu, hút thuốc liên tục: Để tránh ngủ gật ngã vào bếp lửa, đồng bào phải dựng cây gậy có chạc ba đặt lên cằm khi ngủ ngồi...
Sống trong rừng sâu, chỉ có núi và rừng, đất canh tác chủ yếu là đất nƣơng cũng rất ít. Hiện nay, cả bản Búng có 87 hộ 436 khẩu nhƣng diện tích đất canh tác chỉ chƣa đến 10ha. Cộng thêm vào những khó khăn về đất canh tác là giống lúa. Cũng trải qua hàng trăm năm nay, vẫn giống lúa cũ nên hiện tƣợng “lại giống”, năng xuất rất thấp. Nguồn lƣơng thực chính của đồng bào là sắn. Ngô cũng chỉ trồng đƣợc rất ít. Mỗi nhà chỉ có khoảng 15 đến 20 bắp
ngô treo trên gác bếp để làm giống. Tộc ngƣời Đan Lai cũng có trồng kê song cũng nhƣ ngô. Chủ yếu là trồng xem vào nƣơng sắn nên năng xuất rất thấp. Riêng khoai ngƣời Đan Lai không trồng. Việc canh tác của tộc ngƣời Đan Lai dựa 100% vào tự nhiên.
Ngoài ra, tộc ngƣời Đan Lai đƣa nhau vào rừng đào măng, củ mài, củ nâu, khủa... cả ngày đến chiều tối mới về bản. Mỗi ngày, thu đƣợc khoảng 7 đến 8kg măng tƣơi. Sau khi chế biến còn đƣợc hơn 2kg măng khô. Mỗi cân măng khô, hiện thời giá bán đƣợc khoảng 40.000 đồng. Thời gian khai thác măng nứa cũng chỉ rộ lên đƣợc 1 đến 2 tuần là hết. Tiền kiếm đƣợc từ bán măng, ngƣời Đan Lai lại dồn hết vào mua rƣợu. Một đám cƣới, ngƣời Đan Lai có thể kéo dài đến 20 ngày. Trong 20 ngày đó, thức ăn chủ yếu là trái cây và rau xanh và uống rƣợu. Tục uống rƣợu “liền tù tì” vài ba ngày, thậm chí cả tuần, cả tháng của ngƣời Đan Lai cũng vì sống trong rừng, lạnh, uống rƣợu cho “nóng” ngƣời.
Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của tộc ngƣời thiểu số Đan Lai vẫn còn cao. Sống ở tận cùng thƣợng nguồn sông Giăng, thuộc xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông, cách biệt về địa lí, dân trí thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật; vẫn đang sống ở mức nghèo khổ. Thói quen trông chờ vào các dự án của ngƣời dân là rất nặng nề.
Không những thói quen trông chờ vào dự án mà tình trạng tộc ngƣời thiểu số Đan Lai trong canh tác không hề biết bón phân hay chăm sóc. Cũng vì chỉ biết khai thác mà không đƣợc thƣờng xuyên cung cấp các loại phân hữu cơ nên chất đất ở đây gần nhƣ bạc mầu đến mức hoang hóa trở lại. Cây lúa không thể cắm rễ xuống đƣợc. Phòng nông nghiệp huyện Con Cuông đƣa giống lúa mới thử nghiệm nhƣng giống lúa đó không chịu đƣợc sâu rầy nên khi cây lúa lên cao thì bị sâu hại chết hết.
Tập tục lạc hậu của tộc ngƣời Đan Lai cũng ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển kinh tế, chăm sóc sức khoẻ, đời sống cho chính ngƣời dân. Ngƣời Đan Lai 13 tuổi mà chƣa lấy chồng coi nhƣ “ế”. Và đặc biệt, tộc ngƣời Đan Lai chỉ lấy ngƣời trong tộc ngƣời mình nên hôn nhân cận huyết thống đã và đang diễn ra tại đây. Theo tục ngƣời Đan Lai, chỉ cần khác họ là có thể lấy nhau. Thực ra, họ Lê và họ La cũng chỉ là từ một gốc mà ra. Cũng chính vì tình trạng này mà chuyện con anh trai lấy con em gái là thƣờng. Vì hôn nhân cận huyết thống nên hầu nhƣ trẻ em ở tộc ngƣời Đan Lai thƣờng yếu và thiểu năng trí tuệ. Do đời sống quá khó khăn nên hiện tƣợng mù chữ trở lại sau khi học vài ba năm là phổ biến.
Cháu bé sơ sinh sau khi được mẹ và ông nội tắm ở suối.
2.2. Hoạt động xóa đói giảm nghèo vùng tộc ngƣời Đan Lai trong những năm qua năm qua
2.2.1. Các chính sách nhà nước
Năm 2001, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt dự án “Thực hiện tái định cƣ (TĐC) đồng bào Đan Lai tại 3 bản Cò Phạt, Khe Cồn và bản Búng, xã
Môn Sơn, huyện Con Cuông” với tổng mức đầu tƣ 20 tỷ đồng. Qua 5 năm thực hiện, chỉ vận động đƣợc 36 hộ dân Đan Lai rời nơi ở cũ về TĐC tại 2 bản Cửa Rào và Tân Sơn, gần trung tâm xã Môn Sơn - Huyện Con Cuông.
Ngày 16 tháng 12 năm 2006, Thủ tƣớng Chính Phủ ban hành Quyết định số 280/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bảo tồn phát triển bền vững tộc ngƣời thiểu số Đan Lai đang sinh sống tại vùng lõi Vƣờn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” (gọi tắt là Đề án 280). Vậy là từ một dự án của tỉnh đƣợc nâng thành một đề án mang tầm quốc gia.
Mục tiêu tổng thể của Đề án là: Nâng cao điều kiện sống, phát triển kinh
tế-xã hội nhằm bảo tồn, phát triển bền vững tộc ngƣời thiểu số Đan Lai hiện đang sống trong vùng lõi Vƣờn Quốc gia Pù Mát; bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt Vƣờn Quốc gia Pù Mát vừa đƣợc UNSECO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới, bảo vệ an ninh biên giới.
Phạm vi, quy mô và địa điểm thực hiện Đề án: Trong tổng số 176 hộ tộc
ngƣời thiểu số Đan Lai đang sinh sống tại vùng lõi Vƣờn Quốc gia Pù Mát, tổ chức di chuyển 146 hộ đến nơi mới và ổn định 30 hộ tại nơi cũ nhƣ sau:
Hợp phần 1: Xây dựng khu tái định cƣ và tổ chức di chuyển 146 hộ tộc ngƣời thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống trên thƣợng nguồn Khe Khặng thuộc 2 bản: Khe Cồn, Bản Búng xã Môn Sơn, đến vùng tái định cƣ tại 3 bản: