Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 80)

Các biện pháp đề xuất phải giải quyết tốt những tồn tại hiện nay trong công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học. Các biện pháp nêu ra phải phù hợp hơn và đem lại hiệu quả thiết thực, trong đó không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của toàn huyện nói chung.

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính khoa học, có các bước tiến hành cụ thể, chính xác, các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ, khách quan và có khả năng thực hiện rộng rãi trên địa bàn huyện, được điều chỉnh, bổ sung kịp thời để ngày càng hoàn thiện.

3.2. Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Tác động, để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và đội ngũ GV về công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục, trên cơ sở đó cán bộ quản lý nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học, GV không ngừng nâng cao chất

Bằng hoạt động quản lý, Hiệu trưởng cần giúp cho GV, HS, phụ huynh HS và các lực lượng xã hội thấy được thực chất của chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm vừa qua; thấy được nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục; thấy được chất lượng đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà trường là phải nâng cao chất lượng dạy học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Trong nhà trường, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là người có vai trò quyết định chất lượng GD&ĐT, trong đó đội ngũ GV là lực lượng chính; HS là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình. Vì vậy, GV, HS và phụ huynh HS cũng phải nâng cao nhận thức theo quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì mới nâng cao được chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

3.2.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp

Đội ngũ cán bộ quản lý, GV phải nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý để điều hành tốt các hoạt động dạy học đáp ứng được mục tiêu giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và khu vực.

Hiệu trưởng cần nghiên cứu kỹ các văn bản, qui định, hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên về phát triển sự nghiệp giáo dục, đồng thời tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về công tác quản lý. Trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo có hiệu quả vào công tác quản lý chỉ đạo dạy học của đơn vị; đồng thời có trách nhiệm tuyên tuyền, phổ biến cho GV, HS và phụ huynh HS nơi mình công tác học tập và làm theo.

- Không ngừng học tập về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục để có kiến thức tổng hợp điều hành nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Tham gia học hỏi kinh nghiệm quản lý của

các mô hình điển hình tiên tiến trong và ngoài tỉnh, rút kinh nghiệm, cải tiến, bổ sung từ đó vận dụng sáng tạo, linh hoạt và có hiệu quả vào công tác quản lý hoạt động dạy học của đơn vị mình.

- Tạo điều kiện cho GV nghiên cứu, thảo luận, trao đổi, rút kinh nghiệm về hoạt động dạy học trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ hoặc tại cuộc họp hội đồng sư phạm của nhà trưởng, để đánh giá chất lượng dạy học của nhà trường trong những năm qua, thấy được những nội dung đã làm được, những nội dung làm chưa tốt và đồng thời chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế. Trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp, thiết thực và hiệu quả nhất để dần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

- Tăng cường nâng cao nhận thức cho GV bằng nhiều hình thức như: tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, lớp tập huấn về đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá HS, sinh hoạt tổ chuyên môn, xây dựng chương trình và nội dung dạy học, dạy học phù hợp đối tượng HS và tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tác động làm thay đổi nhận thức về cách dạy và cách học sẽ giúp các em HS có động cơ học tập tốt hơn, làm cho các em tích cực, chủ động, sáng tạo, say mê học tập hơn; giúp các em có được phương pháp học tập tốt nhất, có ý thức vươn lên trong học tập từ đó làm cho chất lượng dạy và học được nâng lên. Giáo dục cho HS biết, bốn mục tiêu trụ cột của UNESCO về việc học tập là “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình”, nền giáo dục nước ta cũng đang hướng đến một chương trình giáo dục toàn diện: Dạy học là dạy cả tri thức, kỹ năng và thái độ sống để HS hội nhập và thích nghi với môi trường bên ngoài. Trên cơ sở đó đòi hỏi các em cần phải có động cơ, thái độ học tập đúng đắn và nghiêm túc.

- Chỉ đạo GV làm tốt công tác giáo dục HS thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp; xây dựng nội qui, nền nếp

đua học tập tốt lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn trong năm. Qua các công tác thi đua phát hiện tuyên dương những HS giỏi, động viên, khuyến khích HS có tinh thần chăm chỉ, vượt khó vươn lên trong học tập.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho phụ huynh HS, làm cho họ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy học; hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp với nhà trường và các tổ chức xã hội để huy động HS ra lớp, đi học chuyên cần và quản lý hoạt động học tập của HS.

- Thông qua các hội nghị phụ huynh HS vào đầu năm, giữa năm và cuối năm để thống nhất các biện pháp giáo dục HS, truyền đạt thông tin hai chiều về HS, tìm ra nguyên nhân của những yếu kém, bàn bạc và thống nhất, đưa ra các biện pháp phối hợp quản lý kịp thời, hiệu quả bằng nhiều hình thức như: qua sổ liên lạc, qua bài kiểm tra và trao đổi trực tiếp của GV chủ nhiệm….

- Tổ chức tốt hoạt động của Ban chấp hành hội phụ huynh HS, tạo điều kiện thuận lợi, động viên họ tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, trao đổi để tìm ra những phương pháp quản lý tốt nhất, lắng nghe ý kiến của họ đóng góp xây dựng nhà trường. Phát huy hết khả năng của phụ huynh HS trong việc xây dựng CSVC nhà trường và quản lý hoạt động học tập của HS; sử dụng có hiệu quả quĩ hội trong công tác thi đua khen thưởng.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân; giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả, từ đó tuyên truyền, phổ biến để GV, HS, phụ huynh HS nhận thức được điều đó.

Đội ngũ GV phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, tâm huyết, yêu nghề, có tinh thân trách nhiệm cao trong công việc. Có đội ngũ GV cốt cán, nắm vững chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy.

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường xây dựng nền nếp, kỷ cương; kiểm tra, thanh tra chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, thanh tra chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường xây dựng nền nếp, kỷ cương trong dạy học

- Xây dựng nền nếp, kỷ cương hoạt động dạy học là một nội dung quan trọng, nó tạo ra một nền tảng vững chắc, tạo môi trường làm việc nghiêm túc, tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

- Tăng cường quản lý nền nếp, kỷ cương hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm thực hiện qui chế dạy học của Bộ GD&ĐT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Cụ thể hóa những chức năng, nhiệm vụ trong Điều lệ trường THCS, các qui định của ngành, vận dụng phù hợp vào tình hình thực tế của đơn vị, giúp cán bộ, GV thực hiện có hiệu quả công việc được giao.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra đánh giá chất lượng dạy học của GV và chất lượng học tập của HS. Qua kiểm tra, thanh tra giúp Hiệu trưởng nắm được thực trạng việc thực hiện nền nếp chuyên môn của GV và đánh giá được thái độ, tinh thần trách nhiệm làm việc, chất lượng công tác chuyên môn của GV, từ đó có những biện pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Đồng thời nó cũng thúc đẩy GV tích cực hơn trong công tác chuyên môn, tự phấn đấu để hoàn thiện mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học; giúp HS thấy được thực lực của bản thân, từ đó có hướng phấn đấu vươn lên trong học tập. Yêu cầu công tác kiểm tra, thanh tra phải đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan, công bằng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Công tác bồi dưỡng và tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là yêu cầu mang tính tất yếu, đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, lâu dài để xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao phục vụ cho chiến lược pháp triển giáo dục, nhằm đảm bảo cho đội ngũ GV luôn được cập nhật kiến thức mới, hiện đại đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

- Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn nghiệp vụ của tất cả mọi GV, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Xây dựng được đội ngũ GV có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất và năng lực tốt, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, làm việc khoa học có kỷ luật, đặc biệt là có ý thức và thường xuyên phấn đấu vươn lên để trở thành GV giỏi, có tay nghề vững vàng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập là việc làm hết sức cần thiết.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Một là: Tăng cường xây dựng nền nếp, kỷ cương hoạt động dạy học Hiệu trưởng phải xây dựng nền nếp, kỷ cương trong nhà trường vào đầu mỗi năm học. Để việc xây dựng nền nếp kỷ cương đảm bảo hợp lí, hiệu quả, Hiệu trưởng phải chú ý các nội dung sau:

- Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo, các qui định của Bộ GD&ĐT; Điều lệ trường THCS; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, của phòng GD&ĐT; những qui định về nền nếp chuyên môn, về công tác khen thưởng, kỷ luật, các tiêu chí đánh giá xếp loại...

- Trên cơ sở những qui định chung, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa các nhiệm vụ thành những yêu cầu riêng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, từ đó yêu cầu cán bộ, GV và HS phải thực hiện. Trước khi

thực hiện kế hoạch, Hiệu trưởng cần tổ chức cho cán bộ, GV học tập, trao đổi, bàn bạc trên cơ sở đó thống nhất thực hiện.

Để thực hiện tốt nền nếp, kỷ cương dạy học trong nhà trường, Hiệu trưởng cần thực hiện những nội dung sau:

- Qui định rõ các chủng loại hồ sơ chuyên môn của GV, như: Kế hoạch giảng dạy; giáo án; kế hoạch dạy học tuần; sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ; sổ tự bồi dưỡng, sổ điểm cá nhân, sổ theo dõi sử dụng đồ dùng dạy học…; nếu là GV chủ nhiệm thêm: sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi HS, sổ liên lạc.

- Phân công GV chủ nhiệm, GV giảng dạy các lớp cho phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn. Sắp xếp thời khóa biểu khoa học, hợp lý đảm bảo cho việc dạy và học được ổn định.

- Xây dựng những qui định về sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học, phòng học bộ môn và ứng dụng CNTT trong giảng dạy…

- Xây dựng nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn; các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội cha mẹ HS. Nội dung các buổi sinh hoạt phải được chuẩn bị chu đáo, mang tính thiết thực, giải quyết được những tồn tại hạn chế trong thời gian trước, đồng thời đề ra được phương hướng và những biện pháp phù hợp, khả thi để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.

- Xây dựng nền nếp sinh hoạt cho HS nhằm theo dõi sự chuyên cần, ý thức tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động của HS.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nền nếp, kỷ cương Hiệu trưởng cần thành lập các ban và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong các ban để theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nền nếp, kỷ cương. Giao cho phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn quản lý các nền nếp chuyên môn: ngày, giờ công, tiến độ chương trình, tiến độ cho điểm, việc sử dụng đồ dùng dạy học, hồ sơ chuyên môn...của GV; theo dõi việc thực hiện kỷ cương nền nếp của các tập thể HS.

Định kỳ có sơ kết, tổng kết, nhận xét, bình xét thi đua, đánh giá kết quả thực hiện nền nếp của GV trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hoặc cuộc họp hội đồng và của HS vào giờ chào cờ đầu tuần.

Hai là: Tăng cường kiểm tra, thanh tra

- Đổi mới nhận thức về công tác kiểm tra, thanh tra và đánh giá: Kiểm tra thanh tra, đánh giá nhằm nắm bắt thực chất việc thực hiện kế hoạch và kết quả dạy học của GV; việc tiếp thu kiến thức và kết quả đạt đạt được của HS, tránh bệnh thành tích trong giáo dục.

- Đổi mới phương tiện và hình thức thực hiện: Đa dạng hóa hình thức kiểm tra thanh tra, đánh giá như: kiểm tra thanh tra định kỳ, đột xuất; kiểm tra qua hồ sơ, kiểm tra qua theo dõi thường xuyên, sử dụng CNTT để quản lý…Phong phú hóa nội dung kiểm tra đánh giá: Đối với GV, kiểm tra thực hiện kế hoạch dạy học, việc thực hiện nền nếp qui chế chuyên môn, việc thực hiện đổi mới PPDH, hồ sơ giáo án….Đối với HS, kiểm tra đánh giá kết quả học tập trên phương diện kiến thức, kỹ năng đạt được.

- Hằng năm Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra một cách cụ thể, khoa học và công bố kế hoạch để tất cả các thành viên trong hội đồng sư phạm biết, về số lượng GV được kiểm tra, thanh tra, nội dung, hình thức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 80)