Nhận thức của Hiệu trưởng về quản lý hoạt động dạy và học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 56)

Để tìm hiểu mức độ nhận thức của các Hiệu trưởng về biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học,

tôi đã xây dựng bảng hỏi để điều tra 15 Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện, kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Ý kiến của các Hiệu trưởng về sự cần thiết quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng

TT

Nội dung quản lý

Tầm quan trọng (%)

RQT QT IQT KQT

1 Quản lý chỉ đạo việc thực hiện chương trình,

phân công giảng dạy của GV 86,7 13,3 0 0

2 Quản lý chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy

học, hồ sơ, giáo án của GV 73,3 26,7 0 0

3 Quản lý chỉ đạo việc soạn bài và chuẩn bị giờ

lên lớp của GV 66,7 33,3 0 0

4 Quản lý kiểm tra giờ lên lớp của GV 86,7 13,3 0 0

5 Quản lý chỉ đạo việc đổi mới PPDH, việc sử

dụng TBDH của GV 80,0 20,0 0 0

6

Quản lý chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn, công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV

53,3 46,7 0 0

7 Quản lý chỉ đạo hoạt động học của HS 80 20 0 0

8 Quản lý chỉ đạo hoạt động đổi mới kiểm tra

đánh giá kết quả học tập của HS 60 40 0 0

9 Chỉ đạo quản lí CSVC, trang thiết bị phục vụ

cho HĐDH 60,0 40,0 0 0

(Chú thích: RQT: Rất quan trọng; QT: Quan trọng; IQT: Ít quan trọng; KQT: Không quan trọng)

Qua số liệu của bảng 2.6 cho thấy, Hiệu trưởng đã nhận thức tương đối tốt về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học trong nhà trường. Chứng tỏ Hiệu trưởng đã xác định việc quản lý chỉ đạo

hoạt động dạy học trong nhà trường là một nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản, nó chi phối và tác động đến tất cả các hoạt động quản lý khác trong nhà trường.

Hiệu trưởng coi trọng việc thực hiện chương trình, việc phân công giảng dạy; quản lý giờ lên lớp; việc thực hiện đổi mới PPDH, việc sử dụng thiết bị dạy học; quản lý hoạt động học của HS. Song kết quả cũng cho thấy một số Hiệu trưởng chưa chú trọng trong việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV; việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; quản lý CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học. Tuy nhiên trong thực tế để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay thì việc quản lý chỉ đạo soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp, quản lý giờ lên lớp, quản lý đổi mới PPDH, quản lý hoạt động học của HS, quản lý về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, quản lý trang thiết bị dạy học là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)