nâng cao chất lượng
2.3.2.1. Thực trạng phân công giảng dạy cho giáo viên
Phân công giảng dạy cho GV nhằm phát huy năng lực và sở trường của từng người để mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác dạy học là một việc làm quan trọng. Vì năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GV là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng dạy học của nhà trường. Để thực hiện tốt việc phân công giảng dạy cho GV Hiệu trưởng đã đưa ra một số căn cứ và hình thức phân công, kết quả như sau:
Bảng 2.7. Những căn cứ sử dụng để phân công giảng dạy cho giáo viên
TT Căn cứ phân công giảng dạy
Mức độ thực hiện phân
công giảng dạy Điểm TB
Thứ bậc Tốt Khá TB Chưa
2 Thâm niên công tác 102 93 44 0 3,2 5
3 Nguyện vọng của GV 128 86 25 0 3,4 3
4 Nguyện vọng của HS 87 67 53 32 2,9 6
5 Đề nghị của tổ chuyên môn 142 76 21 0 3,5 2
6 Yêu cầu đặc điểm của mỗi lớp 107 98 34 0 3,3 4
Qua bảng 2.7 cho thấy, Hiệu trưởng các nhà trường đã phân công giảng dạy cho GV chủ yếu căn cứ vào trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn của mỗi GV, theo đề nghị của tổ chuyên môn và của phó hiệu trưởng để phân công giảng dạy cho GV. Điều đó chứng tỏ năng lực chuyên môn có vai trò rất quan trọng đối với GV trong công tác giảng dạy và giáo dục; ngoài ra chúng tôi thấy Hiệu trưởng đều cho rằng các GV có trình độ chuyên môn vững, có phương pháp giảng dạy tốt, có kinh nghiệm trong truyền đạt kiến thức, có trách nhiệm trong giảng dạy và giáo dục sẽ được phân công giảng dạy ở các lớp cuối cấp và bồi dưỡng HS giỏi. Tuy nhiên, việc phân công giảng dạy còn được dựa trên những căn cứ: nguyện vọng cá nhân GV và GV chủ nhiệm, đặc điểm mỗi lớp, thâm niên giảng dạy. Phân công giảng dạy theo thâm niên công tác và nguyện vọng của HS chưa được thực sự quan tâm, điều đó chứng tỏ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của GV trong các nhà trường chưa thực sự đồng đều, có những GV mặc dù đã có nhiều năm công tác nhưng chưa đáp ứng được nhiệm vụ dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 2.8. Các hình thức phân công giảng dạy cho giáo viên
TT Căn cứ phân công giảng dạy
Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Chưa tốt
1 Dạy đuổi theo lớp 159 65 15 0 3,6 1
2 Dạy một khối lớp trong nhiều năm 104 83 52 0 3,2 3
3 Điều chỉnh tùy đặc điểm từng năm 127 88 24 0 3,4 2
hình thức phân công GV dạy đuổi theo lớp đối với một số môn; việc dạy theo lớp thường là đối với những GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt và có kinh nghiệm giảng dạy…
Việc thành công trong quá trình nâng cao chất lượng dạy học của GV phụ thuộc rất nhiều vào các hình thức phân công giảng dạy của Hiệu trưởng. Nhìn chung, đa số GV đánh giá việc phân công của các Hiệu trưởng là khá phù hợp và hiệu quả.
Tuy nhiên, ở một trường việc phân công giảng dạy cho GV vẫn còn có những bất cập như: một số GV phải dạy nhiều môn ở nhiều khối dẫn đến phải soạn nhiều giáo án, đi dạy nhiều buổi đối với các trường học 2 ca; hoặc một số GV phải kiêm nhiệm nhiều công việc như vừa giảng dạy, vừa phụ trách công tác thiết bị, thí nghiệm, thư viện, vừa phụ trách công tác Đoàn đội…cá biệt còn có trường hợp GV dưới chuẩn trình độ đào tạo, tuổi cao không thể dạy các lớp cuối cấp do không đáp ứng được khối lượng kiến thức.
2.3.2.2. Thực trạng chỉ đạo lập kế hoạch dạy học
Lập kế hoạch là chức năng quan trọng; muốn chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá đều phải dựa vào kế hoạch. Việc lập kế hoạch dạy học của GV có tầm quan trọng trong công tác dạy học. Kết quả khảo sát thực trạng thu được như sau:
Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo lập kế hoạch dạy học của giáo viên
TT Nội dung thực hiện
Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Chưa tốt 1 Cụ thể hóa nhiệm vụ năm học và
qui chế chuyên môn 125 67 30 17 3,3 1
2 Xây dựng qui định cụ thể về kế
hoạch cá nhân 89 86 35 29 3,0 2
4 Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch
để đánh giá xếp loại GV 85 69 49 36 2,8 3
Qua bảng 2.9 ta thấy, các biện pháp cụ thể hóa nhiệm vụ năm học và qui chế chuyên môn, xây dựng qui định cụ thể về kế hoạch cá nhân được đánh giá thực hiện tốt. Biện pháp tổ chức kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân, sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá xếp loại GV được đánh giá ở mức độ thấp hơn. Điều này cho thấy hầu hết các trường trong công tác quản lý còn nặng về hành chính, chưa quan tâm nhiều đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả và hiệu quả công việc của GV.
Thực tế cho thấy, việc xây dựng kế hoạch và xác định mục tiêu công tác giảng dạy là nhiệm vụ của mỗi GV. Dựa trên yêu cầu chung của công tác giáo dục và yêu cầu riêng của từng bộ môn, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình, thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp quản lí và tình hình cụ thể của mỗi đơn vị là việc làm không thể thiếu trong công tác quản lí hiện nay. Hiệu trưởng là người đề ra kế hoạch, quản lí kế hoạch và hướng dẫn các tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch chuyên môn là quan trọng nhất để bảo đảm nâng cao chất lượng dạy học.
2.3.2.3. Thực trạng chỉ đạo hồ sơ chuyên môn của giáo viên
Việc quản lý hồ sơ chuyên môn của GV có vai trò quan trọng, nó đảm bảo cho người quản lý duy trì nền nếp chuyên môn, đồng thời hồ sơ chuyên môn của GV còn là cơ sở pháp lý đánh giá chất lượng công tác của mỗi GV. Kết quả khảo sát thu được như sau:
Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo hồ sơ chuyên môn của giáo viên
TT Nội dung thực hiện
Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Chưa tốt 1 Qui định nội dung, số lượng hồ sơ
2 Lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chuyên
môn kiểm tra định kỳ 109 91 39 0 3,3 2
3 Kiểm tra đột xuất 59 95 54 31 2,8 5
4 Nhận xét, đánh giá và yêu cầu điều chỉnh sau kiểm tra
87 71 54 27 2,9 4
5 Sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ để
đánh giá GV 91 82 48 18 3,0 3
Qua bảng 2.10 cho thấy, Hiệu trưởng các trường đã coi trọng biện pháp qui định nội dung, số lượng hồ sơ, biện pháp lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ và biện pháp sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ để đánh giá GV. Biện pháp kiểm tra đột xuất hồ sơ cá nhân làm chưa tốt; việc nhận xét đánh giá chưa sâu sắc, nên việc điều chỉnh sau kiểm tra chưa được nhiều. Do các nhà trường chưa chú trọng kiểm tra đột xuất hồ sơ cho nên một số GV cập nhật các thông tin và nội dung chưa thường xuyên và kịp thời.
2.3.2.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình dạy học của GV
Quản lý, chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình dạy học là vấn đề cần thiết để đảm bảo truyền tải nội dung kiến thức cho HS, các nhà quản lý đã đưa ra nhiều biện pháp, nhằm giúp GV thực hiện đúng chương trình và quản lý việc thực hiện chương trình. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy của giáo viên
TT Nội dung thực hiện
Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Chưa tốt 1
Yêu cầu GV hiểu, nắm vững chương trình và thực hiện đúng phân phối chương trình
127 86 26 0 3,4 1
3 Đánh giá việc thực hiện tiến độ
chương trình qua sổ đầu bài 94 75 52 18 3,0 3
4 Giám sát việc thực hiện chương trình
của môn học thông qua vở ghi của HS 71 85 61 22 2,9 5
5 Xử lý những sai phạm về thực hiện
chương trình 69 92 68 10 2,9 4
Qua bảng 2.11 cho thấy, Hiệu trưởng các nhà trường đã làm tốt việc chỉ đạo GV nghiên cứu kỹ để hiểu và nắm vững chương trình cũng như việc thực hiện đúng phân phối chương trình của môn học, các tổ chuyên môn định kỳ kiểm tra kế hoạch dạy học và giáo án của GV. Tuy nhiên, việc đánh giá thực hiện tiến độ chương trình qua sổ đầu bài, việc giám sát thực hiện chương trình dạy học của GV qua vở ghi của HS thực hiện chưa tốt; việc xử lí các sai phạm trong thực hiện chương trình chưa thực sự mạnh mẽ và quyết liệt.
Những nội dung thực hiện chưa tốt ở trên thuộc về trách nhiệm của các nhà quản lý, do vậy cần phải đưa ra các biện pháp thiết thực để khắc phục, trước hết đòi hỏi đội ngũ GV phải tự giác và có trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao, các tổ trưởng chuyên môn cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn tất cả các chủng loại hồ sơ để có các minh chứng, rút kinh nghiệm cụ thể từ đó kịp thời điều chỉnh và bổ sung.
2.3.2.5. Thực trạng chỉ đạo soạn bài và chuẩn bị bài của giáo viên
Công tác chuẩn bị cho giờ dạy của GV có vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng giờ lên lớp và chất lượng quá trình dạy học. Thực tế cho thấy, GV nào có ý thức chuẩn bị tốt thì chất lượng giảng dạy của GV đó sẽ tốt hơn. Do việc chuẩn bị bài đều được GV tiến hành ở nhà nên việc quản lý hoạt động này là rất khó khăn.
Để quản lý chặt chẽ công việc này, các nhà trường đã đề ra một số biện pháp quản lý cơ bản sau.
Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo việc soạn bài và chuẩn giờ lên lớp của GV
TT Nội dung quản lý
Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Chưa tốt 1 Bài soạn đúng phân phối chương
trình môn học 134 92 13 0 3,5 1
2 Nghiêm cứu kỹ nội dung bài dạy và
những kiến thức có liên quan 102 72 48 17 3,1 2
3
Bài soạn phải nhằm giải quyết tốt vấn đề kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần thiết (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng)
87 85 43 24 3,0 3
4 Bài soạn phải thể hiện rõ hoạt động
của thầy và trò 64 82 61 32 2,7 5
5
Lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp với loại bài và sát đối tượng HS
51 85 62 41 2,6 6
6 Chuẩn bị chu đáo những phương tiện,
đồ dùng dạy học cần thiết 55 74 56 54 2,5 7
7 Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá
xếp loại GV 64 83 67 25 2,8 4
Qua bảng 2.12 cho thấy, mức độ thực hiện các nội dung qui định về việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của GV là không đồng đều giữa các nội dung. Nội dung bài soạn đúng phân phối chương trình; nội dung nghiêm cứu kỹ nội dung bài dạy và những kiến thức có liên quan được các GV chú trọng và thực hiện tốt. Các nội dung bài soạn phải nhằm giải quyết tốt vấn đề kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần thiết; bài soạn phải thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò được GV quan tâm và thực hiện tương đối tốt. Đồng thời nội dung sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá xếp loại GV được hầu hết Hiệu trưởng, GV đánh giá cao.
Ngược lại, nội dung lựa chọn phương pháp giảng dạy, nội dung kiến thức phù hợp với từng loại bài và sát đối tượng HS, GV thực hiện chưa tốt; đây là nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, phương pháp giảng dạy này đang được áp dụng không chỉ đối với các trường THCS mà còn ở tất cả các cấp học, bậc học trên phạm vi cả nước. Đặc biệt là nội dung chuẩn bị chu đáo những phương tiện, thiết bị dạy học cần thiết cho tiết dạy GV thực hiện chưa tốt; điều này chứng tỏ GV chưa quan tâm nhiều tới việc tăng cường đổi mới PPDH. Đồng thời qua khảo sát, cũng cho thấy công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá của các nhà trường chưa sâu, chưa sát đến những nội dung quyết định chất lượng dạy học trong việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV.
2.3.2.6. Thực trạng kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên
Giờ dạy của GV có tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy của người thầy, kết quả học tập của HS và chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy phải có biện pháp kiểm tra phù hợp bảo đảm nguyên tắc chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên
TT Nội dung quản lý
Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Chưa tốt 1
Việc thực hiện nền nếp, qui chế chuyên môn và việc thực hiện đúng phân phối chương trình môn học
112 81 46 0 3,3 1
2
Truyền đạt được nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm, đảm bảo chính xác và khoa học 94 75 46 24 3,0 3 3 Tổ chức tốt các hoạt động nhận thức của HS; gây hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS 81 65 52 41 2,8 5
4 Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm
5 Xử lý tốt tình huống trên lớp 86 68 56 29 2,9 4 6 Sử dụng có hiệu quả phương tiện, đồ
dùng dạy học
43 79 60 57 2,5 8
7 Dành thời gian thích hợp cho việc củng cố kiến thức và rèn kỹ năng cho HS
56 71 63 49 2,6 7
8 Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá xếp
loại GV 102 84 47 6 3,2 2
Qua bảng 2.13 cho thấy, trong các nội dung quản lý giờ lên lớp, nội dung thực hiện nền nếp, qui chế chuyên môn, thực hiện đúng phân phối chương trình môn học và sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá xếp loại GV được đánh giá mức độ thực hiện tốt nhất. Bên cạnh đó, việc truyền đạt được nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm, đảm bảo chính xác và khoa học; xử lý tốt tình huống trên lớp; tổ chức các hoạt động nhận thức của HS, gây hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS cũng được chú trọng và thực hiện tốt. Ngược lại, các nội dung đổi mới PPDH nhằm tăng cường khả năng tự học của HS, sử dụng có hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học đa phần được đánh giá ở mức độ chưa tốt. Trong xu thế đổi mới PPDH hiện nay để nâng cao chất lượng dạy học thì việc tăng cường khả năng tự học và hướng dẫn HS cách học là rất quan trọng. Qua những đánh giá trên cho ta thấy các nội dung về phương pháp giảng dạy, phương tiện và thiết bị dạy học chưa thực sự được quan tâm ngay từ khâu soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp.
2.3.2.7. Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới PPDH đối với mỗi môn học là nội dung tất yếu khách quan, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học.
Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
TT Nội dung thực hiện