0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Biện pháp 4: Đổi mới công tác quản lý hoạt động học, đổi mới kiểm tra

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC (Trang 98 -98 )

tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng qui trình phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng, tổ chức quản lý hoạt động học tập của HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Tổ chức phân loại HS để GV có phương pháp dạy học sát đối tượng, phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tích cực tự giác trong việc tiếp thu kiến thức. Trên cơ sở phân loại, GV tổ chức ôn tập, phụ đạo cho HS yếu và bồi dưỡng HS khá giỏi, đây là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học.

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng của hoạt động quản lý, là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS, giúp Hiệu trưởng quản lý được chất lượng giảng dạy của GV, kết quả học tập và rèn luyện của HS. Vì vậy đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp với nội dung chương trình đạt hiệu quả cao, đồng thời thúc đẩy các hoạt động dạy và học diễn ra có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu giáo dục, đồng thời giúp GV có những thay đổi hợp lý trong hoạt động dạy học đối với từng đối tượng HS.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Quản lý hoạt động học của HS: Hiệu trưởng phải quan tâm tới hoạt động học của HS như quan tâm tới hoạt động dạy của thầy. Yêu cầu HS có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn; phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập; hình thành được nền nếp học tập; nâng cao chất lượng học tập cho toàn thể HS và từng HS.

- Tổ chức xây dựng và thực hiện nội qui học tập: Hiệu trưởng hướng dẫn GV chủ nhiệm tổ chức cho HS thảo luận để đề ra nội qui học tập, hướng vào các nội dung: đi học chuyên cần, tinh thần thái độ học tập, sử dụng, bảo vệ và chuẩn bị đồ dùng học tập, qui định khen thưởng, kỷ luật việc thực hiện nội qui.

- Phát động các phong trào thi đua: Kết hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên phát động các đợt thi đua theo chủ điểm với nội dung cụ thể nhằm thu hút HS vào học tập và các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích. Qua các đợt thi đua, Hiệu trưởng thường xuyên động viên tinh thần học tập của HS bằng các hình thức khen thưởng.

- Chỉ đạo GV chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, tiến hành điều tra cơ bản về chất lượng học tập của HS, phân tích đánh giá về thái độ đối với việc học tập, về sự phát triển trí lực, về các thói quen lao động và học tập, về sự phát triển thể chất, về ảnh hưởng giáo dục của gia đình.

- Chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lý học tập của HS: Hướng dẫn cha mẹ HS biết cách đánh giá kết quả học tập của con em mình; bố trí thời gian học, đôn đốc và kiểm tra bài tập ở nhà; tổ chức họp phụ huynh, thông báo cho phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em, thấy được trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý học tập của HS.

- Chỉ đạo phối hợp giữa GV chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác: Thống nhất trong việc giáo dục mục đích, động cơ thái độ học tập trong toàn thể GV từ các giờ lên lớp đến các hoạt động ngoài giờ. Xây dựng cho HS thói quen tự học (chú ý cả 3 khâu: hình thức tự học, phương pháp tự học, bố trí thời gian học tập hợp lý) hay nói cách khác là dạy cho HS cách học.

Phân loại HS để dạy phù hợp với đối tượng: HS là cơ sở quan trọng và quyết định tới PPDH. Đối tượng HS như thế nào sẽ phải có PPDH cho thích ứng. Trong công cuộc đổi mới PPDH hiện nay, dạy học sát đối tượng trở thành yêu cầu bắt buộc mà mỗi GV trong các nhà trường phải thực hiện.

- Dạy học sát đối tượng có nghĩa là GV phải hiểu biết sâu sắc đối tượng HS của mình để từ đó lựa chọn nội dung và PPDH cho phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực học tập của HS. Cụ thể là, GV phải hiểu được trình độ nhận thức của HS ở mức độ nào? Tinh thần, thái độ, động cơ, ý thức học tập ra sao? Sở trường, nguyện vọng, cá tính nổi bật của từng HS là gì? Những ưu điểm, nhược điểm của HS và phải biết được HS của mình đang thiếu hụt điều gì, cần cái gì,… Có hiểu được như vậy GV mới tìm được biện pháp tác động có hiệu quả, mới đem lại được những cái cần và đủ cho từng HS.

- Hằng năm tiến hành khảo sát chất lượng HS để làm cơ sở phân loại. Thông báo kết quả khảo sát chất lượng, phối hợp với phụ huynh HS tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục.

- Xây dựng kế hoạch, phân công GV có tinh thần trách nhiệm, có kinh nghiệm, có trình độ vững vàng để bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu.

- Với HS khá, giỏi: Lựa chọn những kiến thức cơ bản, cốt lõi và phân tích một cách sâu sắc để giúp HS nhận thức tốt. Mở rộng, nâng cao một số kiến thức cơ bản để làm phong phú thêm nội dung bài học. Tăng cường đặt ra những câu hỏi, những bài tập có độ khó vừa phải để kích thích HS tìm tòi, suy nghĩ. Sử dụng linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng các PPDH và yêu cầu HS tích cực làm việc trong giờ học. Điều quan trọng nhất là phải luôn khích lệ, luôn ở bên HS khi khó khăn. Trang bị cho các em phương pháp tự học, tự nghiên cứu.

- Với HS yếu: Nội dung bài giảng phải tinh giản đến mức độ tối đa, song phải đảm bảo những kiến thức cơ bản, cần thiết và cốt lõi nhất để HS nắm được kiến thức cơ bản của môn học. Không tham kiến thức và tuyệt đối tránh đưa ra những kiến thức khó, phức tạp. Phải tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giúp HS lĩnh hội kiến thức. Trình bày bài giảng phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ; tránh lan man, dài dòng. Đảm bảo cho HS ghi chép một cách đầy đủ những ý chính của bài học. Cố gắng khơi dậy sự tự tin trong

mỗi HS. Cần đưa ra những câu hỏi nhẹ nhàng, đơn giản để khuyến khích HS trả lời và tích cực học tập.

- GV thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của HS để báo cáo với nhà trường và phụ huynh HS. Hiệu trưởng thường xuyên giám sát việc thực hiện kế hoạch và nội dung giảng dạy của GV.

Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

- Đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả giáo dục HS. - Đánh giá cần phải dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học, hoạt động giáo dục của từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS của cấp học.

- Đánh giá cần phải phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.

- Các tổ nhóm chuyên môn thống nhất nội dung, kiến thức, kỹ năng trọng tâm, thành lập ngân hàng câu hỏi và bài tập ở tất cả các môn học, thiết lập ma trận đề, phân công GV ra đề; yêu cầu đề thi và kiểm tra phải đảm bảo chính xác, bảo mật, kiến thức cơ bản, trọng tâm, phân loại được HS, đồng thời kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận tùy theo môn học nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.

- Vận dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng coi trọng phát triển năng lực HS. Kiểm tra, đánh giá không chỉ tập trung vào việc xem HS học cái gì mà quan trọng hơn là kiểm tra HS đó học như thế nào, có biết vận dụng không; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kì, cuối năm học.

- Cần có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và học.

- Cần phân tích, đánh giá kết quả sau mỗi lần tổ chức thi. Rút kinh nghiệm về các khâu ra đề, coi thi, chấm thi, việc dạy của GV và học tập của HS để từ đó có các điều chỉnh cho phù hợp.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng thực hiện sự quản lý hoạt động học tập của HS thông qua GV. GV là người trực tiếp thực hiện việc quản lý hoạt động học tập của HS.

Tổ chức cho GV và HS học tập qui chế thi. Tiến hành coi thi, chấm thi nghiêm túc, đảm bảo khách quan, công bằng.

Trong kiểm tra đánh giá HS cần có hệ thống ngân hàng câu hỏi và bài tập, ma trận đề. Cần có sự phối hợp đồng bộ của các GV trong việc kiểm tra đánh giá HS. Rà soát và theo dõi thường xuyên kết quả học tập của HS để phân loại chính xác giúp Hiệu trưởng có kế hoạch chỉ đạo GV dạy học sát đối tượng HS, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu và xét khen thưởng cho những HS có thành tích xuất sắc.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC (Trang 98 -98 )

×