Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 35)

Hoạt động dạy của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong các nhà trường, Hiệu trưởng cần quản lý chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau: Phân công giảng dạy của GV; xây dựng và thực hiện chương trình dạy học; soạn bài và chuẩn bị bài; giờ lên lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn; đổi mới PPDH, sử dụng thiết bị dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; các loại hồ sơ, sổ sách….

1.4.1.1. Thực hiện phân công giảng dạy

Phân công giảng dạy cho GV thực chất là công tác tổ chức và công tác cán bộ, Hiệu trưởng cần hiểu thấu đáo chỗ mạnh, chỗ yếu, sở trường, hoàn cảnh của từng GV để sử dụng họ và tạo cho họ niềm tin trong nghề nghiệp.

Hiệu trưởng phân công giảng dạy cho GV hợp lý phát huy năng lực và sở trường của từng người để mang lại hiệu quả cao nhất là một việc quan trọng. Thực tế hiện nay, hầu hết các trường THCS ở địa bàn miền núi, do đội ngũ GV không đồng bộ về cơ cấu bộ môn và chất lượng chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều nên việc phân công giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Do đó, muốn thực hiện tốt công việc này Hiệu trưởng cần tìm hiểu rõ tình hình chất lượng đội ngũ, chú ý đến yêu cầu đảm bảo chất lượng, đảm bảo quyền lợi của HS, nguyện vọng của GV, đảm bảo tương đối công bằng về khối lượng công việc của từng GV, đảm bảo sự hài hòa và cân đối giữa số giờ thực dạy và số giờ làm công tác kiêm nhiệm để phân công cho phù hợp; có như vậy mới kịp thời động viên khuyến khích GV phát huy tốt năng lực sở trường, tinh thần trách nhiệm của mình trong công việc được giao.

1.4.1.2. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình dạy học

Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và nội dung kiến thức; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học. Trên cơ sở yêu cầu chung của công tác giáo dục và yêu cầu

riêng của từng bộ môn, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý và tình hình cụ thể của nhà trường, GV và tổ trưởng chuyên môn phải xây dựng và thực hiện chương trình dạy học phù hợp. Hiệu trưởng phải chỉ đạo thực hiện đúng nội dung chương trình, kế hoạch dạy học và biên chế năm học; chỉ đạo GV nắm vững mục tiêu, phạm vi kiến thức, PPDH đặc trưng, cách thức đánh giá kết quả học tập của từng môn học, từng khối lớp trong cấp học.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn thảo luận xây dựng nội dung chương trình dạy học, giúp họ xác định mục tiêu, nội dung và tìm ra các giải pháp để thực hiện mục tiêu đó. Xác định những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn giảng dạy trong những năm học trước và những vấn đề mới phát sinh trong chương trình dạy học để thống nhất thực hiện.

Để chỉ đạo việc thực hiện chương trình dạy học đạt kết quả, bảo đảm thời gian theo qui định, Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra nắm tình hình thực hiện chương trình của GV qua: thời khóa biểu, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, giáo án; định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học từng bộ môn và từng khối lớp để từ đó kịp thời điều chỉnh sao cho đảm bảo nội dung và tiến độ chương trình theo qui định.

1.4.1.3. Kiểm tra, theo dõi soạn bài và chuẩn bị lên lớp

Soạn bài và chuẩn bị các thiết bị, thí nghiệm (nếu có) của bài dạy là hai công việc quan trọng, chủ yếu của GV trước giờ lên lớp. Tuy nó chưa dự kiến hết các tình huống có thể xảy ra trong quá trình lên lớp, nhưng soạn bài là một hoạt động lao động sáng tạo của từng GV, nó thể hiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của GV về nội dung, phương pháp, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng HS và đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chương trình.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung chương trình mình phụ trách giảng dạy, trao đổi thống nhất trong nhóm về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ

Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng cùng các tổ trưởng chuyên môn phân công trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình việc chuẩn bị bài của GV. Sau kiểm tra tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể chi tiết, để từ đó kịp thời điều chỉnh những sai lệch nhằm thực hiện đúng qui định đề ra.

1.4.1.4. Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên

Giờ lên lớp của GV giữ vai trò quan trọng nhất của quá trình dạy học, nó quyết định chất lượng dạy học. Do đó, trong mỗi giờ lên lớp, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS đều thực hiện dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học, đó là mục đích, nội dung kiến thức, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Tất cả các công việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp chỉ đạt hiệu quả cao khi người GV thực hiện thành công tiết dạy trên lớp.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo sao cho mỗi giờ lên lớp của GV đều đạt được các yêu cầu cơ bản về nội dung, phương pháp và đảm bảo cho HS nắm được kiến thức cơ bản nhất của bài học; bồi dưỡng được năng lực nhận thức, tư duy, tự học, qua đó rèn luyện cho HS những kỹ năng cần thiết; bồi dưỡng cho các em những tư tưởng đúng, những tình cảm đẹp để hình thành và phát triển nhân cách. Để chỉ đạo tốt giờ lên lớp của GV, Hiệu trưởng cần phải có những biện pháp tác động cụ thể đó là:

- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp: Yêu cầu về kiến thức kỹ năng của các môn học; tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy của GV theo các tiêu chuẩn qui định; nhưng qui định về các loại bài; các phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.

- Xây dựng và sử dụng thời khóa biểu để kiểm tra giờ lên lớp: Thời khóa biểu có tác dụng duy trì nền nếp dạy học; thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

- Xây dựng lịch kiểm tra giờ lên lớp để nắm bắt tình hình dạy và học, tình hình ra vào lớp của GV và việc học tập của HS. Quản lý chặt chẽ giờ lên lớp của GV, có tác dụng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học. Vì

vậy việc thực hiện kiểm tra giờ lên lớp của GV phải được làm thường xuyên và duy trì trong suốt cả năm học.

- Tăng cường dự giờ, thăm lớp của Hiệu trưởng hay người được ủy quyền (phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn) theo kế hoạch hoặc đột xuất. Sau khi dự giờ GV, việc tổ chức rút kinh nghiệm tiết dạy cần được thực hiện nghiêm túc, phải giúp GV thấy rõ ưu điểm, tồn tại của mình về nội dung kiến thức, phương pháp, cách tổ chức các hoạt động học tập của HS và tình hình sử dụng đồ dùng dạy học…qua đó tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ họ điều chỉnh kịp thời về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

1.4.1.5. Chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra đánh giá là bộ phận hợp thành và không thể thiếu được trong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học, cấp học. Kiểm tra đánh giá luôn được thực hiện đồng thời cùng với quá trình dạy học, đó là quá trình thu nhập thông tin về khả năng nhận thức, ý thức và trách nhiệm của HS trong quá trình học tập. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp chỉ đạo dạy và học phù hợp, giúp HS tiến bộ hơn trong học tập.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là việc là hết sức cần thiết của người Hiệu trưởng. Qua quản lý, chỉ đạo hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, Hiệu trưởng nắm được chất lượng giảng dạy của từng GV, là cơ sở đánh giá chất lượng và hiệu quả của người dạy và người học. Thông qua đó Hiệu trưởng có những giải pháp tác động trở lại GV để điều chỉnh quá trình dạy học sát với thực tế, phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Để làm tốt nội dung này, Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp về đánh giá xếp loại HS và qui chế chuyên môn; thường xuyên kiểm tra kế hoạch của GV; yêu cầu GV thực hiện tốt việc đổi mới kiểm tra đánh giá, nội dung kiểm tra cần phù hợp với đối

của nhận thức; trong đề kiểm tra cần kết hợp hài hòa giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm tùy theo môn học. Tổ chức kiểm tra nghiêm túc, chấm bài chính xác, công bằng và khách quan; chữa bài, trả bài đúng thời gian. Sau kiểm tra phải đối chiếu kết quả đã đạt được với với mục tiêu đề ra, chỉ ra những mặt đã làm được, chưa làm được, phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp thực hiện có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học trong thời gian tiếp theo.

1.4.1.6. Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

PPDH có thể hiểu là một hệ thống tác động liên tục của GV nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức của HS, để HS lĩnh hội vững chắc các phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định. Chỉ đạo đổi mới PPDH, là chỉ đạo việc thực hiện phương pháp dạy của GV sao cho phù hợp với nội dung chương trình và đặc trưng riêng của từng môn học đồng thời phù hợp với đối tượng HS và sự phát triển của xã hội.

Đổi mới PPDH hiện nay là dạy học theo hướng phát triển năng lực HS, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học và thực tiễn.

Đổi mới PPDH là một nội dung quan trọng trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay, người Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH thông qua:

- Lập kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chi tiết đổi mới PPDH đối với từng môn học ngay từ đầu năm học phù hợp với đặc thù riêng của nhà trường. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về đội ngũ GV, CSVC, trang thiết bị dạy học…để triển khai thực hiện kế hoạch.

- Quy định thực hiện các qui chế, đảm bảo chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, trao đổi những vấn đề khó trong chương trình, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm các tiết học. Tăng cường ứng dụng CNTT, các phần mềm hỗ trợ, phương tiện nghe nhìn để góp phần đổi mới PPDH.

- Tổ chức tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm những đơn vị thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.

- Thúc đẩy việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ GV, hiểu chương trình, sách giáo khoa…

1.4.1.7. Chỉ đạo thực hiện các loại hồ sơ của giáo viên

Quản lý, chỉ đạo thực hiện hồ sơ chuyên môn của GV là một công việc hết sức quan trọng của người Hiệu trưởng. Hồ sơ chuyên môn của GV là phương tiện phản ánh quá trình quản lý, mang tính khách quan và cụ thể, giúp Hiệu trưởng nắm chắc hơn, cụ thể hơn tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của GV. Có thể nói hồ sơ chuyên môn của GV là cơ sở để thể hiện nội dung công việc mà GV đó được phân công, để đánh giá sự chuẩn bị, đầu tư cho chuyên môn của GV đó. Tuy nhiên, người Hiệu trưởng không nên đồng nhất khái niệm hồ sơ chuyên môn của GV đó với năng lực giảng dạy của họ.

Hồ sơ của GV phục vụ cho hoạt động dạy học được qui định tại Điều 27 của Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Để chỉ đạo GV thực hiện tốt hồ sơ chuyên môn, Hiệu trưởng cần hướng dẫn cụ thể yêu cầu của từng loại hồ sơ, cùng với các phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng hồ sơ của từng GV từ đó kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện.

1.4.1.8. Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường, bởi vì xây dựng đội ngũ GV là tạo động lực cho người dạy và người học thực hiện dạy tốt và học tốt.

Điều 15 Luật Giáo dục nêu rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn

Nội dung quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV phải là một việc làm thường xuyên của các nhà quản lý, giúp cho GV nâng cao và mở rộng tri thức, tiếp cận với những nội dung mới để đáp ứng những yêu cầu về đổi mới trong giáo dục.

Phân công GV giỏi giúp đỡ GV còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho GV tự học, tự bồi dưỡng và tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn.

Trong các nhà trường phải coi sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm, thực hiện các chuyên đề là loại hình bồi dưỡng bắt buộc đối với mọi GV. Coi trọng hình thức bồi dưỡng thường xuyên gắn với thực tiễn bài học, môn học. Ngoài ra, tạo điều kiện cho GV đi giao lưu học hỏi kinh nghiệm, tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện điện biên đông tỉnh điện biên nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)