Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của phòng GD&ĐT. Đội ngũ Hiệu trưởng các trường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và nhận thức được sự cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục để vận dụng một cách khoa học và linh hoạt vào thực tế của nhà trường.
Hiệu trưởng các trường luôn quan tâm đến việc xây dựng các nền nếp dạy học, biết tổ chức hợp lý các lực lượng, biết xây dựng và phát huy thế mạnh của các tổ chức trong nhà trường.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý các Hiệu trưởng đã làm tốt việc phân công công việc, phân công trách nhiệm, qui định rõ nền nếp làm việc và thực hiện nghiêm túc qui chế nhà trường.
Đội ngũ cán cán bộ quản lý, GV các nhà trường đoàn kết, nhiệt tình, có phẩm chất tốt, tâm huyết với nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao.
2.4.2.2. Nguyên nhân của những thiếu sót
Một số Hiệu trưởng chưa được đào tạo cơ bản về công tác quản lý, chưa được bồi dưỡng thường xuyên. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chủ yếu là tự học hỏi và tham khảo kinh nghiệm của những thế hệ trước. Công tác kế hoạch hóa mặc dù đã tuân thủ đúng các bước, song chưa phát huy được sức mạnh tập thể; kế hoạch của một số đơn vị chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Công tác quản lý còn chậm đổi mới, năng lực quản lý còn hạn chế, việc sử dụng các biện pháp quản lý chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý chưa kiên quyết, chưa mạnh dạn chỉ đạo đổi mới các nội dung theo yêu cầu.
Việc tổ chức bồi dưỡng cho GV để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc tự học, tự bồi dưỡng chưa được quan tâm; việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, sử dụng các thiết bị
Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên, chưa hiệu quả, chưa thúc đẩy GV hoàn thành công việc một cách có chất lượng.
Đội ngũ GV còn chưa đồng bộ, vẫn còn thiếu GV ở một số bộ môn. Một số GV chưa tích cực đổi mới PPDH, chưa tự giác trong việc tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Công tác quản lý, khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế và chưa phát huy tác dụng.
Việc đầu tư về tài chính và CSVC cho các nhà trường trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực những vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp để phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục.
Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu thực trạng giáo dục, thực trạng nhận thức về biện pháp quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học; cũng như thực trạng quản lý và hiệu quả quản lý hoạt động dạy học hiện nay của các trường THCS huyện Điện Biên Đông, có thể rút ra những kết luận sau:
- Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
- Các biện pháp quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học đã đem lại hiệu quả trong quản lý các trường, song cũng còn một số biện pháp chưa phát huy được hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau như đã nêu ở phần trên.
Để quản lý có hiệu quả hoạt động dạy học tại các trường THCS trên địa bàn huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên, cần xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động dạy học hữu hiệu, phù hợp có tính khả thi cao để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC