Nhóm giải pháp liên quan đến công cụ phi tài chính

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.Nhóm giải pháp liên quan đến công cụ phi tài chính

3.2.1. Nâng cao vị thế, vai trò của người lao động bằng các hoạt động kích thích tâm lý cuộc sống và tâm lý nghề nghiệp

Thường xuyên tổ chức các hội thi, thao giảng để kích thích giảng viên sáng tạo, đổi mớ i phương pháp giảng dạy.

70

Đồng thời tổ chức khen thưởng rộng rãi với các kết quả, thành tích xuất sắc mà người giảng viên đạt được để người giảng viên cảm thấy được nâng cao vị thế, vai trò của mình, được nhà trường và xã hội coi trọng hơn ...

3.2.2. Tạo nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cho giảng viên

Ngày nay, người ta đi làm không phải chỉ để kiếm tiền mà vì nhiều mục tiêu khác như được đào tạo nâng cao trình độ, được phát triển nghề nghiệp… Nếu làm việc trong một tổ chức mà thành tích của họ không được công nhận, không được đánh giá và không có cơ hội thăng chức thì dù có lương cao họ cũng sẵn sàng rời tổ chức đó và đi tìm một nơi khác có thể đáp ứng được nhu cầu của họ.

Một nhân viên giỏi sẽ luôn có tinh thần cầu tiến. Do đó, họ luôn khát khao tìm kiếm cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp của mình, vì họ quan niệm rằng: “không tiến ắt lùi”. Nắm bắt được nhu cầu này, ban lãnh đạo nhà trường nên vạch ra những nấc thang thăng tiến. Xây dựng chính sách thăng tiến một cách công bằng và hợp lý tạo cơ hội cho tất cả những giảng viên có năng lực và có chí tiến thủ.

3.2.3. Hoàn thiện môi trường làm việc

Nhìn chung môi trường làm việc của nhà trường đã tạo được động cơ cho đông đảo nhân viên. Song để mọi giảng viên của nhà trường đều cảm thấy hài lòng thì nhà trường cần duy trì và tiếp tục có một số biện pháp hoàn thiện hơn nữa môi trường làm việc cho giảng viên.

Hầu hết giảng viên đều mong muốn làm việc trong một môi trường tốt và dễ chịu. Giảng viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu họ có thể có được mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp của mình và họ được tôn trọng. Nhà trường có thể tạo ra được một môi trường làm việc dễ chịu hơn nữa thông qua các hoạt động dưới đây:

- Xây dựng giá trị và văn hoá riêng cho nhà trường và truyền đạt cho toàn bộ cán bộ, giảng viên cũng như sinh viên.

- Giúp đội ngũ giảng viên hiểu được và phối hợp với nhau để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

- Tạo cho giảng viên cơ hội nêu ra những ý tưởng sáng tạo cho sự phát triển của nhà trường và trao thưởng cho họ nếu đó là những ý kiến quý giá.

71

- Tôn trọng sự khác nhau về đặc điểm cá nhân giữa các cá nhân trong nhà trường.

- Tìm hiểu thêm về những mong đợi của giảng viên và những lý do của họ khi quyết định làm việc tại trường.

- Quan tâm hơn nữa đến gia đình của giảng viên, tổ chức các sự kiện cho gia đình của họ có thể tham gia và giúp họ tìm hiểu thêm nhà trường.

3.2.4. Cải tiến hoạt động công đoàn

Viê ̣c cải tiến hoa ̣t đô ̣ng công đoàn sẽ phát huy tối đa vai trò của công đoàn trong viê ̣c đảm bảo và thực thi quyền lợi vâ ̣t chất và tinh thần cho giảng viên .

Tâ ̣p trung vào các hoạt động như:

- Công đoàn thường xuyên gần gũi , nắm bắt tâm tư , nguyê ̣n vo ̣ng của giảng viên.

- Phát huy vai trò trong việc xây dựng các qui chế của nhà trường như Qui chế công tác của giảng viên, Qui chế chi tiêu nô ̣i bô ̣.

- Có kế hoạch tổng thể hàng năm về hoạt động công đoàn và công bố cho các công đoàn bô ̣ phâ ̣n biết để chuẩn bi ̣ triển khai.

- Kế hoạch triển khai các chương trình cu ̣ thể cần được phổ biến đến các công đoàn bô ̣ phâ ̣n phâ ̣n phải có thời gian đủ dài để chuẩn bi ̣ thực hiê ̣n.

3.2.5. Cải thiện cơ sở vật chất và thư viện

Điều này sẽ ta ̣o cơ sở vâ ̣t chất đầy đủ cho giảng viên trong công viê ̣c . Từ đó giúp cho việc hoàn thành nhiệm vụ và đa ̣t được mu ̣c tiêu công viê ̣c của giảng viên đươ ̣c thuâ ̣n lợi hơn, dễ dàng hơn.

- Đến cuối năm 2012 tòa nhà 17 tầng được đưa vào sử du ̣ng . Tuy nhiên, với 07 phòng học đa năng mới , tổng số loại phòng này được nâng lên thành 13 phòng thì tỉ lệ phòng học này vẫn còn thấp (chỉ chiếm khoảng g ần 20%). Do đó , nhà trường vẫn cần trang bi ̣ thêm các phòng ho ̣c đa năng này . Các phòng này bao gồm máy tính, máy chiếu giúp giảng viên và sinh viên dễ dàng thể h iê ̣n ý tưởng và trao đổi trong quá trình da ̣y – và học. Đồng thời, viê ̣c sử du ̣ng linh hoa ̣t các thiết bi ̣ này

72

còn giúp cho cả giảng viên và sinh viên hứng thú hơn và dễ dàng đạt được mục tiêu trong quá trình da ̣y và ho ̣c.

- Trang bị thêm và nâng cấp các thiết bi ̣ tối thiểu trong các phòng ho ̣c như micro và hê ̣ thống bảng viết . Mỗi phòng ho ̣c nên có thêm 2-3 bảng phụ được treo ở các vị trí khác nhau trong phòng học.

- Trang bị thêm và nâng cấp hê ̣ thống máy tính , máy in , máy photo tại các đơn vi ̣ giảng da ̣y (khoa và bô ̣ môn) giúp cho giảng viên có đầy đủ cơ sở vật chất để hoàn thành nhiệm vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trang bị ma ̣ng wifi cho cả trường để cả giảng viên và sinh viên dẽ dàng khai thác thông tin phu ̣c vu ̣ cho viê ̣c da ̣y và ho ̣c .

- Thư viện cần trang bi ̣ thêm nhiều sách tham khảo cho từng chuyên ngành . - Xây dựng phòng tra cứu và phòng đo ̣c riêng cho giảng viên.

- Xây dựng và thực hiê ̣n qui trình tra cứu và mượn tài liê ̣u tham khảo riêng đối với giảng viên . Đặc điểm tra cứu tài liệu của giảng viên khác sinh viên ở chỗ : sinh viên tham khảo tài liê ̣u theo giới thiê ̣u của giảng viên nên có thể dễ dàng dùng tủ thư mục hoặc máy tính để tra mã tài liệu , còn giảng viên cần đọc lướt qua nội dung của mỗi tài liê ̣u , đánh giá và so sánh nô ̣i dung của nhiều tài liê ̣u khác nhau cùng lúc. Do đó, qui trình tra cứu và mượn tài liê ̣u của giảng viên nên theo hướng chủ động và tự do hơn so với sinh viên. Do đó, cần làm thẻ thư viê ̣n riêng cho giảng viên. Khi đến thư viê ̣n , sau khi nô ̣p thẻ cho thủ thư , giảng viên có thể tự do tra cứu tài liệu trực tiếp ta ̣i phòng sách riêng của giảng viên.

3.3. Một số giải pháp khác

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống khen thưởng

Khen thưởng một cách đúng đắn, kịp thời sẽ có tác dụng to lớn khuyến khích người giảng viên nỗ lực hơn trong công việc.

Không chỉ dừng lại ở việc chỉ có một lần bình xét thi đua đánh giá cuối năm học, nhà trường nên có thêm nhiều hình thức thưởng khác theo quý hay bất kỳ thời gian nào để kịp thời khuyến khích những người làm việc có hiệu quả, có những sáng kiến hay, thành tích xuất sắc...

73

Điều quan trọng trong công tác khen thưởng là tiến hành việc bình chọn phải hết sức công bằng, hợp lý. Có như vậy công tác khen thưởng mới có ý nghĩ thiết thực, bằng không sẽ phản tác dụng gây ra tâm lý bất mãn cho giảng viên.

Không nên đưa phần thưởng vào thành hệ số của thu nhập tăng thêm, không có tác dụng khuyến khích nhiều mà gây ra tình trạng cào bằng khi bình xét. Nên để thành một khoản thưởng cuối năm và tập trung cho nhũng giảng viên thật sự có sự nỗ lực và thành tích xuất sắc trong năm. Làm như vậy chắc chắn sẽ tạo ra động được động cơ làm việc để mỗi giảng viên đều cố gắng để giành được phần thưởng đó.

3.3.2. Đề xuất vớ i giảng viên

- Có nhận thức đúng đắn về nghề:

Mỗi giảng viên nên chủ đô ̣ng t hường xuyên tìm hiểu, nắm bắt các qui đi ̣nh của pháp luật về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng , đặc biê ̣t là các qui đi ̣nh đối với chính giảng viên để từ đó hiểu rõ được trách nhiê ̣m và quyền ha ̣n , quyền lơ ̣i của giảng viên.

Tìm hiểu, so sánh, đánh giá nhâ ̣n thức của xã hô ̣i về nghề giảng viên so với các nghề khác trong xã hội . Từ đó giúp cho giảng viên ý thức được vai trò , vị trí và nhiê ̣m vu ̣ của mình tự đó nâng cao được ý thức trách nhiê ̣m trong công viê ̣c cũng như niềm tự hào về nghề nghiê ̣p.

- Chuẩn bị tâm thế tốt cho công viê ̣c:

Mỗi giảng viên xác đi ̣nh được mô ̣t cách chính xác sự phù hợp của nghề với đă ̣c điểm nhân cách của cá nhân mình như năng lực , sở thích, trình độ, hoàn cảnh riêng.

Luôn quan tâm, tìm hiểu, nắm bắt sự kỳ vo ̣ng của sinh viên về kết quả , nô ̣i dung, phương pháp giảng da ̣y.

Đồng thời. cần có kế hoạch làm việc khoa học , cụ thể, rõ ràng để đảm bảo tiến độ thời gian cũng như chất lượng công việc.

Tất cả những điều này sẽ giúp cho giảng viên chuẩn bi ̣ tinh thần và tâm thế sẵn sàng để tự tin hơn và nhiê ̣t tình trong công viê ̣c.

74

- Đả m bảo và nâng cao chất lƣơ ̣ng giảng da ̣y:

Giúp cho giảng viên nâng cao chất lượng giảng da ̣y , từ đó đa ̣t được mu ̣c tiêu và sáng tạo trong công việc.

Chất lươ ̣ng giảng da ̣y là yếu tố quan trong trong công tác giảng day . Người giảng viên cần ắm được và nghiêm túc thực hiện các qui đi ̣nh, nô ̣i quy, qui chế của trường đối với giảng viên.

- Thườ ng xuyên câ ̣p nhâ ̣t kiến thức đưa vào bài giảng.

- Chú trọng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn và kỹ năng sư phạm bằng cách tham gia vào các hoa ̣t đô ̣ng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

- Chủ động trong việc mở rộng công việc bằng cách khởi xướng và tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học các cấp , hoạt động tư vấn , đào ta ̣o cho bên ngoài.

3.3.3. Đề xuất đối vớ i Nhà nước

Cải tiến chế độ đãi ngộ đối với giảng viên : Nhằm đãi ngô ̣ tương xứng với đă ̣c điểm lao đô ̣ng của nghề giảng viên và tôn vinh người thầy trong xã hô ̣i .

- Mứ c lương khởi điểm của giảng viên đa ̣i ho ̣c nên đươ ̣c bắt đầu từ bâ ̣c 2 vì : Tiêu chuẩn của giảng viên đa ̣i ho ̣c cao hơn so với các nghề nghiê ̣p khác , đó là phải đa ̣t trình đô ̣ tha ̣c sĩ trở lên . Vì vậy, để trở thành giảng viên đại học thì người lao đô ̣ng phải đầu tư nhiều hơn cả về công sức, thời gian và tiền ba ̣c cho viê ̣c ho ̣c tâ ̣p.

- Nâng cao phụ cấp đứng lớp vì : công viê ̣c giảng viên là công viê ̣c của trí thức đòi hỏi tính trách nhiê ̣m và sáng ta ̣o cao . Áp lực về độ tin cậy của nội dung thông tin giảng viên cung cấp cho sinh viên cũng cao . Giảng viên luôn phải tìm tòi và áp dụng các phương pháp sư phạm phù hợp với từng đối tượng người học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cải tiến chế độ khuyến khích học tập nâng cao trình độ : nhằm k huyến khích giảng viên tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ.

- Miễn, giảm mức học phí, kinh phí đối với các khóa đào ta ̣o trong nước. - Hỗ trợ mô ̣t phần hoă ̣c toàn phần đối với các khóa đào ta ̣o ở nước ngoài .

75

PHẦN KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên luôn là vấn để hàng đầu của các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay. Việc tạo động cơ làm việc cho đội ngũ giảng viên góp phần quan trọng cho mục tiêu đó, chính vì vậy vấn đề này đang ngày càng được sự quan tâm của ban lãnh đạo các trường Đại học. Thu nhập chung của người dân Việt Nam vẫn còn thấp, các chính sách liên quan đến đãi ngộ nhân sự như thu nhập, phụ cấp, phúc lợi, điều kiện làm việc, môi trường làm việc… của các trường luôn tác động rất lớn đến thái độ, động cơ làm việc của người giảng viên.

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích về chính sách đãi ngộ của trường Đại học Lao động – Xã hội cho thấy đây là một vấn đề khá nổi cộm với trường. Còn nhiều vấn đề ảnh hưởng không tốt tới động cơ làm việc của đội ngũ giảng viên tại trường.

Vấn đề lớn nhất là thu nhập của đội ngũ giảng viên còn thấp nên họ chưa tập trung và đầu tư nhiều cho công việc giảng dạy. Vì vậy trong thời gian tới nhà trường cần quan tâm hơn và có biện pháp để làm sao cải thiện thu nhập cho đội ngũ giảng viên, tạo động cơ làm việc để chất lượng đào tạo được nâng cao, tạo sự gắn bó với nhà trường.

Vấn đề tạo động cơ làm việc cho giảng viên là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, liên quan tới yếu tố con người. Do vậy vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn không chỉ dừng lại ở đội ngũ giảng viên mà cần mở rộng với cả đội ngũ cán bộ, quản lý và nghiên cứu ở mức độ sâu hơn không chỉ ảnh hưởng của chính sách đãi ngộ mà còn nhiều yếu tố khác nữa …

Do thời gian và quá trình nghiên cứu có hạn, số liệu khảo sát còn giới hạn, nên số liệu, những phân tích, đánh giá cũng như những biện pháp đưa ra trong luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để tác giả có thể hoàn thiện hơn về đề tài nghiên cứu.

76

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Trần Kim Dung (2005), Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc

trong điều kiện của Việt Nam, Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ, Đại học

Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

2. Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội. 3. Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị

nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Điều lệ trường Đại học, Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ –

TTg ngày 22 tháng 09 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

5. Nguyễn Trọng Hòa (2010), Các biện pháp có tính chất phi kinh tế để tạo động lực cho đội ngũ giáo viên các trường tiểu hoạc ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

6. Nguyễn Thanh Hội (2005), Quản trị học, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Luật giáo dục Đại học, Luật số 08/2012/QH13, Ban hành ngày 18 tháng 06

năm 2012 của chủ tịch Quốc hội, Hà Nội.

8. Luật thi đua khen thưởng, Luật số 15/2003/QH11, Ban hành ngày 26 tháng

11 năm 2003 của chủ tịch Quốc hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Lượt, 2011. Các biện pháp tạo động lực giảng dạy cho giáo

viên mầm non, Tạp chí Giáo dục, số 259, tr 17-18.

10. Quy chế chi tiêu nội bộ (ban hành theo quyết định số 45/QĐ – ĐHLĐXH

ngày 11/01/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Lao động – Xã hội).

11. Qui chế hoạt động của trường Đại học Lao động – Xã hội (ban hành kèm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo Quyết định số 584/QĐ-ĐHLĐXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Hiệu trường trường Đại học Lao động – Xã hội).

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 76)