Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Lao động – Xã hội thành lập năm 2005, trên cơ sở trường Cao đẳng Lao động – Xã hội, theo Quyết định số 26/2005/QĐ-TTg ngày 31/01/2005 của Thủ tướng chính phủ. Tiền thân của trường từ hai trường: trường Trung học Lao động – Tiền lương và trường Cán bộ quản lý Thương binh và Xã hội. Trường Trung học Lao động - Tiền lương thành lập ngày 30/05/1961. Trường Cán bộ quản lý Thương binh và Xã hội thành lập năm 1975. Ngày 27/05/1991 là ngày hợp nhất hai trường tiền thân và có tên là trường Cán bộ Lao động – Xã hội. Năm 1997, trường Cán bộ Lao động – Xã hội được nâng cấp thành trường Cao đẳng Lao động – Xã hội. Năm 2005 trường được nâng cấp lên thành Đại học Lao động – Xã hội.

Năm 2007, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định sáp nhập trường Kỹ nghệ I thuộc Tổng cục Dạy nghề thành cơ sở Sơn Tây và trường Trung học Lao động – Xã hội thành phố Hồ Chí Minh thành cơ sở 2 thuộc trường.

Đến nay, nhà trường đã có bề dày lịch sử hơn 50 năm hoa ̣t đô ̣ng. Trường lấy ngày 27/5 hằng năm là ngày truyền thống của trường (ngày hợp nhất hai trường tiền thân) và lấy năm 1961 (năm thành lập trường Trung học Lao động – Tiền lương) là năm thành lập trường.

* Hoạt động đào tạo của Nhà trƣờng:

Trường Đại học Lao động – Xã hội cung cấp dịch vụ đào tạo đa dạng ở nhiều cấp đào tạo và các ngành đào tạo, cụ thể:

* Các cấp học và trình độ đào tạo:

- Đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

- Đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng, liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên đại học và liên thông từ cao đẳng lên đại học.

31

- Đào tạo nghề (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp). - Liên kết đào tạo thạc sỹ.

- Đào tạo thạc sỹ: bắt đầu đào tạo thạc sỹ Quản trị nhân lực từ năm 2011.

* Các chuyên ngành đào tạo:

Với 4 hình thức đạo tạo (chính quy, không chính quy, liên thông, liên kết đào tạo) Trường có các chuyên ngành đào tạo phân theo hệ đào tạo như sau:

- Đào tạo đại học có 05 chuyên ngành: Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Bảo hiểm, Kế toán và Quản trị kinh doanh.

- Đào tạo cao đẳng có 04 chuyên ngành: Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Bảo hiểm và Kế toán.

Đại học Lao động – Xã hội đào tạo đa ngành với nhiều hình thức đào tạo đã giúp cho người học có nhiều lựa chọn khi có nhu cầu học tập tại trường, đây là yếu tố thu hút người học hữu hiệu.

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 37)