Môi trường làm việc

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2.Môi trường làm việc

Thứ nhất là điều kiện làm việc, đây là yếu tố có tác động nâng cao hứng thú trong công việc cho giảng viên. Tại phòng làm việc của hầu hết các khoa đều được trang bị máy tính, máy in, máy photocopy, điện thoại, điều hoà… Tuy nhiên một số tình trạng máy đã dùng lâu, hay trục trặc hoặc có nhưng không sử dụng được.

Tại các lớp học được trang bị đầy đủ phấn bảng, quạt điện, bàn ghế ... tuy nhiên chỉ một phần nhỏ được trang bị máy chiếu, nhưng hệ thống máy tính đi kèm thì cũng thường xuyên trục trặc gây ảnh hưởng tới giờ học đang diễn ra.

Hiện nay, tổng diện tích sử dụng của Nhà trường là 37.543 (m2), trong đó, diện tích phòng học khoảng 31.213 (m2), diện tích phòng làm việc và nơi sử dụng chung: 6.330 (m2). Tính bình quân diện tích phòng ho ̣c trên 1 sinh viên chính qui khoảng 2,5 (m2), còn diện tích s ử dụng bình quân của tất cả các loa ̣i khoảng trê n 3,0 (m2). Như vậy, diện tích bình quân này đã cao hơn so với tiêu chuẩn của Bô ̣ Giáo dục – Đào ta ̣o về đi ̣nh mức diê ̣n tích sàn xây dựng (2m2/sinh viên).

Hiện trường có 6 phòng máy có máy chiếu phục vụ cho giảng dạy. Hệ thống bảng được trang bị ở tất cả các phòng học nhưng có một số bảng không còn sử dụng tốt nữa. Hệ thống loa và micro mới chỉ được trang bị ở các phòng học ghép, còn phòng học đơn chưa có.

Thư viện: Đối với một trường Đại học, Thư viện là một trong những yếu tố quan trọng trong việc góp phần thỏa mãn nhu cầu tự học tập nâng cao trình độ của giảng viên. Thư viện trường hiện nay có các dịch vụ: tra cứu tài liệu, cho mượn tài liệu, đọc tài liệu tại chỗ, bán sách và cho thuê giáo trình (riêng đối với sinh viên).

Về nguồn tài liệu và trang thiết bị:

Bảng 2.7: Số lƣợng tài liệu của thƣ viện trƣờng

STT Dạng tài liệu Số đầu tài liệu Số bản tài liệu

54

2 Bài giảng 53 22.310

3 Sách tham khảo 5.120 26.225 4 Báo, tạp chí 150 10.000

Tổng số 5.523 142.725

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Thư viện)

Bảng 2.8: Số lƣợng tài liệu (không kể báo, tạp chí) gắn với các ngành đào tạo STT Lĩnh vực chuyên môn Số lƣợng tài liệu

(cuốn) Tỷ lệ (%) 1 Kinh tế - Kế toán 35.317 26,6 2 Quản trị nhân lực 37.122 28,0 3 Công tác xã hội 31.521 23,7 4 Bảo hiểm 5.463 4,1

5 Mác – Lê nin và tư tưởng HCM 12.339 9,3 6 Các lĩnh vực khác 10.963 8,3

Tổng số 132.725 100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Thư viện)

Về cơ sở vật chất của thư viện: diện tích xây dựng: 1000 m2, diện tích sử dụng: 800m2, máy tính: 06 chiếc, máy photo: 01 chiếc, phần mềm quản lý dữ liệu, các loại giá sách, bàn ghế, tủ mục lục.

Nhìn vào các số liệu thống kê trên ta thấy, số đầu tài liệu còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của giảng viên và sinh viên. Trang thiết bị còn thiếu thốn và hay hỏng hóc. Bàn đọc còn chưa đúng qui cách.

Về nhân sự của thư viện: gồm có 14 người, trong đó có 06 thạc sỹ, 05 cán bộ trình độ đại học và 01 cán bộ trình độ cao đẳng. Mức độ luân chuyển cán bộ thư viện khá cao. Tỷ lệ người đến, người đi khỏi thư viện chiếm 60%.

55

Hiện thư viện chưa có qui trình tra cứu và mượn tài liệu riêng đối với giảng viên. Cách tra cứu và mượn tài liệu của giảng viên cũng giống sinh viên. Điều này khiến cho giảng viên ngại đến thư viện.

Kết quả khảo sát trong bảng 2.9 cho thấy rõ điều này. (Các mục từ 1 đến 5 tương ứng với các tiêu chí 14, 15, 16, 21, 30 trong phần II của phiếu điều tra tại phụ lục 3).

Bảng 2.9: Đánh giá thái độ của giảng viên đối với điều kiện và chính sách làm việc tại trƣờng Đại học Lao động – Xã hội

Stt Tiêu chí

Mức độ điểm trung bình của thang đo (%) Rất

không đồng ý

Không

đồng ý thường Bình Đồng ý Rất đồng ý 1 Đầy đủ phương tiện phục

vụ việc dạy học 11,94 35,82 17,91 29,85 4,48 2 Nơi làm việc đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tính an toàn và tiện nghi 11,94 34,33 34,33 17,91 1,49 3 Phân công thời gian hợp

lý 1,49 8,96 25,37 53,73 10,45 4 Chính sách đào tạo và

thăng tiến là công bằng cho mọi giảng viên

5,97 11,94 56,72 22,39 2,99

5 Sự tin tưởng vào mục tiêu và chiến lược phát triển của Nhà trường

2,99 13,43 34,33 47,76 1,49

(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra ở phụ lục do tác giả thực hiện)

- Số người đồng ý với ý kiến về điều kiện làm việc đầy đủ phương tiện phục vụ dạy học và nơi làm việc đảm bảo tính an toàn tiện nghi lần lượt là 34,33% và 19,40%, số người không đồng ý là 47,76% và 45,27% , còn lại là ý kiến trung tính.

Về giờ giấc làm việc, đối với giảng viên việc dạy học tiến hành theo từng ca, ứng với 3 tiết học của sinh viên, có những lớp học sáng, có lớp học chiều, có lớp học tối vì vậy khi phân công lịch giảng có thể linh cho phù hợp với điều kiện của

56

từng giảng viên và có 64,18% ý kiến đồng ý về việc phân công thời gian làm việc hợp lý.

Về các chính sách nhà trường đưa ra đều được thảo luận trước tại các khoa, bộ môn sau đó tổng hợp ý kiến chung và kết hợp dựa vào điều kiện thực tế của trường, Ban Giám hiệu trường đưa ra quyết định cuối cùng. Đánh giá chung về mục tiên và chiến lược phát triển của nhà trường có 49,25% số người được hỏi có sự tin tưởng, chỉ 16,52% không tin tưởng và 34,33% là trung tính. Như vậy là các chính sách nhà trường đưa ra mặc dù đã lấy ý kiến dân chủ tuy nhiên vẫn chưa làm hài lòng được đa số giảng viên. Đơn cử như đánh giá về chính sách đào tạo và thăng tiến là công bằng cho mọi giảng viên có 25,38% ý kiến đồng ý, 17,91% không đồng ý và 56,72% là trung tính.

Về bầu không khí làm việc: Trong nhà trường, mối quan hệ giữa các trưởng phó khoa, bộ môn với đội ngũ giảng viên cũng như giữa giảng viên với giảng viên đều rất thân thiện, hoà nhã, cởi mở, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc, tuy đã được phân công nhiệm vụ rõ ràng nhưng mọi người luôn chia sẻ công việc với nhau những lúc bận rộn. Cấp trên luôn nhận được sự tôn kính và ủng hộ của nhân viên nhưng đồng thời cũng luôn biết lắng nghe ý kiến của họ.

Đánh giá về thái độ của giảng viên đối với đồng nghiệp và lãnh đạo thể hiện trong bảng 2.10 (Các mục từ 1 đến 6 tương ứng với các tiêu chí 22, 23, 24, 25, 26, 28, 29 tổng hợp trong phần II của phiếu khảo sát tại phụ lục 3).

Bảng 2.10: Đánh giá thái độ của giảng viên đối với đồng nghiệp và lãnh đạo tại trƣờng Đại học Lao động – Xã hội

Stt Tiêu chí

Mức độ điểm trung bình của thang đo (%) Rất

không đồng ý

Không

đồng ý thường Bình Đồng ý Rất đồng ý 1 Đồng nghiệp thân thiện,

hòa đồng 0,00 1,49 8,96 67,16 22,39 2 Đồng nghiệp sẵn sàng

57

3 Đồng nghiệp là người

đáng tin cậy 0,00 2,99 28,36 47,76 20,90 4 Thoải mái trong giao tiếp

và trao đổi với cấp trên 2,99 8,96 34,33 44,78 8,96 5 Cấp trên là người có năng

lực 0,00 7,46 28,36 43,28 20,90 6 Mọi giảng viên đều được

cấp trên đối xử công bằng 2,99 10,45 47,76 29,85 8,96

(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra ở phụ lục do tác giả thực hiện)

Về mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, theo kết quả điều tra thì có 53,74% không gặp khó khăn trong việc giao tiếp và trao đổi với cấp trên, chỉ có 11,95% ý kiến không đồng ý, còn 34,33% là trung tính; đánh giá lãnh đạo có năng lực và công bằng trong đối xử lần lượt là 64,18% và 38,81% ý kiến đồng ý, chỉ có 7,46% và 13,44% ý kiến không đồng ý, còn lại là ý kiến trung tính.

Về mối quan hệ với đồng nghiệp, theo kết quả điều tra 89,55% và 85,08% ý kiến đánh giá đồng nghiệp là thân thiên, hòa đồng và sữa sàng giúp đỡ khi cần thiết, chỉ có 1 người ứng với 1,49% không đồng ý. Về độ tin cậy của đồng nghiệp thì cũng có tới 68,66% ý kiến đồng ý, 2,99% không đồng ý, còn lại 28,385 là trung tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

♦ Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến động cơ làm việc của giảng viên: Nhìn chung là môi trường làm việc của nhà trường với bầu không khí khá thoải mái, gắn kết giảng viên trong các mối quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp. Điều này góp phần không nhỏ trong việc tạo động cơ để giảng viên cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ nhau hoàn thành công việc được giao.

Tuy nhiên điều kiện làm việc của nhà trường đặc biệt về cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được mong mỏi của đội ngũ giảng viên. Đây là khó khăn chung khi nhà trường đang mở rộng quy mô về mọi mặt trong khi nguồn kinh phí thì có giới hạn.

2.2.3. Đối với công cụ khác

58

thi đua hàng năm. Thông qua hoa ̣t đô ̣ng bình xét thi đua để đánh giá thành tích làm viê ̣c của giảng viên trong năm, xếp loa ̣i thành tích khen thưởng.

Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên (bao gồm cả giảng viên kiêm chức) qua các tiêu chí được qui đi ̣nh trong Quyết đi ̣nh 1066/QĐ-ĐHLĐXH về Hê ̣ thống tiêu chí đánh giá thi đua đối với cán bô ̣ , giảng viên trường Đại học Lao động – Xã hội do Hiệu trưởng ban hành ngày 01/10/2008.

Bảng 2.11: Hệ thống tiêu chí đánh giá thi đua đối với giảng viên

STT Tổng số điểm 100

1. Công tác giảng dạy 60

2.

Nghiên cứu khoa học (bao gồm cả đề tài, đề án khoa học, các hình thức nghiên cứu khoa học khác, biên soạn, tu chỉnh giáo trình, bài giảng) hoặc sáng kiến, cải tiến áp dụng thành tựu khoa học trong quản lý và giảng dạy được hội đồng Khoa học -Đào tạo nhà trường đánh giá, xác nhận có chất lượng, hiệu quả hoặc hội thảo chuyên môn ở đơn vị mang tính chất khoa học được Hội đồng Khoa học - Đào tạo nhà trường xác nhận đạt chất lượng cao.

20

3. Đoàn kết nội bộ, đấu tranh phê bình và tự phê bình, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ

8

4.

Công tác giáo dục và quản lý học sinh - sinh viên: Làm tốt công tác giáo dục và rèn luyện HS - SV, quản lý tốt HS - SV trong quá trình học tập môn học; làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm lớp theo quy định (nếu là giáo viên chủ nhiệm)

5

5.

Học tập nâng cao trình độ: Hoàn thành tốt các khoá đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của nhà trường, kết quả học tập phải đạt điểm trung bình trở lên; Tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

3

6. Hoạt động công tác Đảng, Đoàn, Công đoàn, Hội và các hoạt động xã hội khác

3

7. Quản lý sử dụng có hiệu quả tài sản, cơ sở vật chất trong phạm vi quản lý

1

59

Bảng 2.12: Điểm xếp loại danh hiệu thi đua

STT Danh hiệu Điểm đánh giá Điểm chuyên môn (mục 1) Điểm nghiên cứu khoa học (mục 2) Ghi chú

1 Giảng viên giỏi và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

≥ 90 ≥ 55 20

Phải đăng ký từ đầu năm học 2 Lao động tiên tiến 70-90 ≥ 50 ≥ 15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Lao động hoàn

thành nhiệm vụ 50-70 4 Không hoàn thành

nhiệm vụ < 50

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ)

Như vậy, theo qui định của trường, các tiêu chí đánh giá giảng viên được xây dựng dựa trên nhiệm vụ của giảng viên. Trong đó, nhiệm vụ giảng dạy được đánh giá là nhiệm vụ chính (chiếm 60% tổng điểm), sau đó là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (chiếm 20% tổng điểm). Các tiêu chí thi đua của nhà trường được xây dựng dựa trên qui đi ̣nh về nhiê ̣m vu ̣ của giảng viên theo điều 63, 64 của Luật Giáo dục năm 2005 và điều 46 của Điều lệ trường đại học năm 2010.

Riêng đối với danh hiệu giảng viên giỏi và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, tiêu chí nghiên cứu khoa học được đánh giá cao. Ngoài ra, để đạt được danh hiệu cao nhất này, cán bộ, giảng viên phải đăng ký từ đầu năm học. Việc đăng ký này có tác dụng tích cực trong việc định hướng và nỗ lực phấn đấu trong toàn bộ quá trình công tác cả năm của cán bộ, giảng viên.

Qui trình đánh giá giảng viên hiện nay theo 2 cấp là cấp đơn vị (bộ môn và khoa) và cấp trường:

Ở cấp thứ nhất, việc đánh giá gồm 2 bước: bước 1, giảng viên tự đánh giá và cho điểm theo Phiếu đánh giá; bước 2, bình xét cấp Khoa (Bộ môn trực thuộc

60

trường). Sau đó , ở c ấp trường, Hô ̣i đồng bình xét thi đua của trường sau khi tiến hành so sánh kết quả bình xét ở cấp đơn vị của từng giảng viên , dựa thêm vào thông tin vi pha ̣m qui chế giảng da ̣y , coi thi của giảng viên (số liê ̣u được theo dõi ta ̣i Phòng Đào tạo ) để đối chiếu và quyết đi ̣nh danh hiê ̣u thi đua của từng trường hợp . Riêng đối với danh hiê ̣u giảng viên giỏi , Hô ̣i đồng thi đua thực hiê ̣n thêm bước bỏ phiếu kín. Người đa ̣t danh hiê ̣u này phải được sự đồng ý của trên 50% số thành viên có mặt của Hội đồng.

Sau đó, kết quả xét của Hội đồng thi đua khen thưởng sẽ được thông báo tới các đơn vị. Nếu có ý kiến chưa thống nhất, thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng sẽ tổng hợp báo cáo chủ tịch Hội đồng xét, quyết định.

Những người đạt 70% số phiếu của Hội đồng (số thành viên có mặt dự xét và bỏ phiếu) được Hiệu trưởng đề nghị lên Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội xét, đề nghị Bộ trưởng quyết định công nhận hoặc công nhận theo sự phân cấp của Bộ, Ngành.

Kết quả bình xét thi đua vừa có ý nghĩa về mặt tinh thần, vừa có ý nghĩa về mặt vật chất. Kết quả đánh giá được dùng để trả lương tăng thêm và tiến hành hoa ̣t đô ̣ng tuyên dương trao bằng khen vào ngày truyền thống của Nhà trường . Tuy nhiên, kết quả đánh giá cán bộ, giảng viên mới chỉ dừng lại ở việc khen thưởng, tính lương và thưởng cuối năm mà chưa được dùng vào việc đào tạo.

2.2.4. Đánh giá chung về ảnh hưởng của chính sách đãi ngộ đến động cơ làm việc của giảng viên trường Đại học Lao động – Xã hội làm việc của giảng viên trường Đại học Lao động – Xã hội

Theo khảo sát, nhận định chung về sự hài lòng khi làm việc tại trường Đại học Lao động – Xã hội thì 34,33% số người được hỏi đồng ý, 20,9% không đồng ý và 44,78% không có quan điểm rõ ràng. Điều này cho thấy việc thỏa mãn của giảng viên khi làm việc tại trường là chưa cao và ảnh hưởng của chính sách đãi ngộ đến động cơ làm việc của đội ngũ giảng viên là không nhỏ chút nào.

Để đánh giá về ảnh hưởng của chính sách đãi ngộ ảnh hưởng đến động cơ làm việc của giảng viên trường Đại học Lao động – Xã hội, tác giả sử dụng mô hình phân tích SWOT. Bằng mô hình này sẽ cho thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu của chính sách đãi ngộ trong công tác tạo động cơ làm việc cho giảng viên, đồng

61

thời cũng chỉ ra những cơ hội cần tận dụng và những thách thức phải đối mặt để từ đó có các biện pháp hoàn thiện chính sách đãi ngộ ngày một nâng cao động cơ làm việc cho đội ngũ giảng viên của nhà trường.

2.2.4.1. Những điểm mạnh trong công tác tạo động cơ

Đội ngũ lãnh đạo nhà trường đã xây dựng chính sách đãi ngộ rất cụ thể, liên quan tới mọi mặt đời sống của giảng viên.

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 60)