Bản thân công việc

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.1.Bản thân công việc

Các yếu tố thuộc về công việc là một trong những nhóm yếu tố tác động đến động lực lao động, đặc biệt đối với giảng viên, một nghề nghiệp có tính chất đặc thù. Một công việc nói chung và công việc giảng viên nói riêng sẽ đem lại sự thỏa mãn cao – đô ̣ng cơ làm việc cao - khi người giảng viên hiểu rõ nhiệm vụ của mình và công việc có tính thử thách cao.

48

Đồng thời, theo tháp nhu cầu của Maslow thì nhu cầu được xã hội tôn trọng, nhu cầu hoàn thiện mình là những nhu cầu cao của con người. Đối với nghề giảng viên, thì việc thỏa mãn các nhu cầu này nhiều khi lại trở thành yếu tố chính của đô ̣ng cơ lao động, đặc biệt là trong xã hội bị ảnh hưởng nhiều bởi Nho giáo như xã hội Việt Nam.

Trước khi vào làm việc tại trường, giảng viên đều phải qua vòng thi tuyển và 12 tháng thử việc.Tất cả đều được sắp xếp công việc theo đúng chuyên môn, chuyên ngành đã được đào tạo. Chính vì vậy mà có sự phù hợp khiến bản thân mỗi giảng viên đều hiểu rõ và yêu thích công việc của mình.

Đánh giá về các yếu tố liên quan đến bản thân công việc được thể hiện tại bảng 2.5 (các mục từ 1 đến 9 tương ứng với các tiêu chí 10, 11, 12, 13, 17, 18, 19, 27, 20 tổng hợp trong phần II của phiếu điều tra tại phụ lục 3).

Bảng 2.5: Đánh giá thái độ của giảng viên đối với bản thân công việc tại trƣờng Đại học Lao động – Xã hội

Stt Tiêu chí

Mức độ điểm trung bình của thang đo (%) Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1 Yêu thích công việc 0,00 1,49 7,46 47,76 43,28 2 Hiểu rõ về công việc 0,00 1,49 4,48 49,25 44,78 3 Công việc phát huy được

các năng lực cá nhân 2,99 2,99 11,94 46,27 35,82 4 Công việc kích thích phát

huy tính sáng tạo 5,97 19,40 34,33 31,34 8,96 5 Có đủ kỹ năng sư phạm 0,00 4,48 11,94 50,75 32,84 6 Có điều kiện nâng cao

kiến thức chuyên môn 0,00 5,97 10,45 61,19 22,39 7 Có một số quyền quyết

49

8 Có cơ hội được cấp trên

nhận biết 5,97 5,97 44,78 34,33 8,96 9 Có cơ hội thăng tiến 10,45 20,90 52,24 11,94 4,48

(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra ở phụ lục do tác giả thực hiện)

- Mức độ yêu thích công viêc dạy học của giảng viên rất cao với sự đồng ý của 91,04% số người được hỏi (trong đó có 43,28% rất yêu thích công việc dạy học), chỉ có 1,49% (tương ứng với 1 người) không đồng ý và 7,46% là trung tính.

- Tương tự như vậy mức độ hiểu rõ công việc dạy học cũng rất cao với sự đồng ý của 94,03% số người được hỏi, chỉ có 1,49% không đồng ý và 4,48% là trung tính.

- Công việc giảng dạy của người giảng viên cũng phát huy được năng lực cá nhân với 82,09% ý kiến đồng ý, tuy nhiên mức độ được kích thích phát huy tính sáng tạo trong công việc chưa cao với 40,30% ý kiến đồng ý.

Về nhiệm vụ và quyền hạn c ủa giảng viên: Hiện đang được nhà trường qui định tại điều 4 - “Qui định chế độ công tác của giảng viên” được ban hành năm 2009 của trường. Các nhiệm vụ này được xây dựng dựa trên điều 63, 64 của Luật Giáo dục năm 2005 đươ ̣c sủa đổi, bổ sung năm 2009; và điều 18 của “Qui chế hoạt động của trường Đại học Lao động – Xã hội” được ban hành kèm theo Quyết định số 584/QĐ-ĐHLĐXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Hiệu trường.

Theo quy định đó, giảng viên có các nhiệm vụ tổng quát sau:

+ Nhiệm vụ giảng dạy.

+ Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

+ Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tọa, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.

+ Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ

Trong đó, định mức thời gian làm việc của giảng viên (theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDDT ngày 28/11/2008) được phân chia theo chức danh giảng viên như sau:

50

Bảng 2.6: Định mức giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên

Đơn vị tính: giờ chuẩn

STT Chức danh giảng viên Định mức giảng dạy Định mức nghiên cứu khoa học Định mức giờ giảng các môn Môn giáo dục thể chất, quốc phòng an ninh

1 Giáo sư, giảng viên

cao cấp 360 500 120 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Phó giáo sư, giảng

viên chính 320 460 100 3 Giảng viên có thâm

niên từ 5 năm trở lên 280 420 85 4 Giảng viên có thâm

niên từ đủ 1 năm đến 5 năm 260 360 85 5 Giảng viên tập sự (hưởng 85% của hệ số lương 2,34) 140 210 (Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ)

Đối với giảng viên kiêm chức: định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học được tính bằng 30% của chức danh giảng viên tương ứng.

Giảm trừ định mức giảng da ̣y cho một số trường hợp sau:

+ Giảng viên đang theo học nghiên cứ u sinh theo quyết định của Hiệu trưởng trường Đại học Lao động – Xã hội đươ ̣c giảm 25% đi ̣nh mức giờ giảng.

+Giảng viên nữ sinh con theo chế độ: 40% (đối với nữ giảng viên sinh con thứ nhất và thứ hai)

+Giảng viên nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng: 10% (đối với con thứ nhất và thứ hai)

Giảm trừ định mức nghiên cứ u khoa ho ̣c cho một số trường hợp sau:

51

nghiên cứu khoa học được tính bằng 25% chức danh giảng viên tương ứng.

+ Nữ giảng viên nghỉ sinh con (con thứ nhất và con thứ hai) được giảm 60% định mức nghiên cứu khoa học.

+ Đối với giảng viên giảng dạy các môn giáo dục thể chất, quốc phòng an ninh, định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học được tính bằng 50% chức danh giảng viên tương ứng giảng dạy các môn học khác.

+ Thực tập sinh, học tập, công tác ở nước ngoài từ 6 tháng trở lên không giao định mức nghiên cứu khoa học.

Về quyền hạn của giảng viên:

+ Được sử dụng tài liệu, điều kiện vật chất của trường vào việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn học sinh, sinh viên thực hành, thực tập, ... theo kế hoạch.

+ Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường.

+ Được trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia các hoạt động quản lý có liên quan; hướng dẫn học sinh – sinh viên tham gia thi học sinh giỏi các cấp.

+ Được nhận xét đánh giá về kết quả rèn luyện và kết quả học tập của học sinh, sinh viên thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình.

+ Đóng góp ý kiến với các đơn vị chức năng trong trường, kiến nghị với Hiệu trưởng về những vấn đề liên quan đến công tác giảng dạy và quản lý của trường.

+ Được cử đi học các lớp tập trung, tại chức, bồi dưỡng nâng cao và hưởng các quyền lợi vật chất, tinh thần khác theo chế độ chính sách hiện hành của Nhà trường và khả năng của trường.

Như vậy, qua đánh giá của giảng viên trường ta thấy, đa số giảng viên đánh giá là mình hiểu rõ nhiệm vụ của giảng viên, đây là công việc có độ sáng tạo cao, có độ khó cao, có tính độc lập và tự chủ cao. Ngoài ra, đa số giảng viên cũng đánh giá đây là công việc được sinh viên và xã hội tôn trọng.

Trường Đại học Lao động – Xã hội cũng rất quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, giảng viên. Nhà trường thường xuyên có các lớp học bồi dưỡng, nâng cao

52

kiến thức, phương pháp giảng dạy, kỹ năng sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học ... miễn phí cho cán bộ giảng viên. Hơn thế nhà trường luôn khuyến khích giảng viên đi học các khóa dài hạn bên ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn bằng các chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho người đi học...

- Qua khảo sát, có 83,58% ý kiến đồng ý với tiêu chí được tạo điều kiện học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, chỉ có 5,97% không đồng ý và 10,45% là trung tính. Tương tự, 83,59% khẳng định mình được đào tạo đầy đủ kỹ năng sư phạm để giảng dạy tốt.

Trong công việc, được cấp trên trực tiếp của mình là các trưởng bộ môn, trưởng khoa đánh giá cao, tin tưởng giao nhiêm vụ, ủy quyền trong xử lý công việc là điều mà giảng viên nào cũng mong muốn và cố gắng. Theo khảo sát tại các bộ môn và khoa về vấn đề này có 43,29% ý kiến đồng ý, 11,94% không đồng ý và 44,78% là trung tính. Công việc giảng dạy của người giảng viên có tính độc lập cao, không phụ thuộc nhiều vào cấp trên trực tiếp nên một phần khá lớn có ý kiến trung tính là điều dễ hiểu.

Về cơ hội thăng tiến, tuy nhà trường có quan tâm đến công việc của giảng viên nhưng những cơ hội thăng tiến thực sự được tạo ra cho giảng viên thì chưa được cao. Điều đó được chứng minh qua kết quả khảo sát chỉ có 16,42% số người được hỏi cho là nhà trường luôn tạo điều kiện thăng tiến cho người có năng lực.

♦ Ảnh hưởng của yếu tố bản thân công việc đến động cơ làm việc của giảng viên: Như vậy, nhìn chung công tác đãi ngộ giảng viên qua công việc của nhà trường đã được thực hiện tương đối tốt, phần nào đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn của đa phần giảng viên, tạo ra động cơ nhất định trong công tác giảng dạy của giảng viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó còn một số tồn tại, đó là sự kích thích tính sáng tạo của đội ngũ giảng viên trong công việc chưa cao, nhiều giảng viên chỉ lên lớp cho hết giờ, chưa được khuyến khích nhiều để chủ động sáng tạo đổi mới phương pháp giảng dạy, cập nhật kiến thức mới cho bài giảng ... Ngoài ra, những cơ hội thăng tiến do nhà trường tạo ra vẫn còn hạn chế, vì vậy đòi hỏi ban lãnh đạo nhà trường phải luôn cố gắng mang lại cho đội ngũ giảng viên của mình ngày càng nhiều cơ hội phát, động viên

53

tinh thần cho giảng viên nỗ lực phát huy hết năng lực, đạt thành tích cao trong công việc.

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 54)