Tiền thưởng

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.2. Tiền thưởng

Đối với mỗi người lao động thì tiền thưởng có ý nghĩa rất to lớn không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần. Khi người lao động được thưởng điều đó có nghĩa là thành tích lao động của người đó được tuyên dương. Họ sẽ cảm thấy phấn khởi, nhiệt tình, hăng say với công việc hơn. Chính vì vậy, tiền thưởng là một công cụ kinh tế tạo động cơ rất tốt cho người lao động.

Tại trường Đại học Lao động – Xã hội, tiền thường được chia làm hai loại cơ bản là thưởng thường xuyên theo định kỳ và thưởng đột xuất theo định mức.

40

Tiền thưởng của giảng viên được tính vào thu nhập tăng thêm hàng tháng. - Ngày 30/4 và ngày 1/5: 200.000đ/người - Ngày truyền thống của trường 27/5: 500.000đ/người - Ngày quốc khánh 2/9: 200.000đ/người - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: 500.000đ/người - Ngày quốc giỗ: 100.000đ/người - Tết dương lịch 1/1: 400.000đ/người - Quà sinh nhật: 300.000đ/người - Nghỉ mát: 700.000đ/người - Tết Nguyên đán từ 1.500.000đ đến 2.000.000đ/người, mức cụ thể do Hiệu trưởng quyết định trên cơ sở số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng của năm và sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Trường.

Lao động thử việc, lao động theo hợp đồng mùa vụ, hợp đồng có thời hạn <12 tháng, nếu có mặt tại các thời điểm trên thì được hưởng 50% mức quy định.

Mỗi cuối năm học nhà trường đều tiến hành bình xét thi đua cá nhân và dùng kết quả bình xét đó để tính hệ số thi đua cá nhân (H6 )trong phần thu nhập tăng thêm của cả năm kế tiếp.

Chi thưởng cho các tập thể, cá nhân đóng góp có hiệu quả vào việc tiết kiệm chi và tăng nguồn thu cho nhà trường. Mức chi đối với tập thể không quá 1.000.000đồng/học kỳ, đối với cá nhân không quá 500.000 đồng/học kỳ; mức chi cụ thể do Hiệu trưởng quyết định.

♦ Hình thức thưởng đột xuất theo định mức:

Đối với một số trường hợp thưởng đột xuất nhưng phải theo định mức trong quy chế chi tiêu của nhà trường như:

- Giảng viên được Nhà nước phong Nhà giáo nhân dân mức thưởng là: 12,5 lần lương tối thiểu, Nhà giáo ưu tú là 9,0 lần lương tối thiểu.

- Giảng viên được Nhà nước phòng hàm Giáo sư, phó Giáo sư mức thưởng 5.000.000đ.

41

Tại trường Đại học Lao động – Xã hội với hình thức thưởng thường xuyên định kỳ là chủ yếu và tính vào thu nhập tăng thêm của người giảng viên mà mức thu nhập này vẫn ở mức thấp nên người giảng viên không cảm nhận được rõ về tiền thưởng. Ngoài ra các hình thức thưởng đột xuất thì không đáng kể.

Kết quả khảo sát tại bảng 2.4 cũng cho thấy rõ điều đó (các mục từ 1 đến 6 tương ứng với các tiêu chí 4, 5, 6, 7, 8, 9 tổng hợp trong phần II của phiếu điều tra tại phụ lục 3).

Bảng 2.4: Đánh giá thái độ của giảng viên đối với tiền thƣởng, phụ cấp, phúc lợi và thu nhập nói chung tại trƣờng Đại học Lao động – Xã hội

Stt Tiêu chí

Mức độ điểm trung bình của thang đo (%) Rất không đồng ý Không đồng ý thường Bình Đồng ý Rất đồng ý 1 Thưởng xứng đáng với

hiệu quả làm việc

32,84 22,38 32,84 11,94 0,00 2 Thái độ, tinh thần trách

nhiệm ảnh hưởng nhiều nhất đến tiền thưởng 13,43 19,40 43,28 19,40 4,48 3 Các khoản phụ cấp hợp lý 23,88 32,84 25,37 17,91 0,00 4 Chính sách phúc lợi rõ ràng và hữu ích 11,94 23,88 25,37 37,32 1,49 5 Lương, thưởng, phụ cấp

được phân phối khá công bằng

19,40 16,42 35,82 26,87 1,49

6 Thu nhập tại trường đáp

ứng được cuộc sống 43,28 26,87 11,94 16,42 1,49

(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra ở phụ lục do tác giả thực hiện)

Theo kết quả khảo sát có 55,32% số người được hỏi không cho rằng thưởng là xứng đáng với hiệu quả làm việc, chỉ có 11, 94% đồng ý và 38,84% là trung tính. Và việc đánh giá thái độ, tinh thần trách nhiệm là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến

42

tiền thường thì có 32,83% số người được hỏi không đồng ý, 23,88% đồng ý và 43,28% là trung tính.

Như vậy tiền thưởng cũng là một yếu tố không làm thỏa mãn một phần lớn đội ngũ giảng viên Đại học Lao động – Xã hội, và cũng chưa phát huy được vai trò tạo động cơ làm việc cho đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)