7. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Các giải pháp góp phần tăng thu nhập cho giảng viên
Qua phân tích thực trạng chính sách đãi ngộ cho thấy vấn đề chủ yếu trong việc tạo động cơ cho đội ngũ giảng viên là thu nhập, thu nhập thấp không đủ đảm bảo cho đời sống của bản thân và gia đình mỗi giảng viên. Mà với mỗi trường đại học đều hạch toán lấy thu bù chi, thu nhập của người giảng viên phụ thuộc nhiều vào các khoản mà nhà trường thu được. Là một trường công lập, học phí chỉ có thể thu theo quy định, các khoản thu khác của trường là không đáng kể. Vì vậy làm thế
68
nào để tăng nguồn thu của trường và tăng thu nhập của người giảng viên là vấn đề luôn được quan tâm tới. Sau một thời gian nghiên cứu tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp góp phần tăng thu nhập cho giảng viên như sau:
- Đa dạng hóa các hoa ̣t đô ̣ng của các trung tâm sƣ̣ nghiê ̣p thuô ̣c trƣờng:
Các trung tâm sự nghiệp thuộc nhà trường nên được đa dạng hóa hoạt động theo hướng cung cấp di ̣ch vu ̣ giống như doanh nghiê ̣p . Các dịch vụ bao gồm cả đào tạo và tư vấn.
Đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng bao gồm cá nh ân, các cơ quan, các doanh nghiê ̣p. Trong đó, đă ̣c biê ̣t tâ ̣p trung khai thác thi ̣ trường doanh nghiê ̣p . Đây là một thị trường rất khó khăn nhưng là một thị trường tiềm năng không chỉ giúp cho viê ̣c tăng thu nhâ ̣p của các trung tâm mà còn tăng được vị thế của nhà trường.
Điều này đòi hỏi phải tăng cường đô ̣i ngũ nhân viên của các trung tâm sự nghiê ̣p về cả số lượng và chất lượng để đảm bảo hoàn thành công viê ̣c mô ̣t cách tích cực, hiê ̣u quả. Chủ trương sử du ̣ng đô ̣i ngũ giảng viên và chuyên gia tư vấn có chất lươ ̣ng để đảm bảo uy tín đối với khách hàng.
- Tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp:
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng phát triển cùng sự hình thành mạnh mẽ và đa dạng của nền kinh tế tri thức thì việc xác lập mối quan hệ hợp tác mật thiết giữa các trường Đại học và doanh nghiệp sẽ trở thành nhu cầu cấp thiết thực sự cho sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Sự hợp tác thành công giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía và thúc đẩy cùng nhau phát triển.
Khi trường đại học và doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ hợp tá bền chặt và năng động, sinh viên, giảng viên tại trường và các doanh nhân sẽ cùng làm việc trong một môi trường có lý thuyết và thực tiễn để thực hiện những nghiên cứu và dự án phát triển có chất lượng cao, mở các khóa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
Trường Đại học Lao động – Xã hội cần tạo lập mối quan hệ sâu và rộng hơn nữa với các doanh nghiệp thực tế. Muốn vậy, nhà trường cần tăng cường các hoạt
69
động xúc tiến quan hệ phối hợp với các doanh nghiệp thông qua các chương trình quảng bá, giới thiệu hình ảnh nhà trường, giới thiệu các môn học, các ngành đào tạo của nhà trường một cách rộng rãi. Cần tạo sự thu hút, quan tâm của giới doanh nghiệp đến hoạt động đào tạo của trường. Cần thiết phải mở các cuộc tọa đàm với các đối tác, xây dựng cơ chế phối hợp rõ ràng trên cơ sở xác định vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên trong việc phối hợp với các khoa, với trường để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng và toàn xã hội...
- Thành lập bộ phận chuyên trách mối liên kết giữa nhà trƣờng và các doanh nghiệp:
Trong cơ cấu của nhà trường cần có bộ phận chuyên trách, chuyên lo về vấn đề hợp tác. Bộ phận này có trách nhiệm tham mưu tư vấn cho nhà trường, doanh nghiệp về lựa chọn các hình thức hợp tác và tài trợ, khớp nối giữa các định hướng phát triển của ngành giáo dục và đào tạo với các ưu tiên cũng như khả năng của doanh nghiệp.
- Tăng cƣờng quyền tự chủ cho các khoa:
Mỗi trưởng khoa cũng như các thành viên trong khoa đều có những mối quan hệ riêng. Khi nhà trường cho phép các khoa tự chủ trong việc liên kết, hợp tác thì sẽ đẩy mạnh được hoạt động này. Đặc biệt khi các hoạt động này đem lại hiệu quả, nguồn thu trực tiếp cho mỗi khoa.
Các hoạt động liên kết đào tạo, tổ chức đào tạo ngắn hạn, tự vấn cho các doanh nghiệp, lôi kéo các dự án ... sẽ được đẩy mạnh. Các hoạt động này không chỉ tăng nguồn thu nhập cho giảng viên mà còn góp phần phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn cho họ, tạo được động cơ làm viêc rất lớn cho giảng viên.