Đối với công cụ tài chính

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Đối với công cụ tài chính

2.2.1.1. Về tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm

♦ Về tiền lương ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo lương

Tiền lương ngạch bậc, chức vụ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

- Hệ số phụ cấp lương: Theo các chế độ phụ cấp hiện hành và quy định của nhà Trường nêu cụ thể tại phần sau.

- Phương án chi trả tiền lương, tiền công:

Hàng tháng chi trả tiền lương, tiền công cho cá nhân theo công thức sau:

Lcn= Ltt x (H1 + H2) x (1 + H3 + H4)

Trong đó: Lcn: Lương cá nhân.

Ltt: Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. H1: Hệ số lương theo ngạch bậc của cá nhân. H2: Hệ số phụ cấp theo quy định của Nhà nước.

36

H3: Hệ số phụ cấp ưu đãi giáo dục. H4: Hệ số phụ cấp đặc biệt.

Hệ số phụ ưu đãi (H3)quy định: mức 0,35 đối với Giảng viên và Giảng viên kiêm chức, mức 0,45 đối với Giảng viên Khoa Lý luận chính trị, mức 0,25 đối với CBCC còn lại.

Hệ số phụ cấp đặc biệt (H4) áp dụng đối với Giảng viên và trợ giảng Khoa Kỹ thuật chỉnh hình giảng dạy các môn học bằng tiếng anh và không phải môn ngoại ngữ.

♦ Thu nhập tăng thêm cho cá nhân người lao động.

- Hàng năm, Hiệu trưởng tạm thời quyết định Hệ số thu nhập tăng thêm chung của đơn vị sau khi đã thống nhất với Chủ tịch Công đoàn làm cơ sở để trả thu nhập tăng thêm cho cá nhân.

- Công thức xác định thu nhập tăng thêm như sau:

Lttcn = Ltt x (H1 + H2) x H5 x H6

Trong đó:

H5: Hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm chung. H6: Hệ số thi đua của cá nhân.

Hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm (H5) tạm tính theo tháng trên cơ sở dự kiến kế hoạch thu, chi năm tới và số thực thu hàng tháng. Đến tháng 12 năm nay, sau khi cân đối nguồn thu tài chính trong năm, phòng Kế toán - Tài vụ kết hợp với tổ chức Công đoàn trường trình Hiệu Trưởng quyết định chính thức hệ số H5 của cả năm.

Hê ̣ số thi đua cá nhân (H6 ): căn cứ vào kết quả bình xét thi đua của cá nhân năm ho ̣c trước được cấp có thẩm quyền công nhâ ̣n , cụ thể như sau:

+ Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, giảng viên giỏi: H6= 1,2 + Lao động tiên tiến năm ho ̣c: H6= 1,1 + Hoàn thành nhiệm vụ, lao động nữ nghỉ thai sản: H6= 1,0

+ Những cá nhân không thuô ̣c bình xét , không hoàn thành nhiê ̣m vu ̣ nhưng chưa đến mức kỷ luâ ̣t: H6= 0,8

37

Căn cứ kết quả hoạt động tài chính hàng quý do Phòng Kế toán - Tài vụ tổng hợp, Hiệu trưởng quyết định chi thu nhập tăng thêm hàng quý tối đa không quá 60% chênh lệch thu lớn hơn chi.

- Đối với lao động hợp đồng mùa vụ (vụ việc, thỉnh giảng…) tiền công thanh toán theo hợp đồng đã ký giữa Trường và người lao động.

♦ Hình thức chi trả tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm.

Hàng tháng, tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức được trả 1 lần vào tài khoản của từng cá nhân mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Láng Hạ vào khoảng từ ngày 1 đến 10.

Có thể nói, dù ở thời đại nào thì tiền lương vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với người lao động, dù có thể nó không phải là tất cả nhưng đó là nguồn thu nhập chính của họ. Tiền lương cao hay thấp có ảnh hưởng rất lớn. Bởi tiền lương cao không những đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà còn kích thích người lao động làm việc hăng hái để tăng khả năng tích luỹ. Bảng số liệu dưới đây cho biết tiền lương bình quân của giảng viên trường Đại học Lao động – Xã hội qua các năm gần đây như sau:

Bảng 2.2: Thu nhập bình quân của giảng viên Đại học Lao động – Xã hội qua các năm

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Tổng quỹ tiền lương và thu nhập tăng thêm 14.186,859

20.159,695

20.569,080 Tiền lương bình quân tại trường ĐH LĐ-

XH /người/tháng 2,615 3,353 3,442

38

Như vậy từ bảng trên ta thấy, tiền lương bình quân giảng viên của trường có sự biến đổi lớn qua các năm và luôn có xu hướng tăng lên. Năm 2013 tăng 22,0% so với năm 2012 năm 2014 tăng 2,6% so với năm 2013. Nhưng mức tăng của riêng trường Đại học Lao động – Xã hội cũng chưa nói lên được gì cả, nếu so sánh tiền lương của Đại học Lao động – Xã hội với mặt bằng tiền lương chung của các trường đại khác thì tiền lương của trường Đại học Lao động – Xã hội xếp vào các trường có tiền lương thấp. (Theo công bố của nhiều trường, thu nhập bình quân của giảng viên đều ở mức trên 4 triệu đồng/ tháng).[16]

♦ Ảnh hưởng của tiền lương đến động cơ làm việc của giảng viên.

Ảnh hưởng của tiền lương đến động cơ làm việc của giảng viên được thể hiện qua thái độ của họ đối với khoản tiền lương mà họ nhận được so với năng lực, sự đóng góp trong công việc, tiếp đó là so với mức lương của các trường đại học khác trong cùng địa bàn Hà Nội. Cụ thể được thể hiện trong bảng 2.3.(Tổng hợp từ các câu hỏi 1, 2, 3 trong phần II của phiếu khảo sát tại phụ lục 3).

Bảng 2.3: Đánh giá thái độ của giảng viên đối với tiền lƣơng tại trƣờng Đại học Lao động – Xã hội

Stt Tiêu chí

Mức độ điểm trung bình của thang đo (%) Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1 Mức lương phù hợp với năng lực và công sức bỏ ra 29,85 23,88 29,85 16,42 0,00 2 Phương pháp trả lương hợp lý 23,88 29,85 17,91 28,36 0,00 3 Mức lương ngang bằng

với đa số các trường đại học khác ở Hà Nội

44,78 38,81 23,88 7,46 0,00

39

- Mức lương phù hợp với năng lực công sức bỏ ra: tỷ lệ 53,73% số người được hỏi không đồng ý, chỉ có 16,42% số người được hỏi là đồng ý, còn lại 29,85% là trung tính. Với những tỷ lệ này cho thấy mức lương hiện tại trả cho giảng viên được đánh giá là còn chưa phù hợp với năng lực và công sức của phần lớn giảng viên đã bỏ ra.

- Phương pháp trả lương hợp lý: tỷ lệ 53,73% số người được hỏi không đồng ý, 28,56% đồng ý và 17, 91% là trung tính. Như vậy là cũng với 53,73% số người được hỏi cho rằng mức lương chưa phù hợp, họ cũng cho rằng phương pháp trả lương của nhà trường là chưa phù hợp.

- Mức lương ngang bằng với đa số các trường đại học khác ở Hà Nội: có tới 83,59% số người được hỏi không đồng ý, chỉ có 7,46% đồng ý và 23,88% là trung tính. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế như phần trên đã chỉ ra là mức lương của trường Đại học Lao động – Xã hội thuộc nhóm thấp trong các trường đại học ở Hà Nội.

Như vậy lương là yếu tố không tạo được động cơ làm việc cho đa số giảng viên tại trường, số lượng người đưa ra câu trả lời không đồng tình và trung tính chiếm phần lớn. Tuy nhiên thực tế họ vẫn gắn bó với nhà trường là do chủ yếu là giảng viên nữ, họ không đòi hỏi nhiều về thu nhập và họ chấp nhận làm việc tại trường vì lý do công việc ổn định (chiếm 82,09% số người được khảo sát trả lời lý do họ làm việc tại trường là vì công việc ổn định, chỉ có 11,91% lựa chọn vì lý do khác như yêu nghề… ).

2.2.1.2. Tiền thưởng

Đối với mỗi người lao động thì tiền thưởng có ý nghĩa rất to lớn không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần. Khi người lao động được thưởng điều đó có nghĩa là thành tích lao động của người đó được tuyên dương. Họ sẽ cảm thấy phấn khởi, nhiệt tình, hăng say với công việc hơn. Chính vì vậy, tiền thưởng là một công cụ kinh tế tạo động cơ rất tốt cho người lao động.

Tại trường Đại học Lao động – Xã hội, tiền thường được chia làm hai loại cơ bản là thưởng thường xuyên theo định kỳ và thưởng đột xuất theo định mức.

40

Tiền thưởng của giảng viên được tính vào thu nhập tăng thêm hàng tháng. - Ngày 30/4 và ngày 1/5: 200.000đ/người - Ngày truyền thống của trường 27/5: 500.000đ/người - Ngày quốc khánh 2/9: 200.000đ/người - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: 500.000đ/người - Ngày quốc giỗ: 100.000đ/người - Tết dương lịch 1/1: 400.000đ/người - Quà sinh nhật: 300.000đ/người - Nghỉ mát: 700.000đ/người - Tết Nguyên đán từ 1.500.000đ đến 2.000.000đ/người, mức cụ thể do Hiệu trưởng quyết định trên cơ sở số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng của năm và sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Trường.

Lao động thử việc, lao động theo hợp đồng mùa vụ, hợp đồng có thời hạn <12 tháng, nếu có mặt tại các thời điểm trên thì được hưởng 50% mức quy định.

Mỗi cuối năm học nhà trường đều tiến hành bình xét thi đua cá nhân và dùng kết quả bình xét đó để tính hệ số thi đua cá nhân (H6 )trong phần thu nhập tăng thêm của cả năm kế tiếp.

Chi thưởng cho các tập thể, cá nhân đóng góp có hiệu quả vào việc tiết kiệm chi và tăng nguồn thu cho nhà trường. Mức chi đối với tập thể không quá 1.000.000đồng/học kỳ, đối với cá nhân không quá 500.000 đồng/học kỳ; mức chi cụ thể do Hiệu trưởng quyết định.

♦ Hình thức thưởng đột xuất theo định mức:

Đối với một số trường hợp thưởng đột xuất nhưng phải theo định mức trong quy chế chi tiêu của nhà trường như:

- Giảng viên được Nhà nước phong Nhà giáo nhân dân mức thưởng là: 12,5 lần lương tối thiểu, Nhà giáo ưu tú là 9,0 lần lương tối thiểu.

- Giảng viên được Nhà nước phòng hàm Giáo sư, phó Giáo sư mức thưởng 5.000.000đ.

41

Tại trường Đại học Lao động – Xã hội với hình thức thưởng thường xuyên định kỳ là chủ yếu và tính vào thu nhập tăng thêm của người giảng viên mà mức thu nhập này vẫn ở mức thấp nên người giảng viên không cảm nhận được rõ về tiền thưởng. Ngoài ra các hình thức thưởng đột xuất thì không đáng kể.

Kết quả khảo sát tại bảng 2.4 cũng cho thấy rõ điều đó (các mục từ 1 đến 6 tương ứng với các tiêu chí 4, 5, 6, 7, 8, 9 tổng hợp trong phần II của phiếu điều tra tại phụ lục 3).

Bảng 2.4: Đánh giá thái độ của giảng viên đối với tiền thƣởng, phụ cấp, phúc lợi và thu nhập nói chung tại trƣờng Đại học Lao động – Xã hội

Stt Tiêu chí

Mức độ điểm trung bình của thang đo (%) Rất không đồng ý Không đồng ý thường Bình Đồng ý Rất đồng ý 1 Thưởng xứng đáng với

hiệu quả làm việc

32,84 22,38 32,84 11,94 0,00 2 Thái độ, tinh thần trách

nhiệm ảnh hưởng nhiều nhất đến tiền thưởng 13,43 19,40 43,28 19,40 4,48 3 Các khoản phụ cấp hợp lý 23,88 32,84 25,37 17,91 0,00 4 Chính sách phúc lợi rõ ràng và hữu ích 11,94 23,88 25,37 37,32 1,49 5 Lương, thưởng, phụ cấp

được phân phối khá công bằng

19,40 16,42 35,82 26,87 1,49

6 Thu nhập tại trường đáp

ứng được cuộc sống 43,28 26,87 11,94 16,42 1,49

(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra ở phụ lục do tác giả thực hiện)

Theo kết quả khảo sát có 55,32% số người được hỏi không cho rằng thưởng là xứng đáng với hiệu quả làm việc, chỉ có 11, 94% đồng ý và 38,84% là trung tính. Và việc đánh giá thái độ, tinh thần trách nhiệm là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến

42

tiền thường thì có 32,83% số người được hỏi không đồng ý, 23,88% đồng ý và 43,28% là trung tính.

Như vậy tiền thưởng cũng là một yếu tố không làm thỏa mãn một phần lớn đội ngũ giảng viên Đại học Lao động – Xã hội, và cũng chưa phát huy được vai trò tạo động cơ làm việc cho đội ngũ giảng viên.

2.2.1.3. Phụ cấp

Đây là khoản tiền mà nhà trường chi thêm cho giảng viên trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của nhà trường.

♦ Các khoản phụ cấp của nhà trường tính vào thu nhập tăng thêm của người giảng viên. Cụ thể như sau:

- Phụ cấp chức vụ: tính bằng hệ số phụ cấp chức vụ (H2) trong công thức tính lương và áp dụng theo quy định của Nhà nước.

- Phụ cấp ưu đãi nghề: tính bằng hệ số phụ ưu đãi (H3)trong công thức tính lương.

- Phụ cấp đặc biệt khác của ngành: tính bằng hệ số phụ cấp đặc biệt (H4) trong công thức tính lương, áp dụng đối với Giảng viên và trợ giảng Khoa Kỹ thuật chỉnh hình giảng dạy các môn học bằng tiếng anh và không phải môn ngoại ngữ.

Ngoài ra còn các khoản phụ cấp khác tính vào thu nhập không thường xuyên của người giảng viên như:

- Phụ cấp khu vực: áp dụng cho giảng viên đi dạy học, công tác tại cơ sở Sơn Tây.

Giảng viên đi giảng dạy, công tác tại cơ sở Sơn Tây: Nhà trường bố trí xe đưa, đón hàng ngày từ Trụ sở 43 - Trần Duy Hưng - Hà Nội đến Cơ sở Sơn Tây tại Phường Xuân Khanh - Thị xã Sơn Tây. Cơ sở Sơn Tây bố trí phòng nghỉ giảng viên, giảng viên và cán bộ được hỗ trợ mức 80.000đ/ngày/người (không thanh toán tiền công tác phí)

- Phụ cấp thêm giờ:

* Áp dụng đối với cán bộ công chức các Phòng, Ban, Viện, Trạm, Trung tâm trực thuộc theo giấy báo làm thêm giờ đã được Ban giám hiệu duyệt, nhưng thời gian làm thêm giờ không quá 200giờ/người/năm.

43

* Giảng viên giảng vào ngày Chủ nhật (giảng luân phiên tại cơ sở Hà Nội) được thanh toán bồi dưỡng 80.000đ/buổi. Giảng viên giảng buổi tối và thứ bảy được hỗ trợ 50.000đ/buổi.

* Thanh toán giảng vượt giờ cho giảng viên và giảng viên kiêm chức. - Phụ cấp làm đêm: Giảng viên giảng buổi tối được hỗ trợ theo quy định. - Phụ cấp kiêm nhiệm: Hỗ trợ phụ cấp hàng tháng cho cán bộ tham gia công tác đoàn thể sau: Bí thư, phó Bí thư Đảng uỷ; Uỷ viên thường vụ, Đảng uỷ viên; Bí thư, phó Bí thư chi bộ; Bí thư, phó Bí thư Đoàn trường; Chủ tịch Hội Sinh viên là cán bộ, ... từ mức 0,1 – 0,35 lương tối thiểu.

Trong trường hợp cán bộ, giảng viên ở nhiều cương vị có mức phụ cấp khác nhau thì chỉ được hưởng một mức phụ cấp cao nhất. Mức hỗ trợ trên trả theo học kỳ.

- Ngoài ra còn một số loại phụ cấp khác như: phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp trực; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khác áp dụng theo các quy định chung của Luật lao động và do Hiệu trưởng quyết định.

♦ Ảnh hưởng của phụ cấp đến động cơ làm việc của giảng viên:

Các loại phụ cấp tại trường Đại học Lao động – Xã hội rất chi tiết và được quy định rất cụ thể. Tuy nhiên giá trị của các khoản phụ cấp còn thấp nên cũng chưa có tác động nhiều đến động cơ làm việc của giảng viên.

Cũng theo tổng hợp kết quả khảo sát tại bẳng 2.4 cho thấy: 56,72% số người được hỏi không cho rằng các khoản phụ cấp là hợp lý; chỉ có 17,91% đồng ý và 28,37% là trung tính.

Những khoản trợ cấp trên tuy giá trị không cao nhưng nó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với đội ngũ giảng viên. Do con người ngoài nhu cầu vật

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)