Phúc lợi

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.4.Phúc lợi

44

Cũng như mọi tổ chức hoạt động khác, bảo hiểm là khoản phúc lợi bắt buộc mà nhà trường phải thực hiện theo quy định của nhà nước. Theo quy định của nhà nước, nhà trường đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ chính sách bảo hiểm. Các chế độ bảo hiểm trên đã được 100% giảng viên, cán bộ của nhà trường hưởng ứng và tham gia. Bảo hiểm có đã tạo sự yên tâm cho mọi cho mọi giảng viên trong quá trình công tác.

Phúc lợi tự nguyện:

Trường Đại học Lao động – Xã hội có những chương trình phúc lợi riêng dành cho giảng viên của mình. Cụ thể là:

- Có quỹ phúc lợi dành riêng để thăm hỏi nhân viên khi ốm đau, thai sản, hiếu hỉ, ma chay…

+ Chi quà tặng cán bộ , giảng viên khi nghỉ hưu mức tối thiểu là: 500.000đ/người.

+ Phúng viếng bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con của cán bộ , giảng viên của nhà trường đã nghỉ hưu, thân nhân và bản thân cán bộ các cơ quan liên quan mất, mức 500.000đ/đối tượng và hương hoa.

+ Cán bộ , giảng viên lấy vợ hoặc lấy chồng, mức chi tiền mừng là 500.000đ/người.

+ Cán bộ, giảng viên đang công tác bị từ trần, mức chi trợ cấp cho thân nhân người chết là 1.500.000đ.

+ Chi tiền quà cho con của cán bộ, giảng viên theo đề nghị của Ban chấp hành Công đoàn nhà trường gồm:

Ngày 1/6, tết Trung thu với mức 100.000đ/cháu.

Khen thưởng năm học đối với học sinh khá (bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông) và học sinh giỏi bậc tiểu học: 100.000đ/cháu

Khen thưởng năm học đối với học sinh giỏi (bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông) và học sinh xuất sắc bậc tiểu học: 200.000đ/cháu.

Đỗ đại học mức 200.000đ/cháu.

- Khi giảng viên phải đi công tác xa thì sẽ được bao cấp những chi phí về đi lại, ăn nghỉ…theo quy định về chế độ công tác phí của nhà trường.

45

Công tác phí là một khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước bao gồm: Tiền tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).

* Thanh toán tiền tàu xe đi và về từ Trường đến nơi công tác:

. Trường hợp đi công tác bằng phương tiện giao thông đường thuỷ, bộ, sắt: + Cán bộ , giảng viên đi công tác ngoài Thành phố Hà Nội sử dụng phương tiện công cộng, nếu có đủ vé được thanh toán theo giá cước thông thường (giá không bao gồm các dịch vụ khác như tham quan, du lịch, tiền ăn, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu. Trường hợp đi tàu được thanh toán theo giá vé giường nằm (trừ tàu đặc biệt và du lịch). Tiền tàu, xe được thanh toán gồm: vé tàu, vé xe, vé cầu phà, tiền cước chuyên trở tài liệu. Nếu cán bộ, giảng viên đi công tác bằng tàu, xe ngoài tiêu chuẩn quy định trên có đủ vé và chứng từ hợp lệ thì cũng chỉ được thanh toán theo phương tiện tàu, xe công cộng thông thường.

Cán bộ , giảng viên đi công tác bằng xe ô tô cơ quan thì không được thanh toán tiền tàu xe.

. Trường hợp đi công tác bằng phương tiện máy bay:

+ Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, cán bộ, giảng viên có hệ số lương từ 6,10 trở lên được đi công tác bằng phương tiện máy bay bao gồm tiền vé máy bay, cước vận chuyển tài liệu phục vụ công tác, cước phương tiện vận tải hành khách từ cơ quan ra sân bay và ngược lại.

- Cán bộ , giảng viên khác đi công tác bằng phương tiện máy bay phải được Hiệu trưởng đồng ý bằng văn bản thì mới được thanh toán, nếu không thì thanh toán theo phương tiện tàu, xe công cộng thông thường (khi có vé máy bay).

. Trường hợp tự túc phương tiện đi công tác:

Cán bộ , giảng viên khi đi công tác tự túc phương tiện đi lại thì được thanh toán tiền tàu xe theo giá cước vận tải hành khách công cộng thông thường. Nếu đi công tác tại những địa điểm không có phương tiện vận tải công cộng thông thường và ngoài địa điểm áp dụng mức khoán tại điểm 1.5 điều này, thanh toán tiền tàu xe theo số Km thực đi và đơn giá quy định chung là 5.000đ/km. Đối với đoạn đường thuộc vùng núi cao, biên giới, hải đảo thì được thanh toán gấp đôi giá đơn giá quy

46

định trên.

. Cán bộ, giảng viên đi công tác bằng phương tiện của cá nhân trong phạm vi nội thành Hà Nội (cách trụ sở Trường tại 43 - Trần Duy Hưng dưới 15 Km) được thanh toán 40.000đ/lần, nhưng mức tối đa không quá 400.000đ/tháng/người.

+ Áp dụng mức khoán tiền tàu xe công tác (cả đi và về) tại các địa điểm Trường đặt lớp vừa học vừa làm như sau: Mức 100.000đ đối với Hà Nam, Bắc Ninh; Mức 120.000đ đối với Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Giang; Mức 140.000đ đối với Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên; Mức 160.000đ đối với Hải Phòng, Thái Bình; Mức 240.000đ đối với Lạng Sơn, Thanh Hoá; Mức 270.000đ đối với Quảng Ninh, Yên Bái; Mức 400.000đ đối với Nghệ An, Mức 750.000đ đối với Quảng Bình; Mức 900.000đ đối với Quảng Trị, Sơn La và mức 2.600.000đ đối với Khánh Hoà.

- Hỗ trợ 100% học phí mức cao nhất trong khung học phí quy định của Thủ Tướng Chính phủ cho giảng viên được cử đi học thạc sỹ, tiến sỹ.

+ Đối với các trường hợp đi học tập, đào tạo khác, mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, giảng viên do Hiệu trưởng quyết định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thường xuyên tổ chức các lớp học ngắn hạn để nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ giảng viên.

- Hỗ trợ tiền điện thoại theo định mức với đội ngũ quản lý và các phòng ban chức năng.

- Thanh toán tiền internet kết nối cho các phòng ban chức năng trong trường. - Thanh toán tiền tàu xe nghỉ phép năm.

- Theo thông lệ của nhà trường, vào những dịp ngày lễ tết (tết nguyên đán, 8/3, 30/4, 1/5, 2/9, 20/10, 20/11, ngày truyền thống của trường 27/5…) thì tất cả giảng viên, cán bộ của trường đều được nhận những khoản tiền thưởng hoặc hiện vật nhằm động viên tinh thần.

- Trường có trạm y tế phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trường.

- Có hệ thống thư viện với một lượng lớn giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc đọc tại chỗ và mượn về của cán bộ, giảng viên và sinh viên.

47

- Có nơi trông xe miễn phí cho giảng viên. - Nhà ăn với giá ưu đãi cho giảng viên.

- Ngoài ra các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội diễn... thường xuyên được tổ chức vào các dịp lễ như 8/3, 27/5, 20/10, 20/11 ...tạo cho đời sống tinh thần giảng viên rất phong phú.

♦ Ảnh hưởng của phúc lợi đến động cơ làm việc của giảng viên:

Tất cả những hình thức phúc lợi trên đều nhằm mục đích khích lệ, động viên giảng viên sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, giúp họ lấy lại tinh thần cũng như động cơ làm việc tốt hơn, gắn bó với nhà trường hơn.

Theo kết quả điều tra tại bảng 2.4: 35,82% số người được hỏi không đồng ý cho rằng chương trình phúc lợi của nhà trường là rõ ràng và hữu ích; 38,81% đồng ý và 25,37% là trung tính. Như vậy tỷ lệ số người khảo sát ủng hộ chương trình phúc lợi của nhà trường cao hơn so với số người không đồng tình. Điều đó cho thấy phần nào vai trò của chương trình phúc lợi góp phần tạo động cơ làm việc cho đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên số người không đồng tình và trung tính vẫn còn khá cao, đòi hỏi ban lãnh đạo nhà trường cần nỗ lực hơn nữa trong các chương trình phúc lợi giành cho đội ngũ giảng viên để khích lệ, động viên họ trong công việc.

Đánh giá chung về các công cụ đãi ngộ tài chính cho thấy chưa phát huy được vai trò trong công tác tạo động cơ làm việc cho giảng viên mặc dù 28,36% số người được hỏi đồng ý với tiêu chí các công cụ đãi ngộ tài chính là công bằng, 35,82% không đồng ý và 35,82% là trung tính. Tuy nhiên khi xem xét về sự đảm bảo cuộc sống của thu nhập tại trường thì 70,15% số người được hỏi không đồng ý, chỉ có 17,91% đồng ý và 11,94% là trung tính.

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 50)