Tình hình đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 41)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4.Tình hình đội ngũ giảng viên

Cán bộ, giảng viên và nhân viên của trường Đại học Lao động – Xã hội gọi chung là cán bộ cơ hữu. Số lượng cán bộ cơ hữu của trường hiện nay là 371 người.

Số lượng giảng viên được tuyển dụng từ các nguồn khác nhau: tốt nghiệp thạc sĩ, đại học chính qui loại khá, giỏi thuộc các ngành đào tạo của các trường như đại học kinh tế quốc dân, đại học tài chính – kế toán, đại học quốc gia…; một số trường hợp đã qua giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc đã qua thực tế tại các doanh nghiệp. Số lượng giảng viên được tuyển dụng đảm bảo đáp ứng yêu cầu về quy mô đào tạo của nhà trường. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên được đánh giá qua trình độ cán bộ, giảng viên và thể hiện trong bảng số liệu 2. 1.

Bảng 2.1: Thống kê, phân loại trình độ giảng viên của trƣờng Đại học Lao động – Xã hội trong 03 năm gần đây

Trình độ, học vị lượng Số

% trên cán bộ cơ hữu

Giảng viên cơ hữu Giảng viên trong biên chế trực tiếp giảng dạy Giảng viên hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy Giảng viên khiêm nhiệm và cán bộ quản lý Giáo sư, viện sĩ

Phó giáo sư 4 1.1 2 2 Tiến sĩ khoa học Tiến sĩ 67 18.1 56 11 Thạc sĩ 270 72.7 186 62 22 Đại học 29 7.8 5 24 Cao đẳng 1 0.3 1 Tổng số 371 100 248 62 61

35

- Cán bộ, giảng viên có học hàm phó giáo sư có 4 chiếm 1.1% trong tổng số cán bộ cơ hữu, trong đó có 2 người là cán bộ cơ hữu của trường; tỷ lệ này còn rất thấp.

- Cán bộ, giảng viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên có 341 người chiếm 91.8%. Đánh giá chung, cán bộ giảng viên trường Đại học Lao động – Xã hội đủ trình độ theo điều 54 trong “Luâ ̣t giáo du ̣c đại học” của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 18/6/2012. Trong vòng gần 10 năm, trường đã luôn phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao đáp ứng yêu cầu giảng dạy trình độ đại học và đào tạo trình độ thạc sỹ, song nhìn tổng thể thì trình độ của cán bộ, giảng viên của trường chưa cao (tỷ lệ có học hàm quá ít).

Một phần của tài liệu Chính sách đãi ngộ và ảnh hưởng của nó đến động cơ làm việc của giảng viên trường đại học lao động xã hội (Trang 41)