8. Cấu trúc khóa luận
3.1.2.2. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật
Nếu đối thoại là cách miêu tả nhân vật trong sự đối mặt của nó với người khác thì độc thoại là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình,
thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [6,tr.122]. Bên cạnh
đối thoại thì độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật của truyện ngắn. Nó thực sự quan trọng trong việc diễn tả quá trình tự ý thức của nhân vật, cho phép đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật.
Điểm độc đáo trong ngôn ngữ nhân vật ở truyện ngắn Nguyễn Khải
giai đoạn sau 1975 là bên cạnh ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, nhà văn còn đi sâu thể hiện những đoạn ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. Từ những đối thoại đó, nhà văn đã đi sâu vào khám phá đời sống con người để chiêm nghiệm và triết lý về cuộc đời.
Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật được Nguyễn Khải sử dụng khá
nhiều trong các sáng tác của mình như: Đàn bà, Ông cháu, Một giọt nắng
nhạt, Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, Luật trời…
Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật nhiều khi không được phát ngôn trực tiếp từ nhân vật mà được phát ngôn dưới dạng lời nửa trực tiếp. Kiểu ngôn ngữ này được thể hiện trong truyện ngắn Đàn bà. Ở truyện ngắn này, lời độc thoại nội tâm của nhân vật Lưu là những luồng tư tưởng, tình cảm phức tạp trong một con người. Đồng thời nó cũng thể hiện được những giằng xé trong Lưu về cuộc sống vợ chồng: “Lưu cũng biết vợ không còn yêu anh nữa” và anh đã nghĩ: “Chả lẽ một thằng đàn ông thiếu tiền nằm cạnh vợ mà không
còn gây được xúc động nào ở người đàn bà…” [29, tr.467]. Dù đau khổ, mệt
mỏi, chán chường nhưng không phải lúc nào anh cũng chán vợ: “Anh phải xử
sự như thế nào, phải nói năng ra sao? Anh không biết, anh lung túng, vụng về, cau có và càng trở nên đáng ghét hơn. Cũng có đêm Lưu rất muốn được yêu vợ” [29, tr. 468]. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã thể hiện sự giằng xé đau
khổ của Lưu. Và khi đối mặt với người vợ tên Tích híp dòng độc thoại trong Lưu lại trỗi dậy. Anh ngạc nhiên đến kính phục: “Chị ta lấy đâu ra cái sức mạnh đến kinh ngạc ấy nhỉ? Một cái thúc của anh vào ngực đến thằng thanh niên cũng phải há miệng buông tay, huống hồ…”. Và chính sự ngạc nhiên,
kính phục đó Lưu đã nhận thấy được cuộc đời có những “thằng đàn ông ngu
quá” và cũng có “những con đàn bà hết sức ngu”. Ở đây tác giả đã đi sâu vào
tìm hiểu, phân tích tâm hồn và những dằn vặt trong Lưu. Từ những độc thoại nội tâm của Lưu người đọc như hiểu được cách nghĩ, cách cảm của anh về hạnh phúc gia đình trong bàn tay vun vén của người đàn bà.
Cũng sử dụng ngôn ngữ độc thoại của nhân vật để thể hiện sự giằng xé nội tâm, sự lựa chọn cho một lối đi ở cuộc đời. Nhân vật ông đại tá trong ông
Sư già chùa Thắm và đại tá về hưu lại có dòng ý nghĩ của riêng mình. Ông
Đại tá quyết định ra ở với con gái nhưng trong ông: “Buồn nhất, đau nhất vẫn
là phải chia tay với thành phố đã là tình yêu của ông trong nhiều chục năm”.
Quyết định của ông là do: “Nhưng ông đã hứa một cách nhẹ nhõm, thản nhiên
là từ nay ông sẽ sống cho con gái và cháu ngoại, họ cũng rất cần ông thì ông lại rất nên sống. Sống cho người khác, vẫn có một người nào đó trên đời này cần sự hi sinh của mình thì cuộc sống còn dài lắm, vẫn còn vui lắm, có ý nghĩa lắm” [28,tr.549]. Ngôn ngữ độc thoại đã thực sự làm nổi bật tình cảm
của nhân vật. Độc thoại nội tâm để nhân vật lựa chọn cho mình một quyết định và ông đại tá đã quyết định dứt khoát là về ở cùng con gái và cháu ngoại mặc dù có buồn, có luyến tiếc.
Truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975 nổi lên đặc điểm đa
thanh nhiều giọng. Chính sự đa dạng của ngôn ngữ trần thuật đã thúc đẩy sự phát triển của giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Ngôn
ngữ độc thoại của nhân vật ngoài việc thể hiện sự nhận thức, đưa ra một sự lựa chọn còn là sự day dứt, dằn vặt của một đứa con hiếu thảo nhưng đã lỡ tay giết chết bố mình. Đó chính là những day dứt của nhân vật người bố trong truyện ngắn Luật trời. Ngòi bút của nhà văn đào rất sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật bằng những chi tiết đầy ám ảnh, day dứt. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật người bố thể hiện ở những lời mê sảng của ông trong đêm: “Cái vũng ấy không có cá, mưa nhiều con không thể bắt được cá, lần sau, lần sau…”, “Bố đừng uống rượu nữa, con xin bố đừng uống rượu nữa…” [29, tr. 277]. Hoặc là nhưng câu nói lảm nhảm phát ra tiếng của ông
nhưng không ai hiểu được căn nguyên vì đâu: “Không được dùng rìu, bố xin
con đừng dùng rìu, bố sợ lắm, bố rất sợ…”. Chỉ bằng ngôn ngữ độc thoại của
nhân vật, nhà văn đã đi sâu vào tận ngõ ngách trong tâm hồn nhân vật để minh tường cho người đọc thấu hiểu những dằn vặt, đau đớn trong tâm hồn một người con đã lỡ tay giết chết bố mình.
Ngôn ngữ độc thoại trong truyện ngắn Nguyễn Khải được sử dụng không thật sự nhiều và hầu như người đọc biết đến các độc thoại qua lời kể của nhân vật người kể chuyện. Mặc dù, không phải là biện pháp nghệ thuật tiêu biểu và được ông sử dụng nhiều những ngôn ngữ độc thoại của nhân vật trong tương quan với các biện pháp nghệ thuật khác, nó vẫn có một vai trò nào đó góp phần làm nên thành công của nhà văn.
Có thể nói, truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 đã thể hiện và miêu tả
rất rõ những số phận, những cảnh đời, những sự việc bằng một vốn ngôn ngữ rất phong phú. Đặc biệt ngôn ngữ độc thoại, đối thoại của nhân vật đã góp phần tạo nên nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn.
3.2 Giọng điệu trần thuật
Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật có một vị trí rất quan trọng, nó “cần thiết cho sự sắp xếp liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho
tác phẩm có cùng một âm hưởng, một khuynh hướng nào đó. Giọng điệu được thiết kế bởi mối quan hệ, trình độ, lập trường tư tưởng, tình cảm của người kể chuyện với các hình tượng, các sự kiện được miêu tả” [ www.Irc.Tru.edu.vn;
tr.67]. Giọng điệu chính là thái độ là tình cảm của nhà văn đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả trong tác phẩm mà người đọc có thể cảm nhận được qua sắc thái biểu cảm của lời văn. Đồng thời nếu có một giọng điệu phù hợp sẽ giúp câu chuyện sinh động hơn và thể hiện được sâu sắc lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn.
Coi nghệ thuật như một khoa học, ngòi bút Nguyễn khải không coi
việc tái hiện bức tranh hiện thực làm mục đích mà muốn tìm vào những tầng sâu của hiện thực, mổ xẻ các quan hệ bao giờ cũng rất phức tạp trên bề mặt và trong bề sâu của cuộc sống để nắm bắt những vấn đề bản chất nhất. Với số lượng tác phẩm và chất lượng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Khải hơn 40
năm qua đã xếp ông vào vị trí xứng đáng của nền văn học mới. Sự mẫn cảm với cái hàng ngày, với những gì đang diễn ra, với những “vấn đề hôm nay” đã khiến những trang viết sắc sảo đầy “chất văn xuôi” của Nguyễn Khải không những luôn có độc giả mà còn khơi gợi được hứng thú tranh luận trở thành nơi “giao tiếp đối thoại” của đông đảo bạn đọc.
“Sức chinh phục của truyện ngắn Nguyễn Khải những năm gần đây một phần đáng kể là do nghệ thuật kể chuyện, trong đó giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự sự của nhà văn” [27, tr.122]. Và truyện ngắn giai đoạn sau 1975 của Nguyễn
dẫn. Đó là giọng văn “vừa tự nhiên, vừa duyên dáng, hiền hòa thuần
thục”[10]
Trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Khải luôn luôn di chuyển các
điểm nhìn trần thuật. Tác giả tự tách ra khỏi nhân vật, để nhân vật tự bộc lộ bằng giọng điệu của chính mình. Đọc tác phẩm của Nguyễn Khải có thể thấy rõ văn xuôi của ông mang tính chất nhiều giọng: Giọng cà kê dân giã khi mô tả đời sống, tái hiện lịch sử, giọng triết lý tranh biện khi bàn luận , đối thoại các vấn đề chính trị xã hội; giọng ngâm ngợi suy tư khi miêu tả những số phận tâm lí nhân vật. Chính sự đa thanh, nhiều giọng đó đã tạo nên sức hấp dẫn trong truyện ngắn của ông giai đoạn sau 1975.