Điểm nhìn gắn với ngôi kể, vai kể

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn khải giai đoạn sau 1975 (Trang 33)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1. Điểm nhìn gắn với ngôi kể, vai kể

Tác phẩm tự sự là sản phẩm tất yếu của người kể chuyện khi thực hiện hành vi kể chuyện. Trong khi kể chuyện, người kể bao giờ cũng phải chọn cho mình một chỗ đứng, tức là lựa chọn điểm nhìn để kể lại chuyện. Ngôi kể chính là những hình thức biểu hiện khác nhau xuất phát từ mức độ hóa thân thành vai của người kể chuyện có tính chất văn học. Ngôi kể có sự gắn bó chặt chẽ với điểm nhìn. Một ngôi kể có thể tạo ra nhiều điểm nhìn, sự phong phú của ngôi kể tạo ra sự phong phú của điểm nhìn. Ngôi kể được chia làm ba dạng, là ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Trong văn học, ngôi kể được sử dụng chủ yếu là ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Trong các sáng tác của Nguyễn Khải, nhà văn thường đứng ở nhiều

góc độ, bình diện để kể và tả. Không chỉ nhìn cuộc sống bằng điểm nhìn của mình, bằng điểm nhìn của người dẫn chuyện, tác giả còn linh hoạt dịch chuyển điểm nhìn tạo nên sự đa dạng hóa điểm nhìn trong tác phẩm.

Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975, chúng tôi thấy ngôi kể trong truyện ngắn của ông không còn dừng lại ở trần thuật ngôi thứ ba - trần thuật khách quan nữa. Mà có sự đổi mới mạnh mẽ, đó là nhà văn thể hiện cái “tôi” - ngôi kể thứ nhất trong tác phẩm của mình.

Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Khải trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải - NXB Hội nhà văn, HN-2002, chúng tôi nhận thấy nhà văn có

sự sáng tạo trong việc lựa chọn điểm nhìn trần thuật.

Ở ngôi kể thứ ba, câu chuyện của đời sống của cảnh đời được diễn ra tự nhiên qua lời kể của một người kể chuyện “vô hình”. Đây là hình thức người kể chuyện giấu mặt, được coi là một “thượng đế toàn thông”. Anh ta biết mọi thứ cần biết về nhân vật, sự kiện, hoàn toàn tự do di chuyển theo ý muốn trong không gian, thời gian và chuyển dời từ nhân vật này sang nhân vật khác. Anh ta bao quát hết mọi diễn biến của câu chuyện đã xảy ra trọn vẹn và thuật

lại với chúng ta. Với quan điểm trần thuật này, câu chuyện được kể dưới nhiều góc nhìn, nhiều quan điểm và nhiều cách lí giải, cắt nghĩa khác nhau nhằm tạo nên tính chân thực, khách quan, lôi cuốn người đọc, đồng thời giúp nhà văn mở rộng tối đa chân trời sáng tạo của mình. Đây là mô hình tự sự có từ truyền thống, tuy nhiên từ hình thức có tính truyền thống đó, Nguyễn Khải đã có những sự sáng tạo mới độc đáo. Điểm nhìn trần thuật gắn với ngôi thứ ba xuất hiện trong những tác phẩm của Nguyễn Khải là: Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, Người của nghề, Đàn bà, Lạc thời, Ông cháu… Nguyễn Khải sử dụng nhân vật “người kể vô hình” đứng ở ngôi thứ ba,

không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm nhưng người kể chuyện này lại giữ vai trò tổ chức mọi đường dây sự kiện.

Dễ nhận ra hình thức trần thuật này chính là ở cách mở đầu tác phẩm - một cách mở đầu hoàn toàn khách quan. Từ điểm nhìn bên ngoài khách quan, người kể chuyện đã mở đầu truyện ngắn Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức: “Còn cách động Từ Thức khoảng vài trăm mét, có một ngôi nhà lợp ngói trong một vùng tre cây mới…” [29, tr.238]. Còn mở đầu truyện Người

của nghề là: “Tú về khu tập thể bãi Nghĩa Dũng được hai năm thì bà Tuất mới ở quê ra bế cháu nội” [28, tr.88]. Hay cách mở đầu chuyện Ông cháu:

“Khi nhìn thấy nhóm người nặng nề bước lên các bậc gạch dẫn ra bến xe, ông già níu chặt tay đứa cháu…” [29, tr.358]. Đây là cách giới thiệu truyện

bắt đầu từ điểm nhìn bên ngoài. Sử dụng cách giới thiệu này, dường như tác giả muốn cho câu chuyện thực sự khách quan.

Trong truyện ngắn Người của nghề, người trần thuật chăm chú quan

sát từ bên ngoài, để câu chuyện dàn trải ra với những chi tiết chân thực, tỉ mỉ, cụ thể tới mức người đọc có thể cảm giác được tận mắt chứng kiến sự thực đó. Người trần thuật sử dụng bút pháp hiện thực tỉnh táo để “điềm nhiên” hướng “ống kính” vào từng chi tiết vụn vặt làm mất dần cái giản dị tốt đẹp

của một người phụ nữ nông thôn như bà Tuất. Từ giọng nói “lịch thiệp giả dối

(…) uốn éo, cười gượng gạo, thớ lợ”. Cách ăn mặc thì “Áo cổ bẻ, tay áo có khuy cài, quần thâm đũng cao” nhưng lại để “răng đen” [28, tr.93-94]. Chỉ

bằng một vài chi tiết rất nhỏ, nhà văn đã khéo léo phô bày cái “nghịch lý” trong vai diễn của bà Tuất. Cách trần thuật của tác giả càng khách quan bao nhiêu thì người đọc càng thấy nổi rõ sự lố bịch của nhân vật bấy nhiêu. Miêu tả Tú, người trần thuật nhận ra anh “trí tuệ sáng láng, hành động táo bạo, nói

năng sắc bén trong thế giới vật chất còn khi bước ra thế giới trìu tượng, thế giới của triết học thì sự có mặt của anh luôn thừa” [28, tr.92]. Để cho câu

chuyện có tính khách quan hơn nữa, người trần thuật đặt hai nhân vật của mình dưới điểm nhìn sự phán xét của những nhân vật khác trong truyện. Với bà Tuất đó là sự quan sát từ điểm nhìn của người con dâu, thái độ coi thường của Liên… Còn Tú, mọi ưu điểm và khuyết điểm của anh được nhìn từ điểm nhìn, cách đánh giá qua ánh mắt, thái độ của bạn bè, đồng nghiệp. Điểm nhìn khách quan của tác giả đứng lẫn cùng với điểm nhìn của nhân vật để quan sát Tú. Đó là sự ái ngại đến mức khổ tâm của những người duyệt bài, trong cái nhìn, giọng nói, cử chỉ xem thường một cây bút trẻ, rồi còn sự bối rối, khó xử của ông tổng biên tập về vai trò nhà báo bất đắc dĩ của Tú. Tất cả được hiện ra trong lời kể khách quan, kết hợp với lời văn vừa hài hước, vừa trang nghiêm của người từng trải, tác giả đã hướng người đọc vào bản thân sự việc để từ đó rút ra bài học thấm thía: Đừng đánh mất cái tôi trong ảo tưởng, mỗi con người phải có một nghề, hãy đam mê sống chết vì nó dù cho đó là công việc bình thường nhất, nếu thật sự yêu mến, trân trọng nó thì tài năng nhân cách sẽ được tăng lên gấp bội. Điểm nhìn trần thuật khách quan ở đây tạo được sự tin cậy nơi người đọc.

Cũng với cách sử dụng điểm nhìn trần thuật theo ngôi trần thuật thứ ba, trong truyện ngắn Đàn bà - truyện gần như không có một lời bình phẩm nào

về cuộc sống bi kịch của gia đình Lưu. Người trần thuật với điểm nhìn quan sát từ bên ngoài đã miêu tả những chi tiết chân thực, tỉ mỉ: “Căn hộ của vợ

chồng trẻ ấy không có tiếng cười, không có cả tiếng nói. Chồng về rất khuya cũng chỉ nghe có tiếng mở cửa rồi tiếng dội nước, không thấy bật đèn cũng không nghe ai hỏi ai (…). Họ chỉ nói với nhau khi có bạn bè tới thăm hoặc trước mặt hàng xóm. Con bé đã lên năm, đi mẫu giáo rất ngoan, đến giờ đón con mà bố mẹ chưa về thì bác hàng xóm đón (…) nũng nịu với các anh chị, hỏi han cười đùa như mọi đứa trẻ khác. Nhưng ở với bố mẹ (…) cả ngày không nói, cười cũng không, mắt nhìn lên lấm lét như là sợ” [29,tr.466-467].

Bằng sự điềm nhiên của người trần thuật, ông đã thực sự phát hiện ra “tảng

băng chìm” ẩn sâu trong cuộc sống vợ chồng Lưu.

Từ điểm nhìn trần thuật khách quan, nhà văn đã miêu tả tâm trạng đau đớn, thất vọng của Lưu khi cuộc hôn nhân đổ vỡ, điều này dẫn đến suy nghĩ có phần bi quan lệch lạc của anh ta về phụ nữ. Nhưng cuộc chạm trán bất ngờ, đầy kịch tính giữa anh ta và người vợ tên giang hồ Tích híp đã làm anh thức tỉnh. Và trong anh xuất hiện một cách đánh giá khác hơn về nhân cách con người. Từ điểm nhìn trần thuật khách quan, tác giả đã dịch chuyển điểm nhìn sang nhân vật Lưu để anh chợt nhận ra “ánh mắt mừng rỡ và biết ơn” của

người phụ nữ và câu hỏi đầy ngạc nhiên nghi ngờ của Lưu về việc “một cái

thúc của anh vào ngực chàng thanh niên cũng phải há miệng buông tay, huống hồ...” lại là người phụ nữ teo tóp, nhỏ bé. Chính sự điềm tĩnh đến thản

nhiên của người mẹ khi cậu con trai đi học về và trước sự thắc mắc của hàng xóm về tiếng “ầm ầm như có đánh nhau” của hàng xóm khiến Lưu bang

hoàng. Sự tức giận của anh đã chuyển sang thán phục đến mức kinh ngạc: “Lời nói dịu dàng, cung cách con nhà gia giáo mà chịu làm vợ một thằng tướng cướp ư? Vợ con như thế, trời ưu đãi đến thế mà không chịu làm người

đàng hoàng thật là uổng quá, là một thằng đàn ông ngu quá. Cũng như đã có những con đàn bà hết sức ngu” (Đàn bà).

Sự bình tĩnh đến kì lạ của người phụ nữ trước biến cố lớn lao của gia đình là vì lẽ gì? Con người gầy gò ấy lấy đâu ra sức mạnh kì diệu đến như vậy cả về sức lực lẫn tinh thần? Phải chăng đó chính là điểm nhìn nhân bản của người đàn bà, sức mạnh đó chính là vì hạnh phúc gia đình, nhất là vì tương lai của đứa con. Nó sẽ thất vọng biết bao khi biết rằng bố nó là một tên lưu manh và sự nhục nhã đau khổ sẽ càng tăng lên gấp bội nếu bố nó bị bắn chết. Trong điểm nhìn của một “vị thần” biết hết, các nhân vật được trần thuật từ ngôi thứ ba, Nguyễn Khải luôn tạo được khoảng cách cần có để câu chuyện mang tính khách quan.

Trần thuật từ điểm nhìn khách quan, Nguyễn Khải thường miêu tả hiện thực ở thời hiện tại, câu chuyện của ông là những gì đang diễn ra, là những mảnh đời nhỏ bé xung quanh chúng ta. Tác phẩm của ông là những thông tin về đời sống con người trong sự đổi mới đất nước. Mỗi truyện là một mảng hiện thực sống động, một xã hội thu nhỏ đã được nhà văn đưa lên trang viết để cùng người đọc suy ngẫm, chiêm nghiệm.

Phổ biến hơn và ở đó cũng thể hiện đầy đủ hơn khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật, quan niệm về con người của Nguyễn Khải là những chuyện mà ông hoàn toàn thâm nhập vào nhân vật của mình. Người trần thuật đã di chuyển điểm nhìn trần thuật vào bên trong nhân vật để tái hiện thế giới tâm hồn họ. Khi có sự thâm nhập của chủ thể trần thuật vào trong các nhân vật của mình: “Khoảng cách của người trần thuật và nhân vật trên thực tế bị thủ tiêu,

điểm nhìn của cả hai phía đều hòa làm một… Nhân vật mà người trần thuật ghé vào được miêu tả dường như từ bên trong “cần phải dời chỗ cho nhân vật” [24, tr.91].

Trong truyện ngắn Nguyễn Khải, người trần thuật thường không phải là nhân vật Tôi trực tiếp kể chuyện mà “ẩn sau nhân vật” để phản ánh hiện thực và mô tả tâm lí nhân vật một cách sắc sảo và sinh động. Vẫn với cách trần thuật ở ngôi thứ ba nhưng đặt điểm nhìn từ bên trong nội tâm nhân vật,

Nguyễn Khải đã tái hiện dòng ý thức của ông Trắc (Lạc thời) trong ngôn ngữ

nửa trực tiếp. Bắt đầu từ điểm nhìn trần thuật khách quan nhưng tác giả ít khi giữ được khách quan tuyệt đối mà nhập vào nhân vật để khắc họa những dòng độc thoại nội tâm của ông Trắc về những vấn đề nhức nhối trong đời sống nhân sinh. Vì sao: Những người hôm qua còn là bạn bè, còn là tình thân nay lại coi nhau như người xa lạ? Cảm giác bị “bỏ quên” cứ xoáy sâu vào lòng

ông Trắc. Cái đẹp đẽ còn lưu lai vướng vất chút tình đời mà ông cố níu giữ là “Cái thời xưa”, “Cái thời gian nan nhưng bạn bè ấm cúng cũng vì không ai

nỡ để mình và gia đình bị đói dầu rằng ở một cái tinh luôn đói”. Mà “Cái thời ấy mới cách đây mấy năm chứ mấy, có ai nỡ đối xử với ông như cái ngày vừa rồi, một ngày thật buồn” [28, tr.205]. Giọng điệu trần thuật vừa chứa đựng sự

tủi hờn của một người “lạc thời” vừa là lời suy tư cảm thông của chính tác giả.

Mở đầu truyện ngắn Ông cháu, cái nhìn trần thuật khách quan giúp

người đọc có thể hình dung phần nào cảnh ngộ éo le của nhân vật. Người trần thuật ở ngôi thứ ba đã phác họa đôi nét về cuộc sống của hai ông cháu trong những ngày tha phương cầu thực. Dõi theo mạch trần thuật, chúng ta có thể nhìn thấy điểm nhìn từ bên ngoài ở phần đầu câu chuyện đã di chuyển vào bên trong nhân vật nhằm tái hiện lại cuộc đời đắng cay, nhọc nhằn của một con người đã bị số phận “đùa giỡn”. “Trời bắt ông khỏe để hầu vợ và chôn vợ, để hầu con và chôn con”. Câu văn đó bề ngoài là ngôn ngữ của người trần

thuật, điểm nhìn người trần thuật nhưng nội dung thông báo lại là của nhân vật. Ngòi bút Nguyễn Khải khi thì đứng tách ra quan sát các nhân vật trong

thái độ, hành vi đối với nhau, khi lại nhập hẳn vào nhân vật trong ý nghĩ, trong tình cảm để nhận xét, phân tích. Nguyễn Khải đã đưa lại một hiệu quả đặc sắc cho lối trần thuật vốn thông dụng và cổ điển.

Sự xuất hiện của tác giả với tư cách là người dẫn truyện xưng Tôi vừa đem lại hiệu quả gián cách vừa thuyết phục người đọc tin hơn vào câu chuyện được kể, từ đó mang lại tính khách quan tối đa cho trần thuật.

Trong truyện ngắn giai đoạn sau 1975 của Nguyễn Khải, ông không

dừng lại ở việc trần thuật khách quan những sự việc, sự kiện mà còn hóa thân vào nhân vật, trở thành một nhân vật Tôi nào đó trong tác phẩm để quan sát và miêu tả, kể chuyện theo cách nhìn và quan điểm cá nhân. Trong truyện ngắn Nguyễn Khải, nhân vật người kể chuyện xưng Tôi xuất hiện khá nhiều. Đặc biệt, nhân vật người kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Khải phần

nhiều là hình tượng của chính tác giả. Tất nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn nhân vật người kể chuyện dạng nay với con người thật của tác giả ngoài đời.

Nguyễn Khải nhập vai cái Tôi nay một cách thật đa dạng, sinh động.

Khi thì với tư cách người chứng kiến, xác nhận: Đàn ông, Phía khuất mặt người, Một bàn tay và chín bàn tay, Lãng tử, Chuyện tình của mỗi người…; khi thì là người trong cuộc tự nếm trải, tự giãi bày Người ngu, Mẹ và bà ngoại, Một chiều mùa đông, Chút phấn của đời… Với sự nhập vai

này nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để phân tích và phát hiện vấn đề. Đồng thời, do điểm nhìn được đặt vào nhân vật xưng Tôi nên qua cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật đó người đọc sẽ thấy nhân cách, tâm hồn nhân vật một cách sinh động, chân thật giống như thấy anh ta trong cuộc đời thật, nghe anh ta tâm sự, giãi bày.

Về vấn đề kể chuyện từ ngôi thứ nhất, ý kiến của nhà bác học

trần thuật của người kể chuyện. Đôi khi hình thức này do dụng ý dựa trên lời kể của kẻ khác quy định; đôi khi như lối kể của Tuocghenhiep, nó có thể tiếp cận và cuối cùng là hòa nhập vào lời trực tiếp của tác giả, tức là hoạt đông với lời một giọng của ngôi thứ hai” [24,tr.380].

Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất với tư cách là người chứng kiến, người kể chuyện xuất hiện ngay từ đầu. “Tôi về xã Đồng

Tiến là do sự rủ rê của một người bạn” (Cái thời lãng mạn); “Mỗi lần ra Hà Nội tôi thường dùng bữa ở quán cơm nhìn sang bãi xe khách Bến Nứa”

(Chuyện tình của mỗi người); “Chúng tôi gọi cô là cô Hiền, là chị em đôi con

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn khải giai đoạn sau 1975 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)