Ngôn ngữ giàu tính triết luận

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn khải giai đoạn sau 1975 (Trang 62)

8. Cấu trúc khóa luận

3.1.1.2.Ngôn ngữ giàu tính triết luận

Đến với Nguyễn Khải nếu như ở những sáng tác thời kì đầu, ngôn ngữ của nhà văn có phần giản đơn thì ở thời kì sau này ngôn ngữ của ông đã trở nên đa thanh, nhiều giọng hơn. Truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975 với ngôn ngữ đa thanh, ông đã tập trung mọi tâm lực vào việc trình bày trước người đọc một chân dung cuộc sống đa chiều, phức tạp, phong phú, với những “phía khuất mặt người”, hay nhưng ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn. Xác định như thế nên ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Khải thời kì này là

ngôn ngữ giàu tính triết luận.

Truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn này viết về con người và cuộc

sống với cái thâm trầm, đôn hậu, thắm thiết yêu thương. Có được điều đó xuất phát từ một tấm lòng tin yêu và tha thiết gắn bó với cuộc đời. Nếu như trước đây, Nguyễn Khải luôn quan tâm tới con người trong mối quan hệ với chính trị, thì bây giờ ông soi chiếu con người trong hiện thực từ mọi góc độ: gia đình, nghề nghiệp và con người trong mối quan hệ với chính bản thân nó. Với ngôn ngữ giàu tính triết luận, Nguyễn Khải thể hiện cuộc sống và con người ở chiều sâu khám phá, với khát vọng kiếm tìm chân lý đời sống ở những tầng, những vỉa ẩn ngầm mà trước đây vì nhiều lí do chúng chưa thể được phát hiện.

Nếu như Nguyễn Minh Châu theo đuổi những “hạt ngọc” ẩn giấu ở bề sâu tâm hồn con người thì Nguyễn Khải đi tới xác lập nhân cách con người trước những tình thế lựa chọn của mỗi cá nhân. Sự lựa chọn luôn gắn liền với cách nhìn, quan niệm sống nhất định. Mà khi chuyển thể vào tác phẩm nhà văn phải chọn lựa cho mình một ngôn ngữ phù hợp. Với Nguyễn Khải khi đi tìm hiểu về con người với những số phận những cuộc đời đã sử dụng thành công ngôn ngữ giàu tính triết luận.

Trước hết ta bắt gặp sự lựa chọn của những con người có đủ quyền để tự quyết định số phận, con đường đi của đời mình như nhân vật ông Ba Quốc Hội (Hai ông già ở đồng tháp mười), ông Hai (Sư già chùa thắm và ông đại tá về hưu)… Những nhân vật lão thành cách mạng đã từng một thời xông pha đạn lửa giờ đây họ sẽ sống thế nào, lựa chọn cách sống cho phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước ra sao? Đó là điều mà Nguyễn Khải quan tâm và dành nhiều tâm sức để phân tích, nghiên cứu.

Với ngôn ngữ giàu tính triết luận khi đi sâu vào miêu tả phân tích cách sống đáng khâm phục của ông Ba Quốc Hội (Hai ông già Đồng Tháp Mười) đã giúp cho người đọc hiểu hơn tiềm lực tinh thần của một người mạnh như ông Ba Quốc Hội. Những năm đâu sau giải phóng miền nam cuộc sống còn bao bề bộn, khó khăn, không ít phiền toái. Một người có công trong cuộc kháng chiến như ông lại bị nghi vấn bị gây khó dễ. Giải phóng miền nam, ông trở về quê lên trình diện xã “chẳng giấy má mà cũng không khai báo gì hết”. Bị chủ tịch xã mới hăm lăm hăm sáu tuổi căn vặn, hăm dọa, thậm chí ức hiếp, bà vợ ông uất ức bảo trình giấy nói thật công lao với cách mạng nhưng ông lại nghĩ khác “làm việc cho cách mạng là cái nghĩa vụ ở đời, là theo cái lương

tâm chứ không cốt làm để mai này kể công, hưởng lợi” [29, tr.152].

Một nhân cách như thế thật đáng trân trọng. Với ngôn ngữ giàu tính triết luận, nhà văn đã cùng ông đối thoại để phân tích, đánh giá hành động của mình. Khâm phục trân trọng ông, nhà văn đã ngợi ca: “cái tiềm lực tinh thần

của ông già thật lớn…” [29, tr.153].

Hay sự lựa chọn của nhân vật ông Hai cũng được tác giả sử dụng ngôn ngữ giàu tính triết luận để miêu tả tỉ mỉ lại sự lựa chọn ấy. Ông Hai được Nguyễn Khải được miêu tả là thoát khỏi những danh lợi phù vân rất nhẹ nhàng, trở về với cuộc sống đời thường bên cạnh con cháu.

Dùng ngôn ngữ giàu tính triết luận, khi viết về sự lựa chọn của con người bình thường Nguyễn Khải thấy ở họ những nhân cách sống đẹp đẽ.

Trước sự đổi thay của thời thế họ sống hợp thời mà không xu thời. Nhân vật bà Hiền trong Một người Hà Nội, bà cô trong Nếp nhà… đều là những

người phụ nữ đáng để ta nể trọng. Họ đã vượt qua được cái hỗn tạp, xô bồ của cuộc sống để khẳng định và ổn định một nề nếp gia phong vững bền.

Trong cách nghĩ của Nguyễn Khải, con người có cách lựa chọn đúng

đắn khi họ biết sống với những gì rất đời thường, sống cho mình, cho người thân. Đó là cách sống đúng đắn phù hợp với thời đại mà không hề vị kỉ cá nhân. Để thực hiện được điều đó trong tác phẩm của mình, Nguyễn Khải đã đưa vào trong đó một lối trần thuật linh hoạt đặc biệt là cách sử dụng ngôn ngữ trần thuật giàu tính triết luận.

Ngôn ngữ trần thuật giàu tính triết luận của ngòi bút Nguyễn Khải còn đi sâu vào khắc họa những cuộc đời, số phận những người mà ta gặp hàng ngày trong mối quan hệ gia đình. Với Nguyễn Khải viết về những số phận,

những mảnh đời bất hạnh cần được cảm thông đã trở thành niềm trăn trở. Chính điều đó đã quy định đến cách sử dụng ngôn ngữ giàu tính triết luận của tác giả. Ở truyện ngắn giai đoạn sau 1975 Nguyễn Khải quan tâm tới số phận, hạnh phúc của những con người ở nhiều dạng khác nhau: có những số phận là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh, họ rơi vào bi kịch của những gia đình tan vỡ, buồn tẻ; có những số phận vượt lên hoàn cảnh để tự khẳng định bản lĩnh của mình trong cuộc đời.

Ngòi bút giàu tính triết luận của Nguyễn Khải đã rất thành công khi đi

vào miêu tả số phận của những con người bất hạnh – nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh. Một trong những cuộc đời bất hạnh ấy là hai ông cháu trong truyện ngắn Ông cháu. Bằng ngôn ngữ giàu tính triết luận, tác giả đã đi sâu phân tích nguyên do dẫn đến bi kich cuộc đời của hai ông cháu. Đồng thời

cũng để nhân vật người ông tự tìm cách ra đi để không sống bám vào đứa cháu. Sự hi sinh cao cả của người ông giúp người đọc nhận ra được cái nhân bản của cuộc sống này. Nhưng bằng ngôn ngữ đa dạng phong phú, nhà văn đã khắc họa hình ảnh đứa cháu trai cứ chiều đến lại nhìn ra phía cửa quán ngóng ông, rồi nhiều đêm như thể nó chờ đợi khắc khoải, và tiếng gọi “ông ơi” chìm vào cái mênh mang của đêm tối… đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong lòng người.

Giống như ông lão, bà lão trong Mẹ và các con cũng chịu số phận như thế. Bà Mão phải sống dưới cái “vòm cửa nhà cơ quan” phải tự mưu sinh bằng nghề bán cây thuốc nam cho các cửa hàng dược liệu. Với ngôn ngữ giàu tính triết luận Nguyễn Khải đã để bà Mão phân tích về nơi ở mới của bà, công việc mới của bà: “về quê có phải mỗi lần nhớ cháu lại lên thăm được đâu”.

Cuối cùng bà đã tìm được cách ở lại Hà Nội “ mà vẫn không ở nhà con nào

cả. bà có nghề mới, nơi cư trú mới mà tuần đều có thể lần lượt đến thăm và cho quà các cháu…” [29, tr.499]. Như vậy với ngôn ngữ giàu tính triết luận

người đọc có thể thấu hiểu cách hành xử sự hi sinh của bà Mão với con cháu. Đó là sự hi sinh âm thầm, cao thượng vì người thân của bà. Từ ngôn ngữ giàu tính triết luận Nguyễn Khải đi sâu vào từng mái nhà, từng mối quan hệ của

các thành viên trong gia đình để từ đó nhà văn chỉ cho người đọc thấy rằng: “có những gia đình hạnh phúc của họ chỉ là bề ngoài, chỉ là hạnh phúc hờ,

thực chất cuộc sống ấy đầy căng thẳng và áp lực”. Đó là cuộc sống của gia

đình Dũng trong Người của nghề, là cuộc sống của anh công an Lưu trong

Đàn bà… Miêu tả cuộc đời, số phận và mối quan hệ của con người trong mối

quan hệ của gia đình với ngôn ngữ giàu tính triết luận Nguyễn Khải đã đặt ra nhiều vấn đề của đời sống gợi sự suy ngẫm ở người đọc về con người và cuộc sống.

Quan tâm đến số phận con người trong cuộc đời, ngòi bút Nguyễn Khải đạt đến chiều sâu nhân bản đáng quý. Cái nhìn của nhà văn về con người được mở ra nhiều chiều, toàn vẹn hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khải luôn đặt các nhân vật của mình trong sựa lựa chọn. Mà phần lớn các nhân vật của ông đều lựa chọn sự hi sinh. Bà Tuất trong Người của nghề, là bà Mão trong Mẹ của các con, là ông lão trong Ông cháu phải đứng trước sự lựa chọn việc có hoặc không sống với con cháu mình trong mái ấm gia đình. Đó là sự lựa chọn đau đớn bởi họ đã vào cái tuổi “gần đất xa trời”. Nhưng nhà văn đã sưởi ấm niềm tin của họ vào cuộc sống. Bằng ngôn ngữ giàu tính triết luận nhà văn đã phân tích sự hi sinh của những con người ấy đều vì con vì cháu để con cháu được sống hạnh phúc. Bà Mão quan niệm: “Con cái có thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quên mẹ, bỏ mặc mẹ nhưng không có mẹ nào bỏ con cái, có phải dóc thịt nuôi con cũng chẳng từ chứ mẹ chỉ biết lo cho cái thân mẹ hóa ra nước chảy ngược à?”

Bằng ngôn ngữ giàu tính triết luận nhà văn đã đi sâu vào phân tích, soi chiếu để phát hiện bản lĩnh sống và tiềm lực tinh thần của những con người quyết tâm chống lại hoàn cảnh. Đó là những con người vượt lên mọi thử thách, đứng vững trong cuộc sống. Ngôn ngữ giàu tính triết luận đã thực sự trở thành một biện pháp nghệ thuật quan trọng trong các truyện ngắn: Một bàn tay và chin bàn tay, Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức…

Nhìn chung nhân vật của Nguyễn Khải luôn thể hiện sự nhận thức suy ngẫm về bản thân, thời cuộc sự lựa chọn trước hoàn cảnh để có sự thích ứng với nó. Với việc xây dựng nhân vật như vậy ngôn ngữ trần thuật cũng đóng vai trò rất quan trọng và ngôn ngữ giàu tính triết luận đã góp phần làm nổi rõ số phận, cuộc đời nhân vật trong sáng tác của ông. Nguyễn Khải đã đi sâu

truy tìm những nguyên nhân khiến con người có thể rơi vào tình trạng “lạc thời”, đã thể hiện một cái nhìn không đơn giản về hiện thực. Soi chiếu qua số

phận cá nhân hiện thực vừa cụ thể vừa sống động bao nhiêu thì phức tạp phong phú bấy nhiêu.

Hòa cùng với sự chuyển biến của ngôn ngữ trần thuật trong văn học giai đoạn sau 1975. Ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Khải theo xu thế đi sát hơn với cuộc đời đó là thứ ngôn ngữ đa dạng, nhiều chiêu, vừa sắc sảo, tinh tế lại vừa giàu tính triết luận. Chính điều đó tạo nên tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật của ông.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn khải giai đoạn sau 1975 (Trang 62)