8. Cấu trúc khóa luận
1.3. Vài nét về nghệ thuật trần thuật trong văn học Việt Nam sau 1975
Văn học Việt Nam sau 1975 đã đi đúng quỹ đạo của tư duy văn học thế giới. Bước vào công cuộc đổi mới, để khẳng định và thúc đẩy những tìm tòi trong văn học những người cầm bút đã tự tìm cho mình một lối đi phù hợp với dòng chảy của văn học. Và văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới đã thực sự làm được điều đó, đặc biệt trên phương diện nghệ thuật trần thuật.
Văn học Việt Nam sau 1975 thuộc “cái đương đại chưa hoàn thành…” Nó vẫn đang cố gắng tiến về phía trước bằng khát vọng sáng tạo bền bỉ, chấp nhận sự thử thách nghiệt ngã của thời gian để làm rõ dần những giá trị đích thực. Nói đến những giá trị mà văn học Việt Nam sau 1975 đóng góp cho nền văn học trước hết phải nói đến nghệ thuật trần thuật.
Nằm trong mạch nguồn văn học Việt Nam, tiếp nối những giá trị mà văn học giai đoạn 1945 - 1975 để lại. Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 không còn là nền văn học có khuynh hướng tác động đến người đọc bằng chân lý có sẵn của nhà văn - người thầy thông thái luôn đúng nữa. Cùng với đó nghệ thuật trần thuật của văn học Việt Nam sau 1975 đã không dừng lại ở điểm nhìn trần thuật do người phán truyền chân lý đảm nhận. Mỗi tác phẩm thường chỉ có một điểm nhìn nữa… Văn học giai đoạn này xét trên phương diện nghệ thuật trần thuật đã có nhiều sự thay đổi. Ở đây, người đọc không bị áp đặt chân lý mà được quyền bình đẳng với nhà văn trên hành trình tìm chân lý. Trần thuật nhiều điểm nhìn là bằng chứng quan trọng về đổi mới quan niệm văn xuôi. Mỗi điểm nhìn là một ý thức độc lập, qua đó sự việc, con người cũng sẽ được nhìn nhận từ nhiều phía. Sự gia tăng điểm nhìn, dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt của nghệ thuật trần thuật được xem là một trong những vấn đề quan trọng của văn xuôi thời kì đổi mới.
Bằng nhiều cách nhìn khác nhau, văn học giai đoạn này đã thể hiện được sự bình đẳng của nhà văn với bạn đọc trên con đường tìm kiếm chân lý. Tác phẩm văn học giai đoạn này đã sử dụng khá linh hoạt các điểm nhìn, từ đó thấy được đối thoại giữa nhà văn với nhân vật trong tác phẩm văn học. “Sự
thay đổi điểm nhìn trần thuật tạo ra nhiều cơ hội cho nhà văn cách tân cốt truyện, chú ý hơn đến cấu trúc tác phẩm” [3, tr.167]. Câu chuyện về anh họa
sĩ quên lời hứa trong “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu sẽ được phán xét hoàn toàn khác khi được đặt vào hai điểm nhìn: một điểm nhìn của chính anh ta và một điểm nhìn của người thợ cắt tóc.
Hay khi đi tìm hiểu bi kịch của người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, nhà văn đã sáng tạo ra nhiều điểm nhìn, cộng vào đó là sự dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt giúp cho người đọc có được cái nhìn thấu đáo hơn đối với bi kịch của chị. Ở “Chiếc thuyền ngoài xa” đó là điểm nhìn của Phùng, của Đẩu là những người ngoài cuộc nhìn bi kịch của người đàn bà theo quan điểm của riêng mình. Ở đó còn có điểm nhìn của hai đứa con và nhất là điểm nhìn của Phác. Nhưng nhân bản nhất đó là điểm nhìn của người đàn bà - người trong cuộc. Cái nhìn của người đàn bà khi quyết định không bỏ chồng là vì con, vì những tháng ngày hạnh phúc mà họ đã có…
Đến với “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp ta nhận thấy tướng Huấn và các con của ông ta có niềm tin rất khác nhau về “nguyên tắc bình quân” về sự “cả tin” về tiền bạc… Như vậy, cuộc đối thoại về tư tưởng giữa các nhân vật trở thành cuộc đối thoại với chính bạn đọc. Gia tăng điểm nhìn trần thuật tác phẩm văn học sau 1975 bắt đầu hướng đến cấu trúc ngỏ đa thanh. Những tác giả có cách tân nổi bật ở phương diện này là Nguyễn Minh
chung khước từ quan niệm “chủ đề rõ ràng” với tinh thần tin cậy, tôn trọng bạn đọc.
Văn học Việt Nam sau 1975 có sự mở rộng đáng kể các phạm trù thẩm mĩ. Bên cạnh “cái cao cả” còn có “cái đời thường” “cái thực” hiển diện đan xen “cái ảo” “cái hư”… tất cả các phạm trù thẩm mĩ đó làm tăng thêm tính chân thật cho cuộc sống trong nghệ thuật. Theo đó, mà đời sống văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 có nhiều điều đáng chú ý, cùng với những biến hóa phong phú, linh hoạt.
Sự đổi mới và gia tăng điểm nhìn kéo theo đó là nhãn quan ngôn ngữ của văn học sau 1975 cũng là nhãn quan dân chủ, cởi mở hơn. Những nhà văn có cá tính đều ý thức mình là một nghệ sỹ ngôn từ. Phạm Thị Hoài cho rằng: “Ngôn ngữ là yểu tố đầu tiên quy định cung cách ứng xử của người cầm bút”. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho rằng: “Lớp trẻ đã có ngôn ngữ mới. Nguyễn
Huy Thiệp thật sự cách tân ngôn ngữ truyện ngắn. Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh cũng thế”. Còn có thể thấy rất nhiều những lời khen khác dành cho
ngôn ngữ giàu cá tính của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh… Nhưng cũng không ít người có phản ứng gay gắt, phẫn nộ hoặc
thất vọng trước chính những hiện tượng này [3,tr.168]. Dù đánh giá về ngôn ngữ văn xuôi sau năm 1975 khen chê ra sao chúng ta vẫn phải thừa nhận nỗ lực cách tân ngôn ngữ của các tác giả thuộc văn học đương đại. Với Nguyễn
Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Thuận… ngôn
ngữ hiện thực - đời thường đậm chất khẩu ngữ được gia tăng tốc độ và lượng thông tin đã chuyển tải một cách hiệu quả trạng thái vận động mãnh liệt và phức tạp xô bồ của đời sống đương đại. Đồng thời, sự đổi mới về ngôn ngữ đã giúp cho văn học mang được nhiều hơi thở của cuộc sống, tươi tắn sinh động hơn.
Gắn liền với sự thay đổi cảm hứng, thay đổi mối quan hệ nhà văn - bạn đọc, thay đổi cấu trúc trần thuật… nên giọng điệu trần thuật cũng trở nên đa dạng. Ở đây không chỉ xuất hiện kiểu lời một giọng mà sự xuất hiện của nhiều kiểu giọng đã nằm trong khuôn chung của văn học giai đoạn này. Tuy nhiên, cách sử dụng các kiểu giọng ở mỗi tác giả là có sự khác nhau. Văn học giai đoạn này bên cạnh giọng tự tin, tự hào xuất hiện giọng giễu nhại, hoài nghi… “Trong khoa học, hoài nghi là động lực phát triển. Trong nghệ thuật, trong
văn chương, hoài nghi là tinh thần của tiểu thuyết: “luôn luôn có sự nhận thức lại, đánh giá lại mọi thứ” (M. Bakhtin) [3,tr.148]. Và giọng điệu trong
tác phẩm chính là thái độ, tình cảm của một thế hệ nhà văn đối với xã hội đương thời. Ở đó cũng thể hiện được quan điểm, cách nhìn nhận cuộc sống của các nhà văn đương đại.
Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 đã và đang hình thành phát triển, hòa nhập tạo thành dòng giữa nguồn văn học chung của dân tộc. Nó thừa hưởng những thành quả nghệ thuật của văn học trước đó và sở hữu nhiều ưu thế so với các thế hệ trước. Xét riêng về phương diện của nghệ thuật trần thuật chúng tôi thấy: văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 đã thực sự đổi mới và có những bước chuyển mang lại cho đới sống văn học một màu sắc riêng - màu sắc của văn học hiện đại.
CHƯƠNG 2: SỰ KHAI THÁC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1975
Truyện ngắn bao giờ cũng phản ánh cuộc sống qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó, qua đó ta hiểu được sự nhận thức, đánh giá của nhà văn đối với cuộc sống. Do đó tác phẩm bao giờ cũng có hình tượng người trần thuật với vai kể lại, tả lại những diễn biến, sự việc và khắc họa nhân vật trong câu chuyện. Người kể có thể xuất hiện trong các ngôi kể khác nhau, có thể ở ngôi thứ nhất Tôi để trực tiếp kể nhưng cũng có thể ở ngôi thứ ba không tham gia câu chuyện, cũng không nói thẳng ra là Tôi kể mà cứ để cho sự việc hiện dần lên và tự nó diễn biến đến kết thúc như nó vốn có.
Trong truyện kể, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện được kể như thế nào bao giờ cũng quan trọng hơn ai là người viết nên truyện kể ấy. “Điểm nhìn” trở thành cơ sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả. Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời. Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể chuyện nào đó. Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương
quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả”. Đồng thời, điểm
nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến, một hay nhiều
phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự
kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu” (Theo A.H.
Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học - A Glossary of literature tems)
Thật ra, trong các tác phẩm văn học, chọn kiểu nhìn nào, xuất phát từ điểm nhìn nào để người kể chuyện kể lại “chuyện” chính là do cách tổ chức “truyện” có dụng ý của nhà văn. Dù nhà văn kể với ai, tư cách là người kể chuyện hàm ẩn hay trao quyền cho nhân vật, dù từ điểm nhìn nhân vật hay điểm nhìn của chính bản thân, mọi cách nhìn, xuất phát từ mọi điểm nhìn đều thể hiện được quan niệm, tư tưởng, thái độ của chủ thể sáng tạo. Trong nghệ thuật kể chuyện có những tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối, có những tác phẩm phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn hoặc luân phiên trượt điểm nhìn tạo nên sự đa dạng trong điểm nhìn. Với sự thay đổi điểm nhìn, tác phẩm tạo nên những ô cửa sổ khác nhau nhìn vào thế giới nhằm đem lại sự phức điệu đa âm. Qua đây có thể thấy sự vận động của điểm nhìn, trước hết là điểm nhìn trần thuật chính là một trong những biểu hiện rõ nét của quá trình đổi mới văn xuôi Việt Nam thời kì sau 1975.
Nguyễn Khải quan niệm: “Nghệ thuật là cuộc tìm kiếm mãi mãi”
[12,tr.35]. Vì thế, trong suốt hành trình sáng tạo nghệ thuật, nhà văn không ngừng tìm tòi và khám phá cái mới, cái bí ẩn của đời sống con người. Đồng thời, với nỗ lực khám phá hiện thực đời sống, Nguyễn Khải đã lựa chọn và
sáng tạo ra các hình thức tổ chức điểm nhìn mới nhằm tạo ra hiệu quả nghệ thuật tối ưu cho tác phẩm. Trong truyện ngắn của Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975, người đọc có thể nhận thấy sự phong phú của các điểm nhìn trần thuật. Đồng thời, các điểm nhìn trần thuật ấy có sự dịch chuyển một cách linh hoạt.
Trong phạm vi của chương 2, chúng tôi tiến hành tìm hiểu điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975 ở ba phương
diện: Điểm nhìn gắn với ngôi kể, vai kể; điểm nhìn của nhân vật và sự dịch chuyển điểm nhìn.