Sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn khải giai đoạn sau 1975 (Trang 53)

8. Cấu trúc khóa luận

2.3.2.Sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong

Điểm nhìn bên ngoài là vị trí quan sát khách quan (hoặc có vẻ khách quan) của người kể chuyện. Ở vị trí này, người kể chuyện thường đứng ở ngôi thứ ba không can thiệp vào hiện thực. Cuộc sống diễn ra như thế nào thì cố kể giống như thế đó. Điểm nhìn bên trong biểu hiện bằng hình thức tự quan sát của nhân vật Tôi, bằng sự tự thú nhận hoặc bằng hình thức người trần thuật tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới. Điểm nhìn bên trong xuất hiện khi người kể thâm nhập vào đời sống nội tâm nhân vật để phân tích, mổ xẻ hoặc để nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Vì thế, điểm nhìn bên trong thường mang tính chủ quan hoặc dễ gây cho người đọc cảm giác về tính chủ quan của người kể. Điểm nhìn bên trong cho phép người trần thuật qua lăng kính của tâm trạng cụ thể, tái hiện đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc.

Tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975, chúng tôi

nhận thấy đặc điểm nổi bật là sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong. Các tác phẩm thể hiện rõ nét sự dịch chuyển này như: Cặp vợ chồng ở

Đến với truyện ngắn Cặp vợ chồng ở chân đông Từ Thức lúc đầu ta

bắt gặp lối trần thuật hoàn toàn khách quan với mở đầu: “Còn cách động Từ

Thức vài trăm mét, có một ngôi nhà lợp ngói trong một vùng cây tre mới...”

[29, tr. 238]. Cách giới thiệu bắt đầu từ điểm nhìn bên ngoài dần được chuyển dịch vào điểm nhìn bên trong với lối trần thuật nửa trực tiếp: “… Toàn đã có

giấy trường đại học gọi, nhưng anh vẫn xung phong xin đi. Vì xấu hổ nên buộc phải đi. Xấu hổ cho người khác, cho cả một lứa tuổi mà phải trả giá quá đắt”. Và điểm nhìn ấy được dịch chuyển hẳn vào bên trong nhân vật khi anh

Toàn nói: “Thú thật với bác, ở đời tôi chỉ chịu lụy với vợ thôi. Mỗi lần cô ấy

gào thét con cái, tôi lại tự nhủ: có một phần lỗi mình trong đó” [29, tr.244].

Sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong còn được thể hiện khá rõ nét trong truyện ngắn Đàn bà. Đàn bà được người trần thuật khách

quan quan sát từ bên ngoài, miêu tả với những chi tiết chân thực, tỉ mỉ: “Căn

hộ của vợ chồng trẻ ấy không có tiếng cười, không có tiếng nói…”. Sự điềm

nhiên của người trần thuật đã không thể bán trụ mãi mà dịch chuyển điểm nhìn vào nhân vật Lưu. Nhà văn đã miêu tả tâm trạng đau đớn, thất vọng của Lưu khi cuộc hôn nhân tan vỡ. Nhưng khi gặp người vợ Tích híp anh đã thay đổi cách nhìn của mình. Trong anh xuất hiện một cách đánh giá khác về nhân cách con người: “Lời nói dịu dàng, cung cách ứng xử con nhà gia giáo mà chịu làm vợ một thằng tướng cướp ư? Vợ con như thế, trời ưu đãi đến thế mà không chị làm người đàng hoàng thật là uổng quá, là một thằng đàn ông ngu quá. Cũng như đã có những con đàn bà hết sức ngu” (Đàn bà). Ở đây thấu

hiểu con người, hiểu được sức mạnh cả về vật chất và tinh thần của họ nên ông hoàn toàn nhập vào nhân vật của mình. Người trần thuật đã di chuyển điểm nhìn trần thuật vào bên trong nhân vật để tái hiện thế giới tâm hồn họ. Khi có sự thâm nhập của chủ thể trần thuật vào trong các nhân vật của mình:

nhìn của cả hai phía đều hòa làm một… Nhân vật mà người trần thuật ghé vào được miêu tả dường như từ bên trong “cần phải dời chỗ vào nhân vật””

[24,tr. 91].

Ngòi bút uyển chuyển, linh hoạt của nhà văn đã kết hợp khéo léo giữa ngôn ngữ độc thoại nội tâm và ngôn ngữ tác giả, sự hòa trộn tinh vi đến mức người đọc khó lòng nhận biết nhân vật đang nói hay nhà văn đang nói. Như vậy, dù người kể vẫn ở ngôi thứ ba nhưng đến đây hoàn toàn nhập vào nhân vật để nó kể, suy nghĩ bằng ngôi thứ nhất. Nhờ sự kết hợp tài năng này, chân dung tính cách nhân vật và tư tưởng tác phẩm được khắc họa rõ nét. Sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong còn được thể hiện rõ nét trong các truyện ngắn: Lạc thời, Ông cháu, Người kể chuyện thuê…

Truyện ngắn Ông cháu được mở đầu bằng cái nhìn khách quan để làm nổi rõ nên hoàn cảnh éo le của hai ông cháu: “Hai ông cháu ngồi xuống một

góc của bậc gạch”, “Bố nó mất năm nó mới lên bảy, ông nội nó cũng đã quá già..”. Người trần thuật khách quan với điểm nhìn bên ngoài đã phác họa đôi

nét về cuộc sống của hai ông cháu trong những ngày tha phương cầu thực. Dõi theo mạch trần thuật, chúng ta có thể nhìn thấy điểm nhìn từ bên ngoài ở phần đầu của câu chuyện đã di chuyển vào bên trong nhân vật nhằm tái hiện lại cuộc đời cay đắng, nhọc nhằn của một con người đã bị số phận “đùa giỡn”. Điểm nhìn bên trong được đặt từ cả hai ông cháu. Từ điểm nhìn bên trong của người cháu người đọc cảm nhận được tấm lòng của người cháu hiếu thảo khi nhớ lại những bữa cơm ở nhà khi ông nó vừa ăn vừa nghẹn và: “Còn nó vừa

ăn vừa nhìn trộm ông nó, chỉ muốn òa khóc vì thương ông quá”. Còn người

ông lúc nào cũng vang lên những câu hỏi như cứa thêm vào trái tim vốn đã tan nát của ông: “…Tại sao ông không chết mà con ông lại chết để vợ con nó

Còn điểm nhìn của ông lão là nỗi xót xa, sự đau đớn trong trái tim khi đứa con trai mất: “Tới lúc vợ nó òa khóc ông mới biết mình đã mất hết những

gì có được trong gần một đời người” [29,tr.368]. Ở đây điểm nhìn trần thuật

được dịch chuyển từ bên ngoài vào bên trong, từ lời trần thuật khách quan đến lời tự vấn lương tâm của chính nhân vật. Từ điểm nhìn bên trong của nhân vật người đọc thấy được tâm trạng đau đớn tột cùng của người cha, đồng thời thấy được niềm thương cảm của tác giả gủi gắm vào trong câu văn. Sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn gắn với những chủ thể kể chuyện khác nhau đã tạo ra nhiều tiếng nói trong cùng một tác phẩm. Trong đó tiếng nói của người kể chuyện ngang hàng với tiếng nói của các nhân vật kể chuyện.

Với việc phối hợp và dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài sang điểm nhìn bên trong, người kể chuyện có khả năng miêu tả, thuật kể các sự kiện, con người vừa có khả năng phơi bày nội tâm của nhân vật. Từ đó giúp cho nhà văn có điều kiện đi sâu vào khám phá đời sống từ nhiều góc độ khác nhau. Theo đó, nhà văn cũng có đủ điều kiện để đào sâu vào cả tầng vô thức cũng như miêu tả một cách sinh động những đường quanh tâm trạng tinh vi của nhân vật.

Tóm lại, với sự khai thác điểm nhìn trần thuật một cách đa dạng và linh hoạt, truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975 đã đi vào ngõ ngách của cuộc sống để phát hiện ra những phức tạp của nó. Sự khai thác điểm nhìn ở văn học giai đoạn này của ông có nhiều biến đổi. Sự linh hoạt của điểm nhìn được thể hiện trong cách khai thác, khám phá sự vật, con người ỏ rất nhiều chiều thông qua một nhãn quan sắc sảo. Cái nhìn về con người, về cuộc đời không còn đơn giản, một chiều, “chỉ nhìn thấy cái nửa mà ai cũng thấy” như trước nữa mà giờ đây là một cái nhìn đầy trăn trở, suy nghiệm, đa chiều, vận động theo hướng đi gần với cuộc sống hơn. Chính vì vậy, cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về con người và cuộc đời trở nên đa dạng, phong phú và sâu sắc hơn.

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI

GIAI ĐOẠN SAU 1975

3.1 Ngôn ngữ trần thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn học Việt Nam từ sau 1975 nổi lên nhu cầu đổi mới “chất liệu”. Nếu như cái nhìn đậm chất sử thi ở giai đoạn trước đã tìm đến một ngôn ngữ giàu chất thơ thì cảm hứng thế sự ở giai đoạn này lại đòi hỏi ngôn ngữ góc cạnh, nhiều sắc thái đời thường.

Trong tác phẩm tự sự, trần thuật là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật. Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhân vật. Thu hẹp khoảng cách giữa truyện kể và những “chuyện” của hiện thực, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại trở nên gần gũi với ngôn ngữ đời sống hơn bao giờ hết. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn không còn là lời nói uy quyền, cao đạo nữa mà ở đây ngôn ngữ trần thuật với cách nhìn nhân vật như những người bình thường, gần gũi cho phép người trần thuật có thái độ thân mật, suồng sã với nhân vật: “Tác

giả không chỉ mô tả cái ngôn ngữ ấy, mà còn nói bằng ngôn ngữ ấy”

(Bakhtin).

Ngôn ngữ văn xuôi Nguyễn Khải là sự kết hợp khéo léo giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Nguyễn Khải đã “Nỗ lực đổi mới

ngôn ngữ văn xuôi” để ngôn ngữ văn chương gần với ngôn ngữ đời thường

hơn.

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật được sử dụng sáng tạo và đem lại hiệu quả nghệ thuật nhất định.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn khải giai đoạn sau 1975 (Trang 53)