Ngôn ngữ sắc sảo, tinh tế

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn khải giai đoạn sau 1975 (Trang 58)

8. Cấu trúc khóa luận

3.1.1.1.Ngôn ngữ sắc sảo, tinh tế

Từ lâu Nguyễn Khải đã được chú ý bởi cái độc đáo của cá tính sáng

tạo. Nhà văn đã sớm định hình cho mình một phong cách riêng và ngày càng tỏ ra có bản lĩnh nghệ thuật. Với truyện ngắn của ông giai đoạn sau năm 1975,

Nguyễn Khải đã thể hiện một lối viết với ngôn ngữ sắc sảo, tinh tế khi đi vào

tìm hiểu những vấn đề hiện thực của đời sống và con người.

Ngôn ngữ sắc sảo tinh tế của nhà văn đã đi sâu vào miêu tả những xáo trộn của cuộc sống len lỏi vào từng mối quan hệ, từng gia đình, từng con người khiến cho bao gia đình tan nát trong cơn lốc xoáy của đồng tiền thời buổi kinh tế thị trường. Đàn bà là truyện ngắn hay của Nguyễn Khải viết về sự tan vỡ của một mái ấm gia đình. Với ngôn ngữ sắc sảo, tinh tế của nhà văn lựa chọn được những chi tiết để xoáy sâu vào sự đổ vỡ đó. Những tưởng mái ấm gia đình đó hạnh phúc với một người chồng - một cảnh sát hình sự, khỏe mạnh, đẹp trai; một người vợ đẹp, một đứa con khôn như niềm ghen tị của bao nhiêu bạn bè. Vậy mà chỉ thiếu tiền khiến cuộc sống trở nên tẻ nhạt, buồn thảm. Với ngôn ngữ sắc sảo, tinh tế nhà văn đã miêu tả cuộc sống gia đình hai người là thế giới. Lạc lõng. Trống rỗng. “Từ mấy năm nay, chị (người vợ) có

một gương mặt rất lạ, không vui, không buồn cũng không giận. Như mặt tượng. Vừa là vợ. Vừa là người lạ”. Với cách sử dụng những câu ngắn, những

từ mạnh, cùng với ngôn ngữ sắc sảo tinh tế, nhà văn đã lột tả được cái chán chường, mệt mỏi rã rời của gia đình ấy.

Bằng ngôn ngữ sắc sảo với ngòi bút biến chuyển linh hoạt Nguyễn Khải đã có dụng ý khi đưa chi tiết hai gia đình trong thế đối sánh: một bên là

gia đình người chiến sỹ công an và một bên là gia đình tên tội phạm Tích híp. Hai người vợ của hai gia đình ấy tạo nên hai tổ ấm khác nhau. Cuộc hôn nhân của gia đình Lưu (người chiến sỹ công an) tan vỡ vì người vợ không thể chấp nhận cuộc sống khó khăn. Trong khi đó, người vợ tên Tích híp lại sẵn sàng đứng ra che chắn cho chồng, tạo dựng niềm tin cho con. Từ ngôn ngữ sắc sảo, tinh tế của người kể chuyện tác giả để cho nhân vật của mình tự nghiền ngẫm và đưa ra nhận xét: “đàn bà đều tham tiền hám vui và cạn nghĩ như nhau cả”, nhưng khi gặp vợ tên Tích híp và chứng kiến cách hành xử của chị, anh ta phải thay đổi cách nhìn của mình: “lời nói dịu dàng, cung cách con nhà gia giáo mà chịu làm vợ một thằng tướng cướp ư? Vợ con như thế, trời đãi đến thế mà không chịu làm người đàng hoàng thật là uổng quá, là một thằng đàn ông ngu quá. Cũng như đã có những con đàn bà hết sức ngu…” [29, tr.477].

Cũng miêu tả về hạnh phúc gia đình trong truyện ngắn Nắng chiều, vẫn với cách sử dụng ngôn ngữ sắc sảo tinh tế nhà văn đã phát hiện ra những thay đổi trong tâm hồn những người già đang được hồi sinh vì tình yêu. Đó là câu chuyện của bà Bơ, một bà chị họ, “năm nhận lời xuất giá vừa chọn bảy chục

tuổi”. Ngòi bút nhà văn đã thực sự cảm phục, xúc động, trần trọng, nâng niu

hạnh phúc muộn mằn của tuổi già. Ngôn ngữ sắc sảo, tinh tế của ông đã phát huy tác dụng khi miêu tả những chi tiết trẻ thơ trong cuộc sống hồn hậu, ấm cúng của đôi vợ chồng già: “ông anh rể lom khom trên ghế cây gậy kẹp trong

đùi, vừa nhìn vợ làm cơm vừa kể chuyện đông tây kim cổ, chuyện vui và cả chuyện buồn, giọng kể ngọt ngào âu yếm còn bà vợ chạy lui chạy tới quay trước quay sau, hai bàn tay không lúc nào ngừng nghỉ chốc chốc lại quay về phía chồng hỏi một cách ngây thơ, một cách nũng nịu: “lại ra thế hả ông?”. “con người đẹp thế, tốt thế mà bạc phận ông nhỉ”” [29,tr.181].

Quả thật với ngôn ngữ sắc sảo tinh tế, một tâm hồn đôn hậu bao dung vì người già và một cái nhìn cuộc sống nhìn con người đằm thắm yêu thương,

Nguyễn Khải đã mang đến cho người đọc những xúc cảm thẩm mỹ sâu lắng

hơn, nhân văn hơn bởi những chi tiết tâm lý sâu sắc độc đáo.

Ngôn ngữ sắc sảo tinh tế của nhà văn còn thể hiện ở việc miêu tả những cảm xúc, tâm trạng và chiều sâu của thế giới nội tâm nhân vật. Mà qua ngôn ngữ, người đọc có thể hiểu được tính cách, cảnh ngộ, số phận, tâm lý nhân vật cũng như những chủ đích nghệ thuật mà tác giả muốn truyền đạt. Truyện ngắn

Ông cháu, Cái thời lãng mạn… đã thể hiện thành công ngôn ngữ sắc sảo tinh

tế đó của nhà văn. Đây là bước chân ra đi của một người ông tự cảm thấy mình già yếu và đã trở thành gánh nặng cho đứa cháu mồ côi vừa tìm thấy việc làm ở chốn thành thị: “ông nó bước đi chân nhon nhót, đi một quãng lại

quay lại nhìn nó, miệng hơi cười” (Ông cháu). Ai có thể hiểu được nỗi lòng

đang nổi cuộn giông bão của người ông và nỗi lo rồi mai này ông sẽ chết vật chết vạ ở phương trời xa lạ nào!

Không chỉ có vậy ngôn ngữ sắc sảo tinh tế của nhà văn còn được thể hiện trong việc khắc họa nội tâm nhân vật. Nhân vật người bố trong truyện ngắn Luật trời là một nhân vật điển hình. Nguyễn Khải đã thâm nhập vào sâu của câu chuyện để có thể cảm thông với nỗi niềm đau đớn, dằn vặt của một đứa con hiếu thảo: mỗi lần bị ông bố say rượu đuổi đánh, nó “vẫn chạy nhưng

lần nào ông đuổi theo cũng bị vấp ngã, ngã rất đau nên lại không dám chạy”

để rồi sau đó lỡ tay mà “giết” chết bố mình. Ngòi bút của nhà văn đã đào sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật bằng những chi tiết đầy ám ảnh day dứt. Đồng thời với ngôn ngữ sắc sảo tinh tế nhà văn đã đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để phát hiện ra những giằng xé, day dứt, đau đớn của một lương tâm đang cắn rứt không yên trước tội lỗi của mình. Và đó chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn Nguyễn Khải.

Nguyễn Khải là nhà văn hiện thực tỉnh táo, vì thế sáng tác của ông rất ít

miêu tả thiên nhiên nhưng với ngôn ngữ sắc sảo tinh tế, những trang văn miêu tả thiên nhiên trong truyện ngắn của Nguyễn Khải là cái nhìn tinh tế đã giúp nhà văn soi chiếu vào thiên nhiên mà nhận ra hình ảnh và tâm trạng con người trong đó.

Trong truyện ngắn Lạc thời, có đến hai lần nhà văn miêu tả thiên nhiên cuối đông và thiên nhiên ấy được cảm nhận từ nhân vật ông Trắc dường như nó lạnh lẽo tê tái hơn cả: “giữa tháng chạp ta, trời tối sẫm cả ngày mưa nhỏ

cả ngày và gió lạnh thổi rát mặt (…) ngày mai có thể trời không mưa nhưng chắc sẽ lạnh lắm cái lạnh khô da mặt, da tay và chắc chắn chân sẽ sần lên nẻ ra.” [28,tr.212]. Và lời dự báo “ngày mai có thể trời không mưa nhưng chắc sẽ lạnh lắm” chứng tỏ thiên nhiên ở đây chứa đầy tâm trạng của ông cái giá

buốt, lạnh lẽo của thiên nhiên kia phải chăng là sự lạnh lẽo, tê tái, trống trải của lòng người.

Thiên nhiên trong truyện ngắn của Nguyễn Khải không chỉ mang vẻ

buồn tê tái mà đôi lúc thiên nhiên còn hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng. Đó là những trang văn ông viết về Hà Nội. Ngôn ngữ sắc sảo tinh tế trong cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải được thể hiện rõ nét trong những đoạn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội “dạo ấy cũng vào cuối thu, là mùa thu đẹp nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của Hà Nội, đạp xe dọc đường Nguyễn Du vào buổi chiều nhìn lên những tán lá cây vàng rực, vừa có chút nắng vừa có chút sương và gió thổi vào mặt đã hơi lạnh. Người như nhỏ lại, mặt đường như rộng ra và các biệt thự ẩn mình trong vòm cây trở nên cổ kính và bí ẩn…”(nghệ nhân của làng)

Như vậy là trong giai đoạn sau 1975 nghệ thuật trần thuật của Nguyễn

Khải đã có nhiều chuyển biến theo xu hướng đi gần với cuộc đời. Ngôn ngữ

sắc sảo tinh tế của ông giai đoạn này vừa có cái thâm trầm, nhân hậu của tuổi già, vừa có cái góc cạnh, trải đời của một người từng quen xông pha lăn lộn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nguyễn khải giai đoạn sau 1975 (Trang 58)