8. Cấu trúc khóa luận
2.3.1 Sự dịch chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác
Nguyễn Khải cho rằng văn học phải bắt nguồn từ đời sống, không thể
chỉ ngồi ở nhà mà viết lên tác phẩm hay được. Do đó, tác phẩm của ông là sự không ngừng tìm tòi, khám phá cái mới, cái bí ẩn của đời sống con người. Không những thế để tạo được hiệu quả tối ưu cho tác phẩm, Nguyễn Khải đã
lựa chọn và sáng tạo ra các hình thức tổ chức điểm nhìn mới. Đặc biệt là sự dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt từ điểm nhìn nhân vật này sang điểm nhìn nhân vật khác.
Đọc truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, người đọc còn cảm thấy hấp dẫn, lí thú do lối kể có nét mới lạ độc đáo của tác giả. Nhà văn luôn đặt vấn đề ở nhiều điểm nhìn và cách đánh giá khác nhau của người kể,của từng nhân vật. Trong truyện thường có sự chuyển vai linh hoạt, sự luân phiên điểm nhìn và ý thức từ người kể đến nhân vật, từ nhân vật này đến nhân vật khác trong việc thể hiện suy nghĩ trước vấn đề tác giả đặt ra. Ở Một người
Hà Nội, nhà văn đặt ra nhiều điểm nhìn, có sự luân phiên điểm nhìn ở các
nhân vật. Cùng bàn về một vấn đề cuộc sống của Hà Nội những năm đầu vừa giải phóng. Điểm nhìn của nhân vật Tôi đã bộc lộ tâm trạng của mình được sống năm đầu ở Hà Nội vừa giải phóng là vui, là “cực kì khoan khoái”. Nhưng để cái nhìn khách quan hơn, tác giả đã dịch chuyển điểm nhìn, trao điểm nhìn cho nhân vật của mình để nhân vật tự nói ra, tự đánh giá các khía cạnh, các góc khuất của cuộc sống. Điểm nhìn đó là điểm nhìn của cô Hiền hay điểm nhìn của chị Vú. Ở điểm nhìn của nhân vật cô Hiền, một người phụ nữ Hà Nội vốn sống trong khuôn phép thì vui nhưng: “chính phủ can thiệp
vào việc của dân quá, nào phải tập thể dục buổi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ buổi tối vợ phải sống ra sao, trai gái phải yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công xá cho kẻ ăn ngưởi ở”. Ở điểm nhìn và cách đánh giá của chị
Vú, người làm công thì chị lại cho rằng: “cách mạnh gì toàn để ý đến những
chuyện lặt vặt”. Có khi ý thức suy nghĩ, quan điểm của nhân vật như có đối
thoại với người kể. Ví như khi cô răn dạy lũ trẻ: “chúng mày là người Hà Nội
thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Quan niệm này như được đặt trong sự đối thoại với quan niệm của
con cái theo thời bình là khó lắm”. Sự đối thoại về ý thức như thế tạo nên sự
thay đổi điểm nhìn linh hoạt làm cho khoảng cách giữa người kể và các nhân vật trở nên gần gũi. Cách kể sự việc dưới nhiều góc nhìn, điểm nhìn về cuộc sống, con người Hà Nội ở một giai đoạn mới của xã hội giúp cho người đọc hiểu được tâm tư, tình cảm cách nghĩ và đời sống tinh thần của họ. Sự việc được kể vì thế khách quan hơn đồng thời cách kể cũng trở nên linh hoạt, sinh động, hấp dẫn chứ không đều đều nhàm chán.
Truyện ngắn Một người Hà Nội từ sự dịch chuyển điểm nhìn đã cho
thấy những giá trị của một Hà Nội ngàn năm xuất phát từ những con người - những hạt bụi vàng của thủ đô ngàn năm văn hiến. Nhưng ngòi bút của
Nguyễn Khải còn đi vào khám phá một khía cạnh nữa của cuộc sống, đó là
hạnh phúc của những người đã vào lúc “xế bóng” của cuộc đời. Truyện Nắng
chiều đã thể hiện rõ sự dịch chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật
khác. Cũng thương cảm xót xa nhưng cũng vui mừng cho hạnh phúc muộn mằn của chị Bơ (Nắng chiều) mỗi nhân vật lại có một cách nhìn khác về hạnh phúc của chị mình lúc “xế bóng”. Điểm nhìn của nhân vật cậu em khi nói về việc ông Phúc chồng bà Bơ bị ngã phải nằm viện, bà Bơ chăm sóc thì cho rằng đó là cái “nghiệp báo nặng nề của chị Bơ một đời người vất vả, đã nghĩ
về già được thảnh thơi chút ít lại lẩm cẩm đi rước một người đàn ông xa lạ về hầu, cái số kiếp gì mà lại đen đủi đến thế” [29,tr.179]. Nhưng khi dịch chuyển điểm nhìn sang nhân vật chị Đại, người đọc lại nhận thấy một cái nhìn khác về “cái nghiệp báo nặng nề” đó. Ở điểm nhìn của chị, chị lại có một lối suy nghĩ, một cách hiểu khác. Chị Đại cho rằng: “một đời bà Bơ có cái gì là
riêng của mình đâu, đến một thằng đàn ông của riêng mình cũng không có. Bay giờ bà ấy có một ông chồng, là của riêng bà ấy…” [29, tr.179]. Và quan
bà Bơ trực tiếp nói ra, nhưng qua lời kể của tác giả người đọc có thể nhận ra điều ấy: “Bà lão trẻ hẳn lại, vui hẳn lại có vẻ ham sống hơn trước”.
Sự dịch chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác còn được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm của Nguyễn Khải như: Sư già chùa Thắm
và ông đại tá về hưu, Mẹ và các con… Các tác phẩm này đều tạo được
những điểm nhìn nhân vật riêng từ đó các nhân vật tranh biện, đối thoại với nhau. Đó cũng là một nét nổi bật, một nét rất riêng thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Và có lẽ, sự dịch chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác đã tạo nên sự thú vị, hấp dẫn cho tác phẩm của Nguyễn Khải giai
đoạn sau 1975.