8. Cấu trúc khóa luận
3.1.2.1. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
Đối thoại chính là một đặc trưng của ngôn ngữ văn xuôi. Có thể thấy rõ điều đó bởi những đối thoại trong tác phẩm thường đem đến cho người đọc những tình huống bất ngờ và tạo được cảm giác thực của đời sống, khúc xạ qua lăng kính của nhà văn. Mặt khác ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng kể
trong việc khắc họa tính cách của nhân vật. Vì mỗi nhân vật được nhà văn quan niệm như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập.
Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thường được xây dựng
gắn với đối thoại. Đối thoại với tác giả - người kể chuyện, đối thoại với nhân vật khác và đối thoại với chính mình để tìm ra chân lí, cách hành xử ở đời. Do đó ngôn ngữ đối thoại của nhân vật xuất hiện đậm đặc trong truyện ngắn của
Nguyễn Khải.
Truyện ngắn Nguyễn Khải bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống, chính vì thế những đối thoại của nhân vật bao giờ cũng sống động, chân thực, góc cạnh. Nhà văn đã để cho nhân vật của mình tự do thoải mái trong đối thoại với nhau về tất cả mọi vấn đề của đời sống. Những cuộc đối thoại luôn diễn ra dồn dập, câu hỏi và lời đáp cứ tiếp nối khiến ngôn ngữ nhân vật cuộn xoắn, kết chuỗi tạo tâm lý và sức lôi cuốn với độc giả.
Trước hết ngôn ngữ đối thoại của nhân vật thể hiện những căng thẳng dồn nén, những bất đồng quan điểm của cách nghĩ, cách hành xử trong cuộc sống này. Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Đổi đời đã thể hiện rõ nét
quan điểm này: “ông đang viết lách gì mà ốm thế?”. Con gái đưa mắt nhìn
mẹ, mẹ đưa mắt lườm nhẹ nhìn chồng: “lúc nào chả đang viết, viết một đời mà vợ con có nhìn thấy đồng tiền, phân bạc nào, tiếng tăm cũng không có” con gái vừa cười vừa bảo: “bố cháu viết “Bôn” quá nên bọn trẻ không thích đọc”. Bà vợ nói thêm: “viết chính trị lắm, chả có tí tình cảm nào, tôi chỉ đọc được vài dòng là bỏ”. Tôi nói đỡ cho bạn: “tôi cũng viết chính trị lắm, cũng khô lắm cùng một khuôn với ông nhà mà”. Chị Tần nói ráo hoảnh: “vậy phải đổi cách viết đi”…anh Tần lấy thuốc ra hút nói đủng đỉnh: “lương nhà nước vẫn đủ sống ngày hai bữa cơm rau”. Bà vợ buông đũa nhìn hằm hằm: “thế vợ con ông bỏ đói à?” anh Tần vẫn nói bằng giọng trễ nải: “vợ có lương hưu con cái đã trưởng thành, chả ai phải nuôi ai cả”. Bà vợ quên phắt luôn ông
khách mời hét lên: “thế thì giải tán gia đình đi”. Anh Tần cười mệt mỏi: “giải tán thì đi đâu bây giờ”. [28,tr.289]
Qua cuộc đối thoại đầy kịch tính của các nhân vật với những lời đối thoại rời rạc, gay gắt trong khi mục đích đối thoại của vợ, con gái là hướng đến một sự phê phán lối sống và cách viết của chồng, của cha và chờ đợi một sự thay đổi. Còn người chồng thì cứ né tránh dửng dưng bất hợp tác trong mục đích giao tiếp. Qua đoạn đối thoại trên, người đọc như nhận thấy rõ ngôn ngữ của từng nhân vật. Ngôn ngữ của người vợ thì gay gắt, chua ngoa của một người đàn bà luôn nghĩ đến tiền, đến danh. Ngôn ngữ của nhân vật người con gái thì hiện đại với kiểu dung từ: “bố cháu viết “Bôn” quá”. Còn ngôn ngữ nhân vật tôi với địa vị một người khách thì ở mức độ nhã nhặn xã giao. Ngôn ngữ nhân vật Tần thì bất cần, không muốn hợp tác. Như vậy, nhà văn đã rất thành công khi lột tả được đặc trưng của từng ngôn ngữ nhân vật làm cho lời thoại của ngôn ngữ nhân vật càng thêm sống động.
Ngôn ngữ nhân vật còn thể hiện trong những cuộc đối thoại làm nổi bật nỗi trăn trở suy tư của nhà văn về thời cuộc:
“Anh Hợp hỏi tôi: - Sắp tới định viết gì?
- Nhiều chuyện để viết lắm nhưng chả muốn viết. - Sao thế?
- Một đời tôi viết văn để bán cho nhà nước, nay cái nhà xuất bản của nhà nước không mua thì bán cho ai? Hợp hơi cười.
- Cậu nên nghĩ lại lời mời của thằng Thụy. Bọn nó làm ăn đứng đắn đấy.
- Tôi cũng biết thế chứ. Nhưng các nhà triệu phú mới có cho phép tôi
án cách sống nào đó một cách làm ăn nào đó trong bọn họ mà tôi không thuận mắt …
- (…)
- Để tôi nghĩ lại đã, nếu không còn cách nào khác để thoát khỏi cái đói thì tôi phải nghĩ lại lời mời của họ thật”. (Người kể chuyện thuê) [28,tr.72 –
73].
Ở đây, ngôn ngữ nhân vật thông qua đối thoại đã thể hiện rõ những băn khoăn trăn trở của nhân vật về cuộc sống, về cách sống ở đời.
Qua cuộc đối thoại của nhân vật ông Hai và Người kể chuyện chúng ta thấy rõ được cách nhìn nhận, cách nghĩ của từng nhân vật về cuộc sống.
“- Đêm bác ngủ có được ngon không? – tôi hỏi
- Ngủ rất say ông ạ, ăn rất khỏe ngủ rất say, còn lâu tôi mới chết được.
- Muốn sống mới khó chứ muốn chết có gì là khó.
- Ông nói rất đúng nhưng với tôi thì sống cũng khó mà chết cũng khó. Đã mấy lần rập rình định chết nhưng tới lúc quyết định lại có bao nhiêu lí lẽ để cần sống. Vả lại, một số phận dầu khốn khổ đến thế nào cũng chẳng thế kéo dài đến mãi mãi, cũng phải có lúc được kết thúc, phải không thưa ông? ”[29, tr.157]. Qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, nhà văn đã thể hiện sự
trải nghiệm, cùng với cuộc đời sóng gió của nhân vật.
Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật được nhà văn sử dụng rất nhiều trong tác phẩm của mình. Đó là cuộc đối thoại của nhân vật cậu em với chị Đại về hạnh phúc của chị Bơ trong Nắng chiều; là đối thoại của cậu em – nhân vật người kể chuyện với bà Hiền về việc các em đi lính trong Một người Hà Nội . .. Rõ ràng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đã trở thành một đặc điểm nổi bật trong việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật của nhà văn. Có thể nói các cuộc đối thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975 là những cuộc
tượng của đời sống để từ đó nhân vật hiểu và chiêm nghiệm về cuộc đời. Đặc điểm này phù hợp với quan niệm văn chương của Nguyến Khải: “tôi thích cái
hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn…”