Giải pháp tăng lợi nhuận ròng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 74)

- Đa dạng hóa sản phẩm nhằm tăng doanh thu ngoài hoạt động tín dụng đặc biệt chú trọng tới việc đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ tƣ vấn, chi lƣơng cho các doanh nghiệp có nhu cầu, dịch vụ khấu trừ tự động…

- Đẩy mạnh doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động đầu tƣ và các hoạt động kinh doanh khác.

- Thế mạnh của Ngân hàng là có nguồn vốn huy động lớn từ các khách hàng chiến lƣợc cho nên Ngân hàng cũng cần quan tâm thƣờng xuyên, tạo mối quan hệ tốt đẹp đối với các khách hàng cũ, thực hiện các chƣơng trình quà tặng cho khách hàng lớn có nhƣ vậy chúng ta mới giữ chân đƣợc các khách hàng truyền thống mà còn thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng thông qua sự giới thiệu của các khách hàng cũ. Từ đó đẩy mạnh doanh thu, nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng.

5.2.4 Giải pháp làm giảm chi phí

- Tận dụng tối đa và bảo quản trang thiết bị cơ sở vật chất để giảm chi phí mua sắm và sửa chửa khấu hao

- Hạn chế tối đa các khoản chi nội bộ, tránh sử dụng lãng phí vật liệu, giấy tờ, văn phòng phẩm khác,…

Chƣơng 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong giai đoạn 2011 – 2013, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp nhƣ: khủng hoảng nợ công và khủng hoảng chính trị tại một số quốc gia tăng, kim ngạch nhập khẩu ở một số nền kinh tế có xu huớng tăng cao hơn so với kim ngạch xuất khẩu… Truớc những làn sóng dó, một mặt nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh huởng không nhỏ và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Mặt khác, tiềm năng tăng truởng kinh tế nhanh của Việt Nam còn rất lớn, đồng thời việc tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng, việc thực hiện các chính sách thắt chặt tài khóa - tiền tệ để kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội sẽ tạo ra những cơ hội bứt phá, tăng tốc đối với những ai có tiềm lực, có tham vọng.

Trong môi truờng kinh doanh khó khăn nhiều và có thách thức lớn, nhƣng thực tiễn đã chứng minh rằng VIB Cần Thơ là ngân hàng luôn có khát vọng bứt phá, vƣơn lên đạt những đỉnh cao mới; là ngân hàng biết “biến khó khăn thành thuận lợi”, “biến thách thức thành cơ hội” để vuợt lên; là ngân hàng nhanh nhạy, linh hoạt, dám chịu trách nhiệm trong điều hành để thích ứng với tình hình khi có những biến động khó đoán định xảy ra.Từ dó, không ngừng tăng cuờng và nâng cao kết quả kinh doanh và năng lực quản trị rủi ro của mình.

Dựa trên thuớc đo lợi nhuận, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm qua là khá tốt, cụ thể nhu sau:

+ Huy động vốn: Tình hình huy động vốn của chi nhánh ngân hàng tại địa bàn TP. Cần Thơ ta thấy, với việc luôn đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và luôn tạo lòng tin cho khách hàng đã giúp nguồn vốn huy động của VIB Cần Thơ không ngừng tăng qua các năm và đạt mức tỷ trọng khá cao so với các ngân hàng khác trên địa bàn . Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng nhƣ đội ngũ công nhân viên luôn không ngừng phát phấn đấu trong các năm tới nhằm đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng của huy động lên 15% - 16%, tỷ trọng tiền gửi TCKT 80% trở lên.

+ Tín dụng: Có sự tăng trƣởng khá tốt, bên cạnh đó chất lƣợng tín dụng vẫn đƣợc đảm bảo khi tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ có tăng qua các năm nhƣng vẫn còn ở mức an toàn (trung bình 0,5%). Có thể thấy trong năm 2013, tuy tỷ lệ nợ xấu có tăng nhƣng tăng không quá nhanh và còn có khả năng giảm xuống bởi VIB Cần Thơ đã có nhiều giải pháp quản lý tín dụng khá hiệu quả.

+ Thu nhập: ở các năm 2011, 2012 và 2013 có xu hƣớng tăng giảm không đều, giá trị doanh thu luôn đạt thấp nhất ở năm 2012 và tăng ở năm 2013, cụ thể: năm 2012: Đây là thời gian nền kinh tế nƣớc ta chịu ảnh hƣởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mức doanh thu ở năm 2012 sụt giảm rõ rệt so với năm 2011, năm 2012 đạt 140.911 triệu đồng nhƣng lại giảm 27.157 triệu đồng tƣơng đƣơng 16,16% so với cùng kỳ năm 2011, sang năm 2013 có sự tăng trƣởng trở lại đạt 145.251 triệu đồng.

+ Chi phí: Đi cùng với diễn biến của thu nhập thì chi phí cũng có tốc độ tăng khá nhanh. Trong cơ cấu chi phí của ngân hàng, khoản chi cho trả lãi tiền vay chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hƣớng tăng dần qua các năm.

Nhƣ vậy có thể nói, các năm qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Hiện nay ngân hàng cũng đang nỗ lực trong việc tìm ra và áp dụng những biện pháp tích cực nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại nêu trên để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Trong thời gian tới đây, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn thử thách từ tác động của yếu tố cạnh tranh của các TCTD và cũng nhƣ những tác động tiêu cực do nền kinh tế vĩ mô trong thời kỳ chống lạm phát và hậu lạm phát gây ra. Tuy nhiên, với kinh nghiệm đƣợc tích luỹ từ nhiều năm cùng với tinh thần trách nhiệm cao độ, trình độ nghiệp vụ cao cũng nhƣ khả năng phân tích thị trƣờng sâu sắc và chính xác, cùng với khả năng thông hiểu khách hàng của Giám đốc cùng với toàn bộ cán bộ nhân viên ngân hàng. Tin chắc rằng, với sự phấn đấu không ngừng đó của ngân hàng cùng với sự phối hợp giúp đỡ của Chính phủ dựa trên nền tảng kinh tế vững mạnh có sự điều hòa của Ngân hàng nhà nƣớc sẽ ngày một phát triển và đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, xem xét và giải quyết nhanh hồ sơ tín dụng từ đó tiết kiệm đƣợc thời gian và tài sản của xã hội sẽ luân chuyển nhanh hơn.

- Phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng, từ đó đƣa các khoản nợ đang theo dõi ngoại bảng sau khi thu hồi vốn đƣợc bổ sung vào nội bảng, tăng tiềm lực tài chính của Eximbank.

- Xử lý dứt điểm các món nợ cố tình dây dƣa không chịu trả nợ nhằm ngăn chặn tình trạng chây lì lây lan tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng tín dụng và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình tại địa phƣơng.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Hội sở và Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam

- Cần có các chính sách thích hợp để thị trƣờng chứng khoán nƣớc ta phát triển mạnh và sôi động hơn nữa nhằm làm giảm sức ép lên ngân hàng trong việc cấp vốn hoạt động cho doanh nghiệp.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra hoạt động tín dụng tại các tổ chức tín dụng, bồi dƣỡng đội ngũ chuyên viên thực hiện công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà Nƣớc.

- Ngân hàng Hội Sở nên tăng cƣờng kiểm soát chi phí hoạt động, khuyến khích tiết kiệm chi phí, hạn chế tối đa các khoản chi phí bất hợp lý.

- Tăng cƣờng phát triển các hoạt động phi tín dụng.

- Tăng cƣờng các công tác đào tạo, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng, trình độ quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng của Ban lãnh đạo, đồng thời tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh doanh với thị trƣờng tài chính tiền tệ nƣớc ngoài.

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS.Thái Văn Đại, 2010. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại, NXB Đại Học Cần Thơ.

2. ThS.Nguyễn Thanh Nguyệt, Ths.Thái Văn Đại, 2010. Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Cần Thơ.

3. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, 2006. Quản trị Ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội. 4. T.S Bùi Văn Trịnh, 2013. Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại Học Cần Thơ. 5. Phan Thị Thu Hà và cộng sự, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)