* Phân tích khách hàng:
- Khi đánh giá khách hàng, CBTD cần phân tích kỹ những khía cạnh nhƣ: năng lực tài chính của khách hàng, năng luật pháp lý của doanh nghiệp vay vốn, năng lực quản lý và trình độ chuyên môn hiểu biết của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp, phân tích tính khả thi của phƣơng án vay vốn. Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm tạo ra các tuyến phòng thủ đối với rủi ro của ngân hàng. Bởi khi có đánh giá khách hàng một cách chính xác thì mới biết đƣợc
khả năng hoàn trả nợ của họ và từ đó có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn cho vay hay không cho vay.
- Ðối với truờng hợp khách hàng sử dụng vốn vay không có hiệu quả do nguyên nhân khách quan thì ngân hàng nên gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Ngân hàng cần có chính sách cụ thể, mạnh dạn phối hợp cùng khách hàng trong công tác tái cơ cấu nợ. Ðiều đó có tác dụng động viên, khuyến khích khách hàng và tạo nguồn cho khách hàng trả nợ tốt hon.
- Cần xác định kỳ hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ đuợc điều chỉnh phù hợp với thời gian khách hàng có nguồn thu nhập trả nợ để tránh việc khách hàng sử dụng thu nhập vào mục đích khác.
- Ngân hàng phải thuờng xuyên phân loại các khoản nợ để đề ra biện pháp thu hồi, xử lý phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, từng khoản vay.
* Nâng cao chất lượng và trình độ chuyên môn của CBTD
- Tăng cuờng việc kiểm tra, giám sát đối với công tác thẩm định cho vay nhằm tránh tiêu cực, không minh bạch trong công tác thẩm định; song song với việc bồi duỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lẫn phẩm chất đạo đức cho các cán bộ kinh doanh.
- Ðẩy mạnh công tác dự báo, phòng ngừa rủi ro tín dụng, để thực hiện đuợc điều này các cán bộ kinh doanh cần thực sự thuờng xuyên bám sát địa bàn quản lý, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của khách hàng, tránh tình trạng bị động trong quản lý rủi ro tín dụng. Song song đó, Ngân hàng cần tổ chức thi đua công tác tốt, khen thuởng đúng lúc, kịp thời nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc tốt hơn. Phải có biện pháp khen thuởng hợp lý, rõ ràng; đồng thời nâng cao phúc lợi cho nhân viên. Có nhƣ vậy công việc mới đuợc hoàn thành một cách tốt nhất.
* Phân tán rủi ro tín dụng
- Lập quỹ dự phòng rủi ro đuợc coi là một trong những biện pháp quan trọng để tăng khả năng chống đỡ rủi ro, tạo ra nguồn bù đắp tổn thất trong truờng hợp có rủi ro xảy ra, giúp Ngân hàng có thể ổn định và phát triển đuợc hoạt động kinh doanh. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng phải theo đúng tỷ lệ quy định của NHNN và đƣa vào chi phí, tuy nhiên cũng phải phù hợp với kết quả hoạt động kinh doanh nếu không sẽ ảnh huởng đến lợi nhuận của chi nhánh.
- NH không nên tập trung vốn vào một số ít khách hàng hoặc những khách kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, cho dù khách hàng đó, những lĩnh
vựa kinh doanh đó có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Do đó, NH cần tôn trọng giới hạn an toàn cho NHNN quy định. Ở Việt Nam, căn cứ quyết định 457/2005/QĐ – NHNN – Điều 8 quy định: Dƣ nợ đối với khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng.
- Bảo hiểm tín dụng: Là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dƣới các loại nhƣ: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện nay ở Việt Nam chƣa có bảo hiểm trực tiếp cho hoạt động tín dụng. Nhƣ vậy, NH có thể yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay hoặc mua bảo hiểm cho tài sản làm đảm bảo tín dụng.
- Thực hiện chính sách cho vay riêng biệt, phù hợp từng đối tƣợng, đảm bảo thủ tục nhanh gọn, chính xác. Cho vay ở đối tƣợng hợp tác xã mang tính an toàn cao hơn, nợ xấu qua các năm của đối tƣợng này bằng 0.
- Rà soát, lập kế hoạch trong việc thu hồi nợ quá hạn, cần xử lý nghiêm túc và quyết liệt đối với nợ quá hạn. Hạn chế việc gia hạn nợ khi thấy việc gia hạn không đem lại hiệu quả.
- Đối với các khoản nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tùy tình hình cụ thể mà ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn ngân hàng xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi đƣợc và khách hàng có thiện chí trả nợ nhƣng hiện tại chƣa có khả năng và cần thêm vốn. Khi đó ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không vƣợt quá chu ký sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẫm định thƣờng xuyên tham gia các khóa học nâng cao trình độ, khả năng thẩm định để giúp cán bộ thẩm định nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ hơn để cho việc thẫm định đạt hiệu quả cao hơn.
- Xử lý bằng quỹ dự phòng: Sử dụng quỹ dự phòng để loại trừ nợ xấu không thu hồi ra khỏi nội bảng.
- Thƣờng xuyên tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học đào tạo nâng cao chuyên môn, khả năng xét đoán cũng nhƣ kỹ năng soát xét hồ sơ tín dụng. Khuyến khích nhân viên làm việc không chạy đua thành tích, không vì lợi ích cá nhân bằng các chính sách phúc lợi, khen thƣởng.