Phân tích hoạt động sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 44)

Trong nền kinh tế lạm phát ngày càng cao nhƣ hiện nay, để kiềm chế lạm phát và các tác động tiêu cực của khủng hoảng Ngân hàng Nhà nƣớc đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và mục tiêu tăng trƣởng kinh tế đƣợc đặt lên hàng đầu. NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất và lƣu thông hàng hóa nhƣng nó góp phân phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ tài chính. Thông qua chức năng trung gian tài chính, Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động đƣợc phục vụ cho nghiệp vụ tín dụng của mình, nhằm mang lại hiệu quả trong việc huy động và sử dụng vốn huy động, bù đắp chi phí huy động và mang lại lợi nhuận. Tín dụng có nhiều nghiệp vụ nhƣ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán và cho thuê tài chính nhƣng cho vay là nghiệp vụ đƣợc thực hiện chủ yếu trong hoạt động tín dụng. Nhờ sự phát triển của hoạt động cho vay, đã giúp Ngân hàng có vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Hơn nữa thông qua hoạt động cho vay, NHTM có khả năng “tạo tiền” hay mở rộng lƣợng tiền cung ứng. Tuy nhiên hoạt động cho vay của Ngân hàng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nên Ngân hàng thƣờng áp dụng các nguyên tắc hoạt động và quản lý tiền vay một cách chặt chẽ.

Để hiểu rõ hơn về tình hình hình cho vay của ngân hàng, ta phân tích bảng 4.4 dƣ nợ cho vay của Ngân hàng VIB – Chi nhánh Cần Thơ dƣới đây:

Bảng 4.4: Tình hình dƣ nợ cho vay của VIB - chi nhánh TP. Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Theo thời gian 527.161 843.878 888.293 316.717 37,53 44.415 5,00 Ngắn hạn 474.445 717.297 861.176 242.852 33,86 143.879 16,71 Trung dài hạn 52.716 126.582 27.117 73.866 58,35 (99.465) (366,80) Theo thành phần kinh tế 527.161 843.878 888.293 316.717 37,53 44.415 5,00 Doanh nghiệp 321.410 574.592 710.097 253.182 44,06 135.505 19,08 Hộ sản xuất, cá nhân 125.689 91.588 95.356 (34.101) (37,23) 3.768 3,95 Thành phần khác 80.062 177.698 82.840 97.636 54,94 (94.858) (114,51)

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp VIB chi nhánh TP. Cần Thơ

4.2.1 Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn

Qua bảng số liệu 4.4 trang 33 ở trên ta thấy dƣ nợ của NH VIB Cần Thơ trong thời kỳ 2011-2013 có sự tăng truởng rất khả quan. Cụ thể là tính đến cuối năm 2011, dƣ nợ của Ngân hàng đạt mức 527.161triệu đồng, năm 2012 con số này đã tăng lên 843.878 triệu đồng ứng với số tuyệt đối tăng là 316.717 triệu đồng (+37,53%) so với năm 2011. Tình hình kinh tế xã hội năm 2012 trong nƣớc nói chung và tại địa bàn nói riêng đƣợc xem là một năm nhiều rủi ro và bất ổn. Để ổn định nền kinh tế vĩ mô và nhất là để kiềm chế lạm phát, chính phủ đã thức hiện chính sách kiểm soát cung tiền tệ chặt chẽ khiến cho sức cầu suy giảm. Với chính sách tiền tệ thắt chặt ấy thì các đối tƣợng đi vay rất khó có thể tiếp cận nguồn vốn với lãi suất cao, vì thế trong năm 2012 chính phủ đã 6 lần hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, phổ biến trong khoảng 9-12%/năm đối với các lĩnh vực ƣu tiên và 13-15%/năm đối với các lĩnh vực khác. Mặc khác, bộ phận tín dụng của NH VIB Cần Thơ đã chủ động phối hợp với khách

hàng vay rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất - kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phƣơng án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng nên năm 2012 doanh số cho vay cũng nhƣ dƣ nợ của NH VIB Cần Thơ đã tăng lên so với năm 2011.

Ðến năm 2013 thì dƣ nợ của VIB tiếp tục tăng với con số tăng là 44.415 triệu đồng (+5%) so với năm 2012. Năm 2013 vẫn còn là một hết sức khó khăn đối với hệ thống ngân hàng nói chung cũng nhƣ đối với VIB Cần Thơ nói riêng, đầu năm khách hàng vẫn còn kêu lãi suất cao, điều kiện cho vay khắt khe, chính phủ luôn đặt áp lực phải giảm nhanh lãi suất, tăng trƣởng tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhƣng cũng lại đặt ra nhiệm vụ đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Điều đó cho thấy Ngân hàng cũng đã đã rất cố gắng trong việc tăng trƣởng dƣ nợ cho vay trong năm 2013.

Dƣ nợ ngắn:

Dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao – trên 85% trong tổng dƣ nợ (hình 4.2). Từ năm 2011 - 2013, dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng đều có xu hƣớng tăng nhanh, đáng kể là năm 2012, dƣ nợ khoản cho vay này tăng tới 242.852 triệu đồng – tƣơng đƣơng 33,86 % so với năm 2011. Ðạt đuợc tỷ lệ tăng nhƣ vậy là do ngân hàng không ngừng tăng qui mô tín dụng đặc biệt là đối với các khoản vay ngắn hạn trong năm 2012. Danh mục đầu tƣ của Ngân hàng tập trung vào tài trợ cho vay vốn lƣu động khá nhiều vào các nhu cầu dịch vụ, buôn bán, tiêu dùng, bổ sung vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng trong địa bàn TP Cần Thơ. Nguyên nhân xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tƣ trung dài hạn mà các tác nhân chủ yếu là tình hình tăng trƣởng và lạm phát. Khi cho vay trung và dài hạn nghĩa là ngân hàng phải gắn kết trong thời gian dài với doanh nghiệp, muốn vậy dự án kinh doanh doanh nghiệp đó phải khả thi, hiệu quả tốt, độ an toàn cao và bản thân doanh nghiệp phải có uy tín với ngân hàng đƣợc ngân hàng tín nhiệm vì thế rủi ro mang lại ở cho vay trung và dài hạn sẽ cao nếu không quản lý tốt khâu thẩm định dự án trƣớc khi cho vay. Còn các khoản cho vay ngắn hạn thì có thời gian thu hồi vốn nhanh, rủi ro thấp. Tất cả những điều trên làm cho ngân hàng luôn dè dặt với các khoản cho vay trung và dài hạn mà chỉ tập trung nhiều vào ngắn hạn. Tuy vậy Chi nhánh cũng cần phải duy trì và tìm kiếm các khoản mục cho vay trung và dài hạn để đáp ứng cho những nhu cầu vay vốn đầu tu mới; mua, xây dựng, sửa chữa nhà cửa; mở rộng sản xuất kinh doanh cho các khách hàng và giúp cân đối trong cho vay của Ngân hàng

Nguồn: Phòng tín dụng NH VIB Cần Thơ

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn của VIB Cần thơ giai đoạn 2011 -2013

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn: Bảng 4.4: Tình hình dƣ nợ cho vay của VIB - chi nhánh TP. Cần Thơ giai đoạn 2011-2013, khoản dƣ nợ này chiếm tỷ trọng không cao và ngày càng có xu hƣớng giảm dần. Đến năm 2013, dƣ nợ cho vay trung và dài hạn chỉ còn 27.117 triệu đồng, giảm 366,80 % so với năm 2012. Ða phần các khoản vay đối với loại khách hàng này thuờng đuợc chia làm nhiều đợt để trả, nên thời gian trả nợ thuờng kéo dài. Cũng nhƣ đã đề cặp ở trên, do trong năm 2012 và 2013 tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, ngân hàng đã hạn chế cho vay trung và dài hạn do rủi ro cao, khả năng thu hồi nợ thấp. Mặt khác, có thể là do cho vay dài hạn không nhiều trong các năm, thêm vào đó các món nợ vay dài hạn các năm trƣớc đến hạn phải trả nên dƣ nợ dài hạn giảm xuống.

4.2.2 Phân tích tình hình dƣ nợ theo ngành kinh tế

Dƣ nợ theo thành phần kinh tế thì ngân hàng tập trung vào nhóm khách hàng là hộ sản xuất, cá nhân, doanh nghiệp nhà nƣớc và một số thành phần kinh tế khác, trong đó nhóm khách hàng Doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất do đây là khách hàng chủ lực của Ngân hàng. Tình hình chung giai đoạn 2011 – 2013, dƣ nợ của các thành phần của VIB – Chi nhánh Cần Thơ liên tục tăng qua các năm. Ðạt đƣợc kết quả nhƣ trên do hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay bổ sung vốn lƣu động, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó quy mô của ngân hàng ngày càng mở rộng, cán

bộ công nhân viên ở ngân hàng tích cực tiếp thị cho vay nhằm tăng doanh số cho vay nên dƣ nợ ngày càng tăng. Nhờ đa dạng hóa đối tuợng khách hàng, mở rộng thị truờng mục tiêu, thu hút đƣợc khách hàng mới, giữ đuợc khách hàng cũ với hạn mức cấp tín dụng cao nên đã nâng cao tỷ lệ tăng truởng dƣ nợ, dần đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế ngày càng lớn hơn.

Doanh nghiệp Hộ sản xuất, cá nhân

Thành phần khác

Nguồn: Phòng tín dụng VIB Cần Thơ

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu dƣ nợ theo ngành kinh tế của VIB Cần thơ giai đoạn 2011 -2013

Từ bảng số liệu 4.4 trang 33 ta thấy đƣợc sự tăng trƣởng của tổng dƣ nợ trong năm 2012 và 2013 là do sự tăng trƣởng của ngành chủ chốt là thành phần khách hàng là doanh nghiệp tăng 135,505% so với năm 2011 và 19,08% so với năm 2012 và luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 60%. Dƣ nợ tăng đối với loại hình doanh nghiệp là do nhu cầu về xây dựng mặt bằng kinh tế cho thành phố, một số doanh nghiệp tổ chức sắp xếp lại sản xuất thiết bị, công nghệ, tăng thêm năng lực sản xuất mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, tăng chất lƣợng hàng hóa, nâng dần sức cạnh tranh trong và ngoài nƣớc làm cho dƣ nợ của các đơn vị này càng tăng. Dƣ nợ cá nhân, năm 2012 dƣ nợ cá nhân giảm 32,23% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 21% dƣ nợ 2011, thời gian này do tình hình kinh tế nhiều biến động, nên ngƣời dân rất thận trọng trong việc vay tiêu dùng hay bất động sản từ đó dƣ nợ cá nhân cũng ảnh hƣởng theo. Đến năm 2013 dƣ nợ tăng 3,9%. Nguyên nhân làm cho dƣ nợ cá nhân tăng là do đời sống nhân dân dần đƣợc cải thiện và nâng cao hơn, nhu cầu về nhà cửa kiên cố, các thiết bị sinh hoạt tiện nghi tăng lên nên cần có

nguồn vốn để đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt của mình. Dƣ nợ theo các thành phần khác: năm 2011 dƣ nợ thành phần khác đạt 80.062 triệu đồng

sang năm 2012 đạt 177.698 triệu đồng tăng 97.636 triệu đồng tƣơng đƣơng 54,94% so với năm 2011, Nguyên nhân là do chƣơng trình hỗ Nguyên nhân là do chƣơng trình hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, mà các thành phần này chủ yếu là công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và công ty cổ phần.

4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIB – CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2011, 2012 VÀ 2013 VIB – CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2011, 2012 VÀ 2013

4.3.1 Phân tích tình hình doanh thu của Ngân hàng

Doanh thu là yếu tố đầu tiên ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng. Cũng nhƣ các NHTM khác, VIB sử dụng nguồn vốn của mình vào các hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tƣ, hoạt động dịch vụ... nhằm mang lại thu nhập cao góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về tình hình thu nhập qua các năm, ta phân tích bảng 4.5 tình hình thu nhập của VIB giai đoạn 2011-2013.

Thu nhập từ HĐTD: Do hoạt động tín dụng là hoạt động cốt lõi tạo nên thu nhập cho VIB nên thu nhập từ HĐTD qua các năm của ngân hàng luôn lớn hơn so với thu nhập ngoài HĐTD. Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập năm 2012 giảm mạnh tới 16,16% so với năm 2011. Thu nhập năm 2013 tăng nhẹ chủ yếu là do sự tăng lên của thu nhập từ HĐTD. Trong thu nhập từ HĐTD gồm có thu từ lãi thu

- Thu khác từ HĐTD: là nguồn thu từ các hoạt động nhƣ chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán và nghiệp vụ bảo lãnh. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sức ép cạnh tranh với các tổ chức tài chính khiến các hoạt động truyền thống nhƣ tín dụng cho vay của các ngân hàng không còn là sự sở hữu độc quyền của ngân hàng nữa. Vì vậy ngân hàng không ngừng đổi mới và nâng cao chất lƣợng các nghiệp vụ khác ngoài các nghiệp vụ truyền thống để tăng doanh thu từ những hoạt động này lên. Tuy chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong doanh thu từ HĐTD nhƣng sự tăng giảm doanh thu từ các hoạt động này cũng ảnh hƣởng một phần đến tổng doanh thu từ HĐTD. Qua bảng 4.5 ta thấy tình hình thu khác từ HĐTD đều giảm qua các năm năm 2012 312 triệu đồng tƣơng đƣơng 19,68% so với năm 2011, năm 2013 giảm 451 triệu đồng tƣơng đƣơng 35,43% so với 2012.

Bảng 4.5: Tình hình doanh thu của VIB - chi nhánh TP. Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp VIB chi nhánh TP. Cần Thơ

Chỉ Tiêu Năm CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu từ HĐTD 158.144 135.801 140.670 (22.343) (14,13) 4.869 3,59 Thu khác từ HĐTD 1.584 1.272 821 (312) (19,68) (451) (35,43)

Thu lãi cho vay 156.561 134.529 139.849 (22.032) (14,07) 5.320 3,95

Doanh thu ngoài HĐTD 9.924 5.110 4.581 (4.814) (48,51) (529) (10,35)

Thu HĐ dịch vụ 2.603 2.031 2.480 (573) (21,99) 449 22,09

Thu HĐKD khác 346 312 439 (34) (9,83) 127 40,58

Thu khác 6.974 2.767 1.662 (4.207) (60,33) (1.104) (39,91)

- Thu lãi cho vay: Là nguồn thu chính và chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng nguồn thu từ HĐTD và cả trong tổng doanh thu của VIB. Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận, chỉ có lãi suất thu đƣợc từ cho vay mới bù nổi chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, ch

i phí thuế các loại và chi phí khác. Phần lãi vay sau khi thanh toán các khoản chi phí dƣ ra sẽ đƣa vào lợi nhuận của Ngân hàng. Tình hình chung nguồn thu từ lãi cho vay là giảm nhẹ qua năm 2012 và tăng vào năm 2013. Cụ thể nhƣ sau: năm 2011 thu từ cho vay đạt 156.561 triệu đồng sang năm 2012 còn 134.529 triệu đồng giảm 22.032 triệu đồng tƣơng đƣơng 14,07% so với năm 2012. Nguyên nhân là do NHNN ban hành thông tƣ số 21/2012/TT-NHNN quy định về các khoản tiền gửi mới với lãi suất và kỳ hạn phát sinh sau ngày 01/09/2012 đƣợc phân loại là cho vay các tổ chức tín dụng khác,tuy nhiên sang năm 2013 tình hình doanh thu khả quan hơn doanh thu từ cho vay tăng 3,95% so với 2012. Nguyên nhân là do vào năm 2012, nền kinh tế giai đoạn này gặp nhiều khó khăn nhƣ: tình trạng bất ổn của thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản đóng băng dẫn đến ảnh hƣởng một số lĩnh vực nhƣ xây dựng, các ngành công nghiệp. Vì vậy để hạn chế rủi ro, Ngân hàng thƣờng tập trung vào cho vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lƣu động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh có nhu cầu ngắn hạn hay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân và đang có chủ trƣơng giảm doanh số cho vay trung – dài hạn đồng thời thu hồi các khoản đã phát vay trƣớc đó. Vì thế thu thập của ngân hàng tăng lên từ các khoản cho vay vốn ngắn hạn và từ thu hồi các khoản đã phát vay trƣớc đó. Mặt khác, Ngân hàng không ngừng mở rộng hoạt động kiểm tra, đôn đốc thu lãi và các khoản nợ khi đến kỳ hạn, hạn chế các việc thu nợ kéo dài từ đó tạo nên nguồn thu từ lãi cho vay lớn cho ngân hàng

Thu nhập ngoài HĐTD: Là những khoản doanh thu từ hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tƣ hay hoạt động kinh doanh khác và các khoản thu khác. Ta đƣợc

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)