Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 38)

4.1.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN

Nguồn vốn là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của một ngân hàng. Bất cứ Ngân hàng thƣơng mại nào muốn tiến hành các hoạt động cho vay hay cung cấp các dịch vụ đều phải có một số lƣợng vốn đủ lớn để đảm bảo. Việc cân đối nguồn vốn nhƣ thế nào và nguồn vốn đƣợc sử dụng ra sao cũng có ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bất cứ đơn vị kinh doanh nào muốn hoạt động cũng phải có một nguồn vốn nhất định theo quy định. Có thể nói nguồn vốn là điều kiện cơ bản hình thành một đơn vị kinh doanh nói chung và Ngân hàng nói riêng. Hoạt động kinh doanh của VIB rất đa dạng, trong đó hoạt động tín dụng và huy động vốn là hai hoạt động chủ chốt giữ vai trò quan trọng nhất.Bên cạnh đó nguồn vốn là một nhân tố rất lớn ảnh hƣởng đến tình hình thu nhập của Ngân hàng, tác động đến lợi nhuận đạt đƣợc, nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động, vốn điều chuyển, vốn và các quỹ khác. Trong đó nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng nhất trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Nó có giúp ngân hàng chủ động, linh hoạt trong việc đầu tƣ và phát triển một cách tiết kiệm, hiệu quả

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của VIB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011- 2013 Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Vốn huy động 224.769 220.797 231.476 (3.972) (1,77) 10.679 4,84 Vốn điều chuyển 400.642 632.909 692.869 232.267 57,97 59.960 9,47 Tổng nguồn vốn 625.411 853.706 924.345 228.295 36,50 70.639 8,27

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp VIB chi nhánh TP. Cần Thơ

Vốn huy động Vốn điều chuyển

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp VIB chi nhánh TP. Cần Thơ

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của VIB Chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011-2013

- Vốn huy động: là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động từ các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác tại địa bàn hoạt động dƣới nhiều hình thức tiền gửi khác nhau.

Nhƣ ta đã thấy, trong 3 năm vừa qua, vốn huy động tại địa bàn của VIB luôn dƣới 40% tổng nguồn vốn cho nên Ngân hàng cần có sự hỗ trợ vồn diều chuyển từ Ngân hàng Hội sở. Tình hình này đƣợc thể hiện qua bảng tình hình nguồn vốn của VIB chi nhánh TP. Cần Thơ (bảng 4.1) .

Qua kết quả phân tích ở bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của VIB chi nhánh TP. Cần Thơ ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của VIB có sự biến động qua các năm, giảm nhẹ vào năm 2012 và tăng mạnh ở năm 2013 tăng 10.679 triệu đồng tƣơng đƣơng 4,84% so với năm 2012. Nguyên nhân là do sự gia tăng của một vài khoản mục trong đó có 3 khoản mục tăng đáng kể nhƣ tiền gửi các tổ chức kinh tế (tăng 7450 triệu đồng), tiền gửi các tổ chức dân cƣ (tăng 3159. triệu đồng) .Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn thì giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012 nguồn vốn huy động đạt 220.797 triệu đồng có tỷ trọng là 25,86% tổng nguồn vốn thấp hơn so với năm 2011 là 35,94% tổng nguồn vốn và năm 2013 là 25,04% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy tình hình huy động vốn năm 2012 không hiệu quả nên cần sự hỗ trợ nhiều hơn của vốn điều chuyển từ Ngân hàng Hội sở.

- Vốn điều chuyển: Là nguồn vốn vay từ ngân hàng hội sở, vốn điều chuyển nhằm đảm bảo nhu cầu cho vay của ngân hàng khi mà nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ.

Mặc dù vốn huy động tăng qua các năm nhƣng vẫn không đáp ứng đuợc nhu cầu tín dụng của ngân hàng, do đó vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2012 tăng mạnh so với 2011 từ 400.642 triệu đồng lên đến 632.909 triệu đồng, tăng 232.266 triệu đồng. Trong khi đó năm 2013 vốn điều chuyển là 692.869 triệu đồng, tăng 59.959 triệu đồng. Xét về tỷ trọng ta thấy rõ năm 2013 có tỷ trọng vốn điều chuyển cao nhất so với các năm là 74,96% tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn điều chuyển tuy đáp ứng cho Ngân hàng về nhu cầu vốn nhƣng không nên phụ thuộc quá nhiều vì nguồn vốn này sẽ mang lại chi phí sử dụng vốn cao hơn nguồn vốn huy động.

Công tác huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nó là cơ sở để ngân hàng có đƣợc một nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động cho ngân hàng trong quá trình hoạt động. Phần lớn nguồn vốn huy động đƣợc đƣa vào hoạt động tín dụng nên hiệu quả sử dụng vốn vào hoạt động tín dụng phản ánh phần nào hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng.

4.1.2 PHÂN TÍCH VỐN HUY ĐỘNG

4.1.2.1 Phân theo thành phần kinh tế

Cơ cấu nguồn vốn của một Ngân hàng TM bao gồm 3 thành phần: vốn huy động, vốn tự có, vốn đi vay và vốn khác. Trong đó, nguồn vốn huy động là nguồn vốn mạnh nhất, tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp nhƣng nó giữ vai trò duy trì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thông qua nguồn vốn huy

động Ngân hàng thực hiện đƣợc các công cụ sinh lời khác. Trong 3 năm vừa qua, hoạt động huy động vốn luôn đạt chỉ tiêu đặt ra do sự nổ lực không ngừng của VIB Cần Thơ trong công tác huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân, đảm bảo vốn huy động luôn chiếm trên 25% trong tổng nguồn vốn..Huy động vốn đƣợc chia ra huy động vốn theo thành phần kinh tế và huy động vốn theo theo kỳ hạn.Tình hình huy động vốn đƣợc phân tích thông qua bảng tình hình huy động vốn phân theo thành phần kinh tế của VIB chi nhánh TP. Cần Thơ (bảng 4.2).

Bảng 4.2 Tình hình vốn huy động phân theo thành phần kinh tế

Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Tiền gửi của

dân cƣ 73.448 75.817 78.976 2.369 3,23 3.159 4,17 Tiền gửi của

TCKT 146.020 141.550 149.000 (4.470) (3,06) 7.450 5,26 Tiền gửi của

các TCTD 3.290 3.430 3.500 140 4,26 70 2,04 Tổng vốn

huy động 224.769 220.797 231.476 (3.972) (1,77) 10.679 4,84

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp VIB chi nhánh TP. Cần Thơ

Huy động vốn theo thành phần kinh tế: Ngân hàng thực hiện huy động vốn từ tiền gửi cá nhân, tiền gửi từ TCKT và tiền gửi từ TCTD. Qua kết quả phân tích ở bảng 2 tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế của VIB chi nhánh TP. Cần Thơ ta thấy các loại tiền gửi ở các thành phần kinh tế tăng đều chỉ có tiền gửi từ TCKT có giảm nhẹ. Tiền gửi của của TCKT đạt con số lớn nhất. Đây là đối tƣợng huy động đầy tiềm năng cho ngân hàng. Tiền nhàn rỗi của dân cƣ nên vốn huy động từ nguồn này khá ổn định. Năm 2012 huy động vốn từ dân cƣ lên đến 3.159 triệu đồng, tăng mạnh 4,17% so với năm 2011. Tiền gửi từ TCKT ban đầu có chiều hƣớng giảm nguyên nhân là do ngày 03/03/2011, NHNN đã ban hành Thông tƣ số 02/TT-NHNN quy định trần lãi suất huy động VND của các TCTD là 14%. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND.

Cụ thể, lãi suất huy động VND có kỳ hạn dƣới 1 tháng đã giảm từ 6%/năm xuống 1,25%/năm, kỳ hạn từ 1 đến dƣới 12 tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 7%/năm điều đó đã làm cho tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm. Tuy nhiên vào năm 2013 tăng 7.450 chiếm 5,26% so với năm trƣớc. Đạt đƣợc điều đó là do trong thời gian qua ngân hàng luôn quan tâm và có những định hƣớng đúng đắn trong việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới bằng nhiều sản phẩm huy động, kỳ hạn huy động, và điều quan trọng hơn hết là ngân hàng luôn thay đổi lãi suất huy động phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích cho ngƣời gởi tiền. Cụ thể, bộ phận kinh doanh của của NH VIB Cần Thơ đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và phát triển các sản phẩm thẻ - thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ trả trƣớc nội địa, thẻ trả trƣớc quốc tế, hệ thống thanh toán POS. Các sản phẩm thẻ dành cho nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau với các tính năng của từng loại sản phẩm cũng khác nhau, cùng với sự nổ lực của tất cả các nhân viên đã tăng cƣờng công tác giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thẻ tại quầy giao dịch của đơn vị, kết hợp phƣơng pháp bán thêm và bán chéo sản phẩm,…nên làm cho 2 loại tiền gửi này tăng lên rất nhiều so với cùng kỳ. Ngoài ra, Ngân hàng không ngừng nâng cao chất luợng thanh toán, mở rộng các dịch vụ và sản phẩm công nghệ mới nhƣ nhận thanh toán tiền điện, nuớc và điện thoại qua tài khoản, thanh toán lƣơng tự động.

4.1.2.2 Phân theo thời hạn tín dụng

Huy động vốn theo thời kỳ: Ngoài phân loại huy động vốn theo thành phần kinh tế, VIB Cần Thơ còn phân loại theo thời hạn. Phân theo thời hạn có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng huy động cũng nhƣ thời gian phải hoàn trả khách hàng. Hình thức huy động vốn theo thời kỳ đƣợc phân thành tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Phần lớn vốn huy động đƣợc thuộc về tiền gửi có kỳ hạn, loại tìên gửi này luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn theo thời kì ta phân tích bảng 4.3 - Tình hình vốn huy động theo thời kỳ của VIB chi nhánh TP. Cần Thơ nhƣ sau:

Bảng 4.3: Tình hình vốn huy động phân theo thời kì Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tiền gởi không kỳ hạn 74.556 90.050 80.167 15.494 20,78 (9.883) (10,98) Tiền gởi có kỳ hạn 150.213 130.747 151.309 (19.466) (12,96) 20.562 15,73 Dưới 12 tháng 135.191 117.672 148.653 (17.519) (12,96) 30.981 26,33 Từ 12 – 24 tháng 9.013 10.460 2.596 1.447 16,05 (7.864) (75,18) Trên 24 tháng 6.009 2.353 60 (3.656) (60,84) (2.293) (97,45) Tổng vốn huy động 224.769 220.797 231.476 (3.972) (1,77) 10.679 4,84 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp VIB chi nhánh TP. Cần Thơ

Qua bảng (bảng 4.3) Tình hình vốn huy động theo thời kỳ của VIB chi nhánh TP. Cần Thơ ta thấy, năm 2013 số vốn huy động từ tiền gửi có kì hạn đạt đƣợc 151.309 triệu đồng chiếm 65,37 % tổng vốn huy động đƣợc năm 2013. Cụ thể hơn, Ngân hàng huy động đƣợc nguồn vốn cao nhất là từ tiền gửi dƣới 12 tháng, tiền gửi dƣới 12 tháng có tốc độ tăng trƣỏng khá nhanh chóng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các kỳ hạn còn lại. Bên cạnh tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mục đích để thanh toán của các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng và tiền gửi thanh toán trong thẻ ATM của khách hàng cá nhân vì vậy loại tiền gửi này không ổn định, có tính biến động lớn do khách hàng có thể rút bất cứ khi nào họ cần.Tốc độ tăng trƣởng của loại tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng không ngừng mặc dù nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.Với tốc độ tăng trƣởng khá cao này sẽ giúp ngân hàng tăng trƣởng tín dụng của mình để đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngƣời dân trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.

Qua bảng 4.3 tình hình huy động vốn của chi nhánh ngân hàng tại địa bàn TP. Cần Thơ ta thấy, với việc luôn đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và luôn tạo lòng tin cho khách hàng đã giúp nguồn vốn huy động của VIB Cần Thơ không ngừng tăng qua các năm và đạt mức tỷ trọng khá cao so với các ngân hàng khác trên địa bàn . Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng nhƣ đội ngũ công nhân viên luôn không ngừng phát phấn đấu trong các năm tới nhằm đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng của huy động lên 15% - 16%, tỷ trọng tiền gửi TCKT 80% trở lên.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN

Trong nền kinh tế lạm phát ngày càng cao nhƣ hiện nay, để kiềm chế lạm phát và các tác động tiêu cực của khủng hoảng Ngân hàng Nhà nƣớc đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và mục tiêu tăng trƣởng kinh tế đƣợc đặt lên hàng đầu. NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất và lƣu thông hàng hóa nhƣng nó góp phân phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ tài chính. Thông qua chức năng trung gian tài chính, Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động đƣợc phục vụ cho nghiệp vụ tín dụng của mình, nhằm mang lại hiệu quả trong việc huy động và sử dụng vốn huy động, bù đắp chi phí huy động và mang lại lợi nhuận. Tín dụng có nhiều nghiệp vụ nhƣ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán và cho thuê tài chính nhƣng cho vay là nghiệp vụ đƣợc thực hiện chủ yếu trong hoạt động tín dụng. Nhờ sự phát triển của hoạt động cho vay, đã giúp Ngân hàng có vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Hơn nữa thông qua hoạt động cho vay, NHTM có khả năng “tạo tiền” hay mở rộng lƣợng tiền cung ứng. Tuy nhiên hoạt động cho vay của Ngân hàng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nên Ngân hàng thƣờng áp dụng các nguyên tắc hoạt động và quản lý tiền vay một cách chặt chẽ.

Để hiểu rõ hơn về tình hình hình cho vay của ngân hàng, ta phân tích bảng 4.4 dƣ nợ cho vay của Ngân hàng VIB – Chi nhánh Cần Thơ dƣới đây:

Bảng 4.4: Tình hình dƣ nợ cho vay của VIB - chi nhánh TP. Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Theo thời gian 527.161 843.878 888.293 316.717 37,53 44.415 5,00 Ngắn hạn 474.445 717.297 861.176 242.852 33,86 143.879 16,71 Trung dài hạn 52.716 126.582 27.117 73.866 58,35 (99.465) (366,80) Theo thành phần kinh tế 527.161 843.878 888.293 316.717 37,53 44.415 5,00 Doanh nghiệp 321.410 574.592 710.097 253.182 44,06 135.505 19,08 Hộ sản xuất, cá nhân 125.689 91.588 95.356 (34.101) (37,23) 3.768 3,95 Thành phần khác 80.062 177.698 82.840 97.636 54,94 (94.858) (114,51)

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp VIB chi nhánh TP. Cần Thơ

4.2.1 Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn

Qua bảng số liệu 4.4 trang 33 ở trên ta thấy dƣ nợ của NH VIB Cần Thơ trong thời kỳ 2011-2013 có sự tăng truởng rất khả quan. Cụ thể là tính đến cuối năm 2011, dƣ nợ của Ngân hàng đạt mức 527.161triệu đồng, năm 2012 con số này đã tăng lên 843.878 triệu đồng ứng với số tuyệt đối tăng là 316.717 triệu đồng (+37,53%) so với năm 2011. Tình hình kinh tế xã hội năm 2012 trong nƣớc nói chung và tại địa bàn nói riêng đƣợc xem là một năm nhiều rủi ro và bất ổn. Để ổn định nền kinh tế vĩ mô và nhất là để kiềm chế lạm phát, chính phủ đã thức hiện chính sách kiểm soát cung tiền tệ chặt chẽ khiến cho sức cầu suy giảm. Với chính sách tiền tệ thắt chặt ấy thì các đối tƣợng đi vay rất khó có thể tiếp cận nguồn vốn với lãi suất cao, vì thế trong năm 2012 chính phủ đã 6 lần hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, phổ biến trong khoảng 9-12%/năm đối với các lĩnh vực ƣu tiên và 13-15%/năm đối với các lĩnh vực khác. Mặc khác, bộ phận tín dụng của NH VIB Cần Thơ đã chủ động phối hợp với khách

hàng vay rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất - kinh doanh, thời

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 38)