Khả năng sử dụng BĐKN trong dạy học phần Sinh thái học Sinh học 12 THPT

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học sinh thái học Sinh học 12 THPT (Trang 40)

- X TN, X D C: điểm số trung bình cộng của mỗi phương án;

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Khả năng sử dụng BĐKN trong dạy học phần Sinh thái học Sinh học 12 THPT

THPT

Trong quá trình dạy học, HS vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình, nghĩa là dạy học lấy HS làm trung tâm. Với quan niệm đĩ, trong quá trình dạy học, GV chỉ là người giúp đỡ, hướng dẫn để HS tự lực, sáng tạo, hợp tác trong quá trình nhận thức. Muốn như vậy, GV phải nắm vững các phương pháp dạy học tích cực để trong mỗi khâu, mỗi mục của bài học, GV vận dụng linh động các phương pháp phù hợp để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo nghiên cứu tài liệu, xây dựng bài của HS. Tuy nhiên, người GV phải biết dựa vào tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương, của trường học, đặc điểm từng mơn học, từng lứa tuổi, trình độ của từng lớp học để lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả trong giảng dạy.

Qua nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy rằng, sử dụng BĐKN trong dạy học ở bộ mơn Sinh học nĩi chung và Sinh thái học- Sinh học 12 THPT nĩi riêng là khả thi và sẽ đem lại hiệu quả cao hơn vì các lý do sau đây:

(i) Thứ nhất, như trên chúng tơi đã phân tích, thấy rằng việc sử dụng BĐKN vào dạy học cĩ thể phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng hợp tác của HS trong quá trình học.

(ii) Thứ hai, HS lớp 12 đã được làm quen với nhiều phương pháp dạy học tích cực ở các lớp dưới nên kỹ năng đọc SGK, tài liệu, cũng như khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, hợp tác theo nhĩm đã được nâng cao. Vì vậy, khi GV hướng dẫn HS cùng xây dựng một BĐKN, hoặc phân theo nhĩm xây dựng hay ra bài cho HS về nhà tự xây dựng thì các em đã biết tự đọc tài liệu, tìm các khái niệm cơ bản, tìm mối liên hệ giữa các khái niệm rồi hệ thống chúng thành dạng BĐKN. Cĩ thể các em xây dựng được những bản đồ chưa hồn chỉnh, chưa đẹp, nhưng sau đĩ, với sự gĩp ý của các HS khác, dần dần bản đồ sẽ được hồn chỉnh. Qua mỗi lần như vậy, kiến thức cũng như kỹ năng của các em sẽ được nâng cao hơn. Tuy nhiên, những Bản đồ khái niệm dạng phức tạp, khĩ thì GV phải hướng dẫn cụ thể hơn, áp dụng cho HS cĩ trình độ khá, giỏi.

(iii) Thứ ba, một điều kiện khá thuận lợi nữa là học sinh lớp 12 đã được làm quen với các dạng BĐKN sinh học ở trong một số bài ơn tập và một số bài mới ở bộ mơn Sinh học lớp 10 và 11. Như vậy, HS đã phần nào biết được cấu trúc cũng như cách xây dựng một BĐKN. Tuy nhiên, số tiết sử dụng BĐKN ở các lớp đĩ cịn quá ít và cũng chưa được chú trọng nhiều nên kỹ năng làm việc với BĐKN của các em chưa tốt. Để các em hiểu rõ bản chất, cách xây dựng BĐKN hơn thì GV dạy sinh học lớp 12 phải hướng dẫn kỹ hơn, phải cho HS làm quen từ các dạng BĐKN đơn giản, ít kiến thức rồi dần dần đến bản đồ phức tạp hơn, tổng quát hơn.

(iv) Thứ tư, phần Sinh thái học - Sinh học 12 THPT rất phù hợp với việc xây dựng BĐKN vì các chương, các bài cĩ tính hệ thống hĩa, khái quát hĩa rất cao. Hơn nữa, trong khuơn khổ của đề tài, chỉ nghiên cứu xây dựng và sử dụng BĐKN phần Sinh thái học nên dễ thực hiện và áp dụng cho tất cả các khâu lên lớp.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học sinh thái học Sinh học 12 THPT (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w