Mối quan hệ giữa các khái niệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học sinh thái học Sinh học 12 THPT (Trang 27 - 28)

- X TN, X D C: điểm số trung bình cộng của mỗi phương án;

9. Cấu trúc của luận văn

1.1.2.4. Mối quan hệ giữa các khái niệm

Cĩ một số kiểu quan hệ cơ bản sau đây:

(i) Quan hệ so sánh được và khơng so sánh được

+ Quan hệ giữa các khái niệm cĩ chung một số dấu hiệu gọi là quan hệ so sánh được.

+ Quan hệ giữa các khái niệm khơng cĩ dấu hiệu chung nào gọi là quan hệ khơng so sánh được.

(ii) Quan hệ đồng nhất

Hai khái niệm cĩ quan hệ đồng nhất với nhau khi nội hàm của chúng tương ứng với nhau hoặc cĩ thể khác nhau chút ít và cĩ ngoại diên giống nhau, cùng chỉ một đối tượng.

(iii) Quan hệ bao hàm (quan hệ lệ thuộc)

+ Hai khái niệm được gọi là bao hàm nhau nếu nội hàm của khái niệm thứ nhất tạo thành một phần nội hàm của khái niệm thứ hai và ngoại diên của khái niệm thứ hai nằm trọn trong ngoại diên của khái niệm thứ nhất.

+ Khái niệm cĩ ngoại diên chứa ngoại diên của khái niệm khác gọi là khái niệm chi phối. Khái niệm cĩ ngoại diên nằm trọn trong ngoại diên của khái niệm khác gọi là khái niệm phụ thuộc (lệ thuộc) của khái niệm ấy.

(iv) Quan hệ tách rời

Hai khái niệm gọi là tách rời nhau nếu nội hàm của chúng loại trừ nhau và ngoại diên của chúng khơng cĩ phần nào trùng nhau.

(v) Quan hệ ngang hàng

Đây là quan hệ giữa hai khái niệm cùng lệ thuộc trong một khái niệm khác.

(vi) Quan hệ chồng chéo (quan hệ giao nhau)

Hai khái niệm cĩ ngoại diên trùng nhau một phần, nghĩa là chúng cĩ chung một số dấu hiệu nhưng lại khác nhau ở một số dấu hiệu khác, hoặc hai khái niệm gọi là chồng chéo (giao nhau) nếu nội hàm của chúng khơng loại trừ nhau và ngoại diên của chúng cĩ một phần trùng nhau.

(vii) Quan hệ đối lập (quan hệ trái ngược nhau)

Hai khái niệm gọi là đối lập nếu nội hàm của một khái niệm khơng những loại trừ các dấu hiệu của khái niệm kia, mà cịn thay thế chúng bằng các dấu hiệu ngược lại và tổng ngoại diên của hai khái niệm cùng nằm trong ngoại diên của một khái niệm khác. Đây là một dạng đặc biệt của quan hệ ngang hàng nhưng cĩ nội hàm trái ngược nhau.

(viii) Quan hệ mâu thuẫn (quan hệ phủ nhận)

Hai khái niệm được gọi là mâu thuẫn nếu nội hàm của chúng phủ định lẫn nhau và khơng khẳng định dấu hiệu nào khác, cịn tổng ngoại diên của chúng bằng ngoại diên của khái niệm giống chúng. Hoặc khái niệm trước phủ nhận khái niệm sau, nhưng nội hàm của khái niệm sau khơng được xác định rõ.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học sinh thái học Sinh học 12 THPT (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w