46
động của ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng, những tác động này thường mang tính dây chuyền ảnh hưởng từ bộ phận này đến bộ phận khác, từ hoạt động này sang hoạt động khác. Cụ thể, giai đoạn 2010 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, đây là khoảng thời gian biến động không ổn định và thất thường của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, hệ quả là đã có những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống các ngân hàng thương mại nói riêng, hiển nhiên theo tính chất dây chuyền, nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ ở mỗi ngân hàng cũng chịu chung những tác động này.
Năm 2010, trong điều kiện kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã sớm bước ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên vẫn còn đó những yếu tố bất lợi như thiên tai, lũ lụt liên tiếp xảy ra, CPI, lạm phát tăng cao (11,75%), giá vàng tăng mạnh và cao hơn giá vàng thế giới, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do quá lớn là những bất ổn vĩ mô tác động mạnh đến đời sống người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng trong năm.
Năm 2011, một năm đầy khó khăn với kinh tế Việt Nam, lạm phát tăng cao trên 18% bất chấp các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định giá thị trường của chính phủ đã đề ra. Bên cạnh đó là tình hình đóng băng của thị trường bất động sản, giá vàng liên tiếp lập kỉ lục, có lúc đắt hơn cả thế giới đến 5 triệu đồng/lượng, hoạt động tái cấu trúc ngân hàng diễn ra mạnh mẽ tiêu biểu là thương vụ sáp nhập SCB – TinNghiaBank – Ficombank. Tất cả những diễn biến không ổn định của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, bất cứ một động thái dù là nhỏ nhất của nền kinh tễ cũng sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng thong qua qui luật tương tác bởi ngân hàng được coi là những điểm thắt quan trọng trong quá trình chu chuyển tiền tệ góp phần giúp ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách vĩ mô về kinh tế.
Năm 2012, đây là năm kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Á tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự được định hình một cách rõ ràng. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế có phần chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế. Đối với nền kinh tế Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là kiếm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế. Sau một năm thực hiện các chính sách nhằm ổn định nền kinh tế, Nhà nước ta đã đạt được một số kết quả khả quan, mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô được
47
giữ ở một mức ổn định trong tầm ngắn hạn. Mức lạm phát cả năm có nhiều khả năng kiềm chế được ở một chữ số nhưng xét về dài hạn thì kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn khó lường.
Nhìn chung nền kinh tế nước ta qua gia đoạn 2010 – 2012 gặp không ít khó khăn, bất ổn, nguyên nhân bắt nguồn từ những thay đổi có phần bất lợi từ kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên với những chính sách, những kế hoạch được hoạch định từ phía Nhà nước đã góp phần ổn định nền kinh tế, tuy không thật sự mang lại hiệu quả cao nhưng đã có tác động tích cực đến nền kinh tế, ổn định sản xuất của nhân dân. Những diễn biến bất ổn cũng như những tiến triển tốt của nền kinh tế trong giai đoạn này đã ảnh hưởng một cách cụ thể đến hệ thống ngân hàng, một mặt đặt ngân hàng vào thế cạnh tranh quyết liệt, mặt khác giúp ngân hàng gia tăng sức đề kháng, hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai.