Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng phương nam phòng giao dịch cần thơ (Trang 45)

Hoạt động tín dụng là một trong các hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, hiệu quả từ hoạt động này phần nào đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng.

38

Bảng 4.3: Doanh số cho vay của Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T, 2012 6T, 2013 Doanh số cho vay 98,875 80,204 87,423 46,459 44,322

1. Công ty cổ phần,

trách nhiệm hữu hạn 15.480 8.350 6.290 3.345 1.945 2. Doanh nghiệp tư nhân 14.770 11.263 12.749 4.909 6.933 3. Cá nhân 68.625 60.591 68.384 38.205 35.444

Tỷ trọng cho vay cá nhân

(%) 69,40 75,55 78,22 82,23 79,97

Nguồn: Bộ phân Kế toán – Ngân quĩ Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ

Thông qua bảng doanh số cho vay của Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ qua các năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 2013, ta thấy rằng tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng doanh số cho vay là khá rất lớn, luôn chiếm tỷ trọng trên 60%, từ đó cho thấy cho vay cá nhân là một bộ phận kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, các cá nhân đến vay vốn tại ngân hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, học tập, nghiên cứu,…Mặt khác, Cần Thơ đang là khu đô thị mới và đang trên tiến trình phát triển, hoạt động đầu tư, kinh doanh cá nhân rất phát triển và phổ biến đã làm lượng vốn vay cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh trong tổng doanh số cho vay tại ngân hàng. Số công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân hiện còn chiếm tỷ lệ thấp so với một thành phố lớn như Cần Thơ và phần lớn các công ty này vay vốn ở các chi nhánh ngân hàng lớn nên tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn là khá nhỏ trong tổng doanh số cho vay tại ngân hàng.

Bảng 4.4: Các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011 và 2012.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm So sánh (lần)

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Doanh số cho vay 68.625 60.591 68.384 0,88 1,13 Dư nợ cho vay 40.477 31.299 33.734 0,77 1,08 Doanh số thu nợ 54.412 69.769 65.949 1,28 0,95

39

Nguồn: Bộ phân Kế toán – Ngân quĩ, Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ

Trong nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, tín dụng cá nhân là một hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng bên cạnh đó còn là một kênh đầu tư ổn định và ít rủi ro và đang được các ngân hàng quan tâm, trong đó Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ đang nghiên cứu, phát triển, đẩy mạnh hoạt động này nhằm khai thác triệt để và mang lại hiệu quả kinh doanh tích cực cho ngân hàng.

Thông qua bảng các chỉ tiêu lien quan đến tín dụng cá nhân giai đoạn 2010 – 2012 tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ, có thể rút ra một số nhận xét cơ bản như sau: Doanh số cho vay và dư nợ cho vay biến động không ổn định, cụ thể giai đoạn 2010 – 2011, doanh số cho vay đã giảm 0,88 lần trong khi dư nợ cho vay giảm 0,77 lần, nguyên nhân của hiện tượng trên là do trong năm 2011, nền kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bao gồm lạm phát tăng cao, tăng trưởng kinh tế thấp, đầu tư trong nước giảm do chính sách thắt chặc tiền tệ và giảm đầu tư công, đầu tư nước ngoài chững lại do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, tất cả những trở ngại và khó khăn trên đã trực tiếp ảnh hưởng đến tâm lý người dân, họ trở nên ngại đầu tư, lượng vốn vay vì thế cũng giảm theo dẫn đến doanh số cho vay và dư nợ cho vay tại các ngân hàng nói chung giảm, trong đó Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Trong khi doanh số cho vay và dư nợ cho vay giảm thì doanh số thu nợ tại ngân hàng lại tăng lên 1,28 lần, điều này thể hiện sự tiến bộ cũng như nỗ lực thu hồi nợ của ngân hàng trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn và bất ổn.

Trái ngược với giai đoạn 2010 – 2011, giai đoạn 2011 – 2012 chứng kiến sự tăng trưởng dương của doanh số cho vay và dư nợ cho vay trong khi khoản mục doanh số thu nợ lại giảm. Cụ thể trong giai đoạn này, doanh số cho vay tăng 1,13 lần, dư nợ cho vay tăng 1,08 lần trong khi doanh số thu nợ lại giảm 0,95 lần, nguyên nhân của hiện trạng trên là do trong năm 2012, Nhà nước đã thực hiện khá tốt chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tuy không đạt được hiểu quả cao như mong đợi nhưng nhìn chung đã khắc phục được phần nào tình trạng khó khăn ở năm 2011, người lao động có nhiều cơ hội việc làm hơn, số doanh nghiệp mới được thành lập tăng, tình hình đầu tư trong nước có nhiều tiến triển khả quan, hệ quả đã làm doanh số cho vay cũng nư dư nợ cho vay ở các ngân hàng đều tăng lên so với cùng kỳ. Tuy đã đạt được những thành tích khả quan ở khâu cho vay nhưng khâu thu hồi nợ tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ trong giai đoạn này lại được thực hiện chưa thật sự hiệu quả, ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để khắc phục tình trạng này và thực hiện ngày càng hiệu quả trong tương lai.

40

Bảng 4.5: Các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ thời điểm 6 tháng đầu năm 2012 và 2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Thời gian So sánh (lần)

6T,2012 6T, 2013 6T,2013/6T,2012

Doanh số cho vay 38.208 35.444 0,93

Dư nợ cho vay 37.392 35.932 0,96

Doanh số thu nợ 32.112 33.246 1,04

Nguồn: Bộ phân Kế toán – Ngân quĩ Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ

Mặc dù doanh số cho vay có giảm nhưng ở mức giảm không đáng kể, nguyên nhân là do trong giai đoạn này tình hình biến động lãi suất không ổn định, lãi suất 6 tháng đầu năm 2012 giảm nhanh và liên tục do các chính sách của chính phủ nhằm ổn định kinh tế, cứu các doanh nghiệp và giải quyết nợ xấu ở các ngân hàng. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 mức giảm lãi suất là không nhiều như năm 2012 do tình kinh kinh tế nước ta khá ổn định trong giai đoạn này. Doanh số thu nợ trong giai đoạn này tăng 0,04 lần, nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng đã có những phương pháp hiệu quả trong công tác thu nợ, đồng thời tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2013 là khá hiệu quả do vậy làm tăng khả năng trả nợ cho các ngân hàng.

Bảng 4.6: Tình hình nợ xấu đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012.

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 341 490 710 149 43,69 220 44,89 Tổng dư nợ 40.477 31.299 33.734 (9,178) (22,67) 2,435 7,78 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (%) 0,84 1,56 2,10 0,72 0,54

41

Thông qua bảng tình hình nợ xấu tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Nợ xấu tại ngân hàng tăng liên tục qua các năm với mức tăng hơn 40%, đây là một dấu hiệu không tốt cho ngân hàng, thể hiện công tác thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn chưa được thực hiện tốt. Một nguyên nhân khác khiến nợ xấu gia tăng trong giai đoạn 2010 – 2012 là do nền kinh tế Việt Nam luôn gặp khó khăn bởi tình trạng lạm phát tăng cao, giá vàng liên tục leo thang, thất nghiệp xảy ra trên diện rộng, tình hình đầu tư bất động sản, chứng khoán bấp bênh, số doanh nghiệp bị phá sản tăng, tình hình đầu tư của người dân trong khu vực gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến tiến trình trả nợ đúng hạn và nghiêm trọng hơn là mất khả năng trả nợ. Thời điểm 6 tháng năm 2013, nợ xấu giảm 6,18% so với 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân là do trong giai đoạn này, nhờ chính sách ổn định kinh tế của nhà nước đã kích thích các doanh nghiệp đầu tư và đạt kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt từ đó làm tăng khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Bảng 4.7: Tình hình nợ xấu đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Bộ phân Kế toán – Ngân quĩ Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng tăng liên tục qua các năm, nguyên nhân là do nợ xấu liên tục tăng trong khi tổng dư nợ lại giảm và biến động không ổn định. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ là 2,45%, giảm 0,06% so với cùng kỳ và nhỏ hơn 3%, phù hợp với qui định của nhà nước, tuy nhiên ngân hàng cần có những phương pháp cho việc thu hồi và giải quyết nợ xấu, nếu không đây sẽ là một điểm trừ cho chất lượng tín dụng tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng phương nam phòng giao dịch cần thơ (Trang 45)