Nhận thức của các lực lượng tham gia

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại trường đại học ngoại thương (Trang 30)

Việc quản lý HĐTV, HT phụ thuộc vào nhận thức của các lực lượng tham gia như lãnh đạo Nhà trường, các Khoa, Phòng CTCT&SV, Phòng QLĐT, Đoàn TN, doanh nghiệp, gia đình và xã hội. Nhận thức của con người là vấn đề quan trọng, nhận thức quyết định thái độ và hành vi. Nhận thức của mỗi đối tượng tham gia trong quá trình tổ chức hoạt động đều ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động đó. Trong việc quản lý HĐTV, HTSV nhận thức của Ban Giám hiệu, Phòng CTCT&SV, Phòng QLĐT, Đoàn TN, Khoa thậm chí

của cả SV đều có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động quản lý này. 1.7.3. Môi trường xã hội

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã có nhiều thay đổi quan trọng. Chính trị ổn định, kinh tế có những bước tăng trưởng nhất định, văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện... Những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Điều kiện sống và học tập của SV ngày càng được cải thiện. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với thế hệ trẻ. Đất nước mở cửa kéo theo các hệ thống giá trị về đạo đức, bản sắc văn hóa bị biến động và thay đổi. Thế hệ trẻ nói chung và SV nói riêng dễ bị choáng ngợp bởi

23

những điều mới lạ. Các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy...ngày càng xuất hiện nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến SV. Vì vậy, SV dễ có những hành động, suy nghĩ không đúng đắn, lệch chuẩn. Nhiệm vụ của nhà trường là làm sao hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội đến SV để các em chuyên tâm vào học tập và rèn luyện vì mục tiêu giáo dục của đất nước.

24

Tiểu kết chương 1

Để nghiên cứu thực tiễn biện pháp quản lý HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT, đề tài đã xác định các vấn đề lý luận cơ bản và sử dụng một số khái niệm sau:

- Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.

- Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra.

- Quản lý nhà trường là tác động có ý thức, có kế hoạch hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ, đến tất cả các mặt khác của nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất sứ mạng của nhà trường.

- Hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên là hoạt động giúp cho SV thông qua quá trình giao tiếp hoặc cung cấp vật chất trong Nhà trường nhằm giúp SV giải đáp băn khoăn, thắc mắc, cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu của SV và giúp đỡ SV phát triển tiềm năng để SV tự tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề và tự tin hơn trong hành động theo quyết định mà SV đã lựa chọn để SV tham gia vào các hoạt động học tập, NCKH và các hoạt động cộng đồng một cách tự giác, thuận lợi. Đó chính là phương pháp và mục tiêu mà các trường đại học hướng tới trong giáo dục SV.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến HĐTV, HTSV: đặc điểm của SV, môi trường xã hội, nhận thức của các lực lượng tham gia. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp, chủ yếu đến HĐTV, HTSV tại trường. Nắm được đặc điểm của những yếu tố này sẽ là điều kiện quan trọng để Nhà trường có biện pháp tổ chức công tác tư vấn, hỗ trợ và quản lý hoạt động này có hiệu quả.

25 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 2.1. Một vài nét về Trường Đại học Ngoại thương

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của trường

Trường ĐHNT được thành lập năm 1960. Trường hiện có 03 cơ sở đào tạo tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh.

Trường ĐHNT có các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp trình độ đại học, sau đại học, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh quốc tế và ngoại ngữ chuyên ngành.

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, gắn lý luận với thực hành, đặc biệt là thực hành tại các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường quốc tế hiện đại, hoặc tại các cơ quan hoạch định chính sách hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới.

- Mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi chương trình và liên kết đào tạo với các trường đại học uy tín, các tổ chức trong và ngoài nước về các lĩnh vực chuyên môn của nhà trường nhằm không ngừng phát triển và đáp ứng linh hoạt các yêu cầu của nền kinh tế Việt Nam.

Sứ mệnh của Trường ĐHNT là đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, công nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng làm việc và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại.

26

Trường còn là nơi phổ biến tri thức khoa học, nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, là trung tâm giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới.

2.1.2. Quy mô đào tạo

Để đáp ứng yêu cầu học tập của người học, Trường ĐHNT đã thực hiện đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo như: Cao đẳng, Đại học, Sau đại học theo hình thức tập trung và không tập trung. Các chương trình đào tạo đại học được thiết kế liên thông với các chương trình đào tạo sau đại học. Ngoài ra, trường còn tổ chức các chương trình hoàn chỉnh kiến thức cho các nhóm ngành đủ điều kiện liên thông lên bậc đào tạo sau đại học; chú trọng tới việc mở rộng chương trình liên kết đào tạo đại học, sau đại học với các đối tác nước ngoài. Phương thức đào tạo không tập trung (hệ vừa học vừa làm) đã được thực hiện song song cùng phương thức đào tạo tập trung trong nhiều năm qua tại Trường ĐHNT. Khác với hệ chính quy chỉ học tập trung tại trường, hệ đại học vừa làm vừa học của trường còn mở rộng đến các địa phương theo hình thức liên kết đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương trong cả nước.

Ngoài các phương thức đào tạo trên trường còn mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn tại các khoa, trung tâm của trường. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn đào tạo theo chuyên đề, các lớp ngoại ngữ đào tạo theo

chương trình TOEIC, IELTS, Nghe nói, thư tín thương mại, dịch… 2.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên

Hiện trường có 736 cán bộ, giảng viên. Đội ngũ cán bộ, giảng viên được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi đi học tập nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, ngoại ngữ và tin học.

Nhà trường luôn coi cán bộ, giảng viên và SV là trung tâm của trường. Vì thế công tác xây dựng đội ngũ giỏi về chuyên môn, vững vàng về bản lĩnh chính trị và đủ về số lượng luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt và có ý nghĩa quyết định để đảm bảo đào tạo SV có chất lượng cao cho xã hội.

27

2.1.4. Cơ sở vật chất của trường

Với mục tiêu lấy người học là trung tâm, Ban Giám hiệu đã chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển Thư viện nhằm cung cấp sách báo, tài liệu phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu, phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập của sinh viên. Đồng thời, trường cũng đặc biệt quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và NCKH của cán bộ, giảng viên và SV. Cho đến nay, CSVC của trường đã được cải thiện đáng kể: Trung tâm Thông tin và Khảo thí, Thư viện, các giảng đường, phòng học, phòng thực hành đều được đầu tư các trang thiết bị hiện đại; sách báo, tài liệu cũng thường xuyên được bổ sung… Điều này, đã hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH của trường.

2.1.5. Định hướng phát triển của trường

Chiến lược phát triển Trường ĐHNT đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 được xây dựng dựa trên các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới, các xu thế phát triển của giáo dục đại học trên thế giới, dự báo những đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020 cũng như năng lực và thế mạnh cốt lõi của trường.

Tầm nhìn phát triển: Đến năm 2030 Trường ĐHNT trở thành đại học trọng điểm quốc gia, nằm trong nhóm 100 trường đại học hàng đầu của khu vực, có lĩnh vực hoạt động da dạng. Trường bao gồm các trường trực thuộc, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, trường phổ thông chất lượng cao. Trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Mạng lưới các cơ sở đào tạo của trường đặt tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và ở nước ngoài.

- Mục tiêu chiến lược 1: Không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo và danh tiếng của Trường Đại học Ngoại Thương

+ Phấn đấu trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia, được công nhận là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam về chất lượng và danh tiếng và nằm trong nhóm 100 trường đại học hàng đầu của khu vực;

28

+ Xác lập đẳng cấp và củng cố đẳng cấp của trường cũng như từng bộ phận chuyên môn, từng lĩnh vực đào tạo của trường trong nước, trong khu vực và trên thế giới;

+ Các chương trình đào tạo được chuẩn hóa, hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, tương thích với chương trình của các trường trong khu vực và trên thế giới, được kiểm định chất lượng trong khu vực và thế giới;

+ Giữ vững truyền thống, thu hút sinh viên đầu vào có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Đảm bảo cung cấp nguồn lực có chất lượng cao.

+ Thu hút, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và hỗ trợ giảng dạy. Xây dựng đội ngũ giảng viên đạt trình độ khu vực và quốc tế.

- Mục tiêu chiến lược 2: Đáp ứng linh hoạt yêu cầu nguồn nhân lực theo sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

+ Đa dạng hóa các ngành đào tạo, phát triển các ngành đào tạo mới; + Đa dạng hóa các phương thức đào tạo, mở rộng hình thức đào tạo liên kết với các trường dại học, các viện nghiên cứu và đào tạo, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài nước khác;

+ Nâng cao khả năng thực hành trong các chương trình đào tạo trên cơ sở gắn kết nghiên cứu với đào tạo và gắn kết đào tạo với thực tiễn;

- Mục tiêu chiến lược 3: Nâng cao năng lực nghiên cứu, phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu vào năm 2030

+ Củng cố và nâng cao thế mạnh nghiên cứu của trường, đặc biệt là về thương mại quốc tế, thông qua việc thành lập một trung tâm hay viện nghiên cứu về thương mại quốc tế;

+ Tăng cường mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt với các trường đại học và viện nghiên cứu nước ngoài;

+ Phối hợp với các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tập trung nghiên cứu liên quan đến việc hoạch định chính sách và có tính ứng dụng cao;

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu; + Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ nghiên cứu;

29

+ Xây dựng chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học hợp lý.

- Mục tiêu chiến lược 4: Khai thác tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tối đa nhu cầu của sinh viên, giảng viên và cán bộ công nhân viên và đảm bảo khả năng phát triển bền vững của nhà trường

+ Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và hiệu quả;

+ Xây dựng cơ sở vật chất, giảng đường, trang thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại;

+ Xây dựng hệ thống thư viện, tư liệu giảng dạy và học tập;

+ Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy tích hợp, tập trung và hiện đại đáp ứng tối đa nhu cầu học tập và giảng dạy;

- Mục tiêu chiến lược 5: Phát triển văn hóa Trường Đại học Ngoại thương, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế

+Xây dựng và phát triển văn hóa Trường Đại học Ngoại thương;

+ Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp, đoàn kết, xây dựng trường trở thành một môi trường làm việc lý tưởng cho cán bộ, giảng viên;

+ Xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa giảng viên, cán bộ với sinh viên, nhằm tạo dựng một môi trường học tập và nghiên cứu lý tưởng cho sinh viên;

+ Xây dựng mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên và với cựu sinh viên, nhằm hình thành một mạng lưới sinh viên Trường ĐHNT nhằm chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau;

+ Xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng trong phối hợp đào tạo, nghiên cứu và tuyển dụng sinh viên ra trường;

+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và các viện nghiên cứu trên thế giới nhằm đẩy mạnh chất lượng đào tạo, nghiên cứu của Trường ĐHNT;

30

2.1.6. Quy định về hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương Ngoại thương

Quy chế học sinh, sinh viên các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ - BGD&ĐT ngày 13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) chương III Quy định về nội dung công tác HSSV trong đó mục 6 của Điều 7 có viết “Giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho HSSV”, mục 6 của Điều 8 “Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho HSS”, mục 3 của Điều 11 “Tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho HSSV” và chương IV Hệ thống tổ chức, quản lý trong đó Điều 15 quy định về đơn vị phụ trách công tác HSSV.

Căn cứ vào Quy chế trên, trường đã ban hành Quyết định số 95/QĐ- ĐHNT-TCHC ngày 4/3/2008 về việc giao nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ SV cho Phòng CTCT&SV.

- Nội dung của HĐTV, HTSV gồm các vấn đề sau:

1. Tư vấn và hỗ trợ về học tập, nghiên cứu khoa học: giúp SV nắm được kỹ năng và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học; các điều kiện đạt được học bổng…

2. Tư vấn và hỗ trợ hướng nghiệp, việc làm: tư vấn hướng nghiệp cho những đối tượng có nguyện vọng học tập tại trường lựa chọn ngành, chuyên ngành; tư vấn lựa chọn việc làm phù hợp và có kỹ năng xin việc, kỹ năng làm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại trường đại học ngoại thương (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)